Nhận diện để chỉnh đốn bộ phận “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”

  • Cập nhật: Thứ sáu, 23/3/2018 | 9:46:58 AM

"Tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” là quá trình tự biến đổi về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên theo chiều hướng tiêu cực, làm phai nhạt dần niềm tin và các chuẩn mực của người đảng viên cộng sản, nếu không được ngăn chặn kịp thời sẽ dễ dẫn đến xa rời nguyên tắc, phủ nhận chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu, lý tưởng cách mạng, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Quang cảnh Hội nghị Trung ương 4 (khoá XII).
Quang cảnh Hội nghị Trung ương 4 (khoá XII).

Thậm chí, có người nhận thức phiến diện, giản đơn, không thấy được sự nguy hại của nó, vô tình đã có những hành động tiếp tay cho các thế lực thù địch chống Đảng, Nhà nước, sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

Vì thế, đây là vấn đề không thể xem thường, đe dọa trực tiếp đến sự trong sạch, vững mạnh, vai trò lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, sự tồn vong của chế độ XHCN.

Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” trong nội bộ”, đã chỉ rõ 27 biểu hiện suy thoái, "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa”, phân tích làm rõ nguyên nhân, đề ra giải pháp, làm cơ sở cho từng đảng viên, tổ chức đảng soi vào đó kiểm điểm, tự phê bình và phê bình, khắc phục, sửa chữa.

Mặc dù vậy, những biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” mà Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) chỉ ra chưa được khắc phục triệt để, vẫn như "mạch ngầm” trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên.

Đặc biệt nghiêm trọng là đã có những biểu hiện: phủ nhận chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các nguyên tắc tổ chức của Đảng; đòi thực hiện "đa nguyên, đa đảng”; phản bác, phủ nhận nền dân chủ, Nhà nước pháp quyền XHCN, đòi thực hiện thể chế "tam quyền phân lập”, phát triển "xã hội dân sự”; nói xấu các lãnh tụ tiền bối và lãnh đạo Đảng, Nhà nước; đòi "phi chính trị hoá” Quân đội và Công an...

Trong số đó, có người do thiếu thông tin, lại thiếu tu dưỡng, rèn luyện, bị các thế lực thù địch và phần tử cơ hội chính trị lừa gạt, lợi dụng. Nhưng cũng có kẻ đã biến chất, có động cơ xấu, quay lưng chống Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN.

Qua một số vụ việc gần đây được Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng xử lý kỷ luật, đề nghị truy tố, cho thấy, một số cán bộ, đảng viên đã suy thoái sâu, bị "lợi ích nhóm” chi phối; năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp ủy, tổ chức Đảng ở đó bị giảm sút, cá biệt có nơi bị tê liệt.

Vì vậy, chủ động, kịp thời nhận diện, xác định rõ nguyên nhân để có biện pháp đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” là nhiệm vụ cấp bách của toàn Đảng và cả hệ thống chính trị. Để đạt hiệu quả cao, đòi hỏi các cấp ủy, tổ chức Đảng cần thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp mà Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) đã xác định, trong đó cần tập trung làm tốt mấy vấn đề sau:

Một là, tăng cường giáo dục, làm cho mọi cán bộ, đảng viên thấm nhuần sâu sắc chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng. Đây là điều kiện tiên quyết trong phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi biểu hiện "tự diễn biến, "tự chuyển hóa”.

Vì, mọi sự mơ hồ, xem nhẹ chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, Cương lĩnh của Đảng đều là nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái về tư tưởng chính trị trong Đảng, trong xã hội. V.I. Lê-nin đã dạy: "mọi sự coi nhẹ hệ tư tưởng XHCN, mọi sự xa rời hệ tư tưởng XHCN đều có nghĩa là tăng cường hệ tư tưởng tư sản”.

Vì vậy, không thể thờ ơ, xem thường vấn đề này. Hơn nữa, nhận diện biểu hiện trên không khó, có thể diễn ra ngay trong mỗi cán bộ, đảng viên và tổ chức Đảng.

Để phòng ngừa, ngăn chặn, các cấp ủy, tổ chức đảng cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục, làm cho mọi cán bộ, đảng viên thấm nhuần sâu sắc, kiên định hệ tư tưởng của giai cấp công nhân. Quá trình tuyên truyền, giáo dục, cần tiếp tục khẳng định bản chất cách mạng, khoa học, giá trị của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam.

Đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, phát triển, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với thực tiễn Việt Nam; hoàn thiện hệ thống quan điểm về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta. Hết sức chú trọng phòng ngừa nguy cơ sa vào giáo điều, xét lại, sai lầm về đường lối.

Hai là, đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII). Có thể khẳng định rằng, kết quả công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng vừa qua, nhất là trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí với nhiều vụ án lớn đưa ra xét xử, được nhân dân đồng tình ủng hộ, đã góp phần quan trọng giáo dục, rèn luyện, cảnh tỉnh cán bộ, đảng viên.

Vì vậy, các cấp ủy, tổ chức đảng cần đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp mà Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) xác định, gắn với thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Trong đó, cần duy trì nghiêm các chế độ, nền nếp, nguyên tắc sinh hoạt Đảng; nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, tự phê bình và phê bình, "tự soi”, "tự sửa”, khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm và có biện pháp bảo vệ người trung thực, dám đấu tranh với những vấn đề tiêu cực, sai trái. Ở những nơi có vấn đề phức tạp, nơi có biểu hiện suy thoái, "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa”, lãnh đạo cấp trên gợi ý kiểm điểm và trực tiếp dự, chỉ đạo.

Đề cao vai trò nêu gương của bí thư cấp ủy, người chủ trì cơ quan, đơn vị về phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong công tác để cán bộ, đảng viên và quần chúng noi theo. Cùng với đó, cần đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí ở tất cả các cấp, các ngành. Đây là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, lâu dài.

Bên cạnh việc điều tra, xét xử các vụ án tham nhũng đã phát hiện, các cơ quan chức năng cần chủ động nghiên cứu, tham mưu ban hành các quy định, cơ chế đủ mạnh để ngăn ngừa hành vi tham nhũng, cũng như quan hệ "lợi ích nhóm”, đặc quyền, đặc lợi, "tư duy nhiệm kỳ”; phát huy tốt vai trò của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các phương tiện thông tin đại chúng,… đối với nhiệm vụ này, cũng như công tác xây dựng Đảng.

Ba là, đẩy mạnh công tác quản lý, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là về phẩm chất đạo đức, lối sống. Suy thoái về đạo đức, lối sống là nguồn gốc dẫn đến suy thoái về tư tưởng chính trị, "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa”. Vì thế, Đại hội XII của Đảng tiếp tục xác định xây dựng Đảng về đạo đức là một nội dung của công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.

Theo đó, toàn Đảng cần coi trọng xây dựng cán bộ, đảng viên có phẩm chất đạo đức, lối sống trong sạch, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; có sức đề kháng, tự bảo vệ, miễn dịch trước những âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, những tác động tiêu cực của mặt trái cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế.

Đồng thời, có lề lối, tác phong công tác khoa học, gần dân, trọng dân, hiểu dân, học dân, tận tụy phục vụ nhân dân. Đối với từng cán bộ, đảng viên, trước hết là bí thư cấp ủy, cần nêu cao trách nhiệm trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch, đăng ký thực hiện hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII).

Đồng thời, cần chú trọng gắn chặt công tác giáo dục với công tác quản lý và tự quản lý của đảng viên, nhất là các mối quan hệ trong cuộc sống, sinh hoạt ở nơi cư trú, để kịp thời phát hiện, ngăn chặn những biểu hiện vi phạm; kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, cục bộ, "lợi ích nhóm”, cơ hội, "nói không đi đôi với làm”, "nói nhiều làm ít”, thiếu tu dưỡng, rèn luyện về bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.

Bốn là,tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng. Theo báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Đảng Trung ương (ngày 12-1-2018), năm 2017, các cấp ủy đã kiểm tra gần 60.000 tổ chức Đảng, hơn 230.000 đảng viên trong việc chấp hành các nghị quyết, chỉ thị, quy định, kết luận của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Qua đó, phát hiện hơn 700 tổ chức Đảng, gần 1.500 đảng viên có khuyết điểm, vi phạm; thi hành kỷ luật 22 tổ chức Đảng và 350 đảng viên. Kết quả đó đã từng bước "chỉ rõ” bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái, biến chất, góp phần tăng cường giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên, làm trong sạch, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng.

Điều đó khẳng định tầm quan trọng, cũng như yêu cầu đối với các cấp ủy, tổ chức Đảng phải tiến hành thường xuyên công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng...
 
(Theo CAND)

Các tin khác
Nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cán bộ làm công tác KTGS của Đảng được đồng chí Dương Văn Thống - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy chỉ đạo cấp ủy cơ sở thực hiện tốt, tại Hội nghị tổng kết công tác KTGS năm 2017.

YBĐT - Măm 2017, cấp ủy, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy và cơ sở trong huyện đã tiến hành kiểm tra 175 tổ chức Đảng, 766 lượt đảng viên; giám sát chuyên đề đối với 62 tổ chức Đảng và 387 đảng viên. 

Một buổi họp chi bộ ở cơ sở. (ảnh minh hoạ)

Ngày 1-3-2018, đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư thay mặt Ban Bí thư đã ký ban hành Quy định số 127- QÐ/TW về chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của đảng bộ, chi bộ cơ sở xã, phường, thị trấn. Quy định này thay thế Quy định số 94-QÐ/TW và Quy định số 95-QÐ/TW, ngày 3-3-2004 của Ban Bí thư khóa IX.

Lãnh đạo Thành ủy Yên Bái làm việc với Viện Kiểm sát nhân dân thành phố. (Ảnh: T.L)

YBĐT - Nhằm xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, bước vào thực hiện nhiệm vụ năm 2017, năm thứ hai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, Đảng bộ thành phố Yên Bái đã tích cực đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo theo hướng trọng tâm, trọng điểm, sát thực, hiệu quả.

YBĐT - Chuyển biến rõ nét nhất trong thực hiện Nghị quyết Trung ương (NQTW)

 4 ở Đại Lịch là nhận thức của cán bộ, đảng viên về xây dựng Đảng, nhất là 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống được nâng lên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục