Để công nghiệp thật sự là khâu đột phá

  • Cập nhật: Thứ tư, 11/8/2010 | 2:55:45 PM

YB ĐT - Quán triệt đường lối công nghiệp hóa – hiện đại hóa của Đảng để đến năm 2012, Việt Nam trở thành một nước công nghiệp phát triển, trên cơ sở đặc điểm của một tỉnh miền núi trình độ nhiều mặt còn hạn chế, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, điểm xuất phát để xây dựng, phát triển thấp, Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã chọn công nghiệp là khâu đột phá để công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH-HĐH) là sự lựa chọn đúng đắn, thể hiện tư duy sáng tạo và năng động của Đảng bộ.

Điện về vùng cao.
Điện về vùng cao.

Ngay từ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đã xác định lấy công nghiệp làm khâu đột phá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, thương mại – dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Trong những năm đầu lấy công nghiệp làm khâu đột phá, chúng ta lấy phát triển công nghiệp thủy điện, chuyển biến khoáng sản, nông sản làm khâu ưu tiên dựa trên lợi thế so sánh về tiềm năng của địa phương.

Sự lựa chọn đúng đắn và năng động của Đảng bộ đã tạo nên chuyển biến rõ rệt về công nghiệp. Một số công trình thủy điện ở phía tây được khởi công; công nghiệp chế biến đá, xi măng và công nghiệp chế biến chè, sắn tiếp tục được phát triển, tạo nên nguồn lực mới đáng kể cho nền kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên cũng thấy bộc lộ nhiều hạn chế trong quá trình phát triển một số dự án thủy điện qui mô nhỏ, chậm đưa vào sử dụng; công nghiệp chế biến chưa có được những công nghệ tiên tiến, hiện đại, tạo ra sản phẩm cuối cùng mà chủ yếu vẫn là dạng sản xuất nguyên liệu; có ngành có được sản phẩm cuối cùng nhưng chất lượng chưa cao, thua kém nhiều nơi, không tạo được sản phẩm có thương hiệu, có sức cạnh tranh. Những hạn chế ấy làm cho công nghiệp chưa đóng được vai trò là khâu đột phá.

Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI vẫn tiếp tục kiên trì phương hướng thực hiện CNH-HĐH nền kinh tế, công nghiệp vẫn được xác định là khâu đột phá để đưa nền kinh tế của tỉnh tăng trưởng với tốc độ cao. Với phương hướng và tầm nhìn xa hơn cùng quyết tâm cao, chúng ta đã hình thành được 5 khu công nghiệp, 12 cụm công nghiệp với diện tích qui hoạch 2.000 ha để mời gọi các nhà đầu tư và đã có 53 dự án đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp với tổng số vốn là 2.353 tỷ đồng. Đáng chú ý là đã ra đời nhà máy sản xuất xi măng với công suất lớn là sản phẩm có tính cạnh tranh. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 3.000 tỷ đồng, gấp 3 lần so với năm 2005 đầu nhiệm kỳ.

Tuy nhiên, 5 năm qua cho thấy, công nghiệp phát triển còn nhiều hạn chế, công nghiệp có công suất lớn, có sản phẩm có thương hiệu phát triển rất khiêm tốn. Đáng kể nhất vẫn chỉ là nhà máy xi măng công suất 910.000 tấn năm. Chúng ta đầu tư khá lớn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu và cụm công nghiệp nhưng chưa mời gọi được các nhà đầu tư. Những dự án đã được đầu tư vào một số khu và cụm công nghiệp với số vốn nhỏ bé, công nghệ rất thấp cho nên sản phẩm vừa ít về số lượng vừa kém về chất lượng, không có sức cạnh tranh. Hầu như chưa có được doanh nghiệp nào có được công nghệ tiên tiến, hiện đại. Có khu công nghiệp tổng vốn đầu tư trong vài năm qua chưa bằng vốn của một doanh nghiệp vừa. Do đó, công nghiệp vẫn chưa thật sự là khâu đột phá trong phát triển.

Cho nên, trong phần đánh giá về công nghiệp – xây dựng trong 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, bên cạnh những thành tựu to lớn, đáng trân trọng cần có những đánh giá sâu sắc về những mặt còn hạn chế và những nguyên nhân của nó. Tôi xin được tham gia góp một số ý kiến vào Dự thảo Báo cáo Chính trị như sau:

1. Trong phần thứ nhất, điểm B đánh giá những hạn chế và yếu kém nên có phần đánh giá về hạn chế và yếu kém đối với công nghiệp xây dựng, nghĩa là trong Báo cáo Chính trị đánh giá những gì đã làm được và chưa làm được.

Định hướng của Đại hội Đảng bộ đã rõ ràng và thể hiện cả quyết tâm cao trong triển khai thực hiện nghị quyết nhưng vẫn còn những hạn chế và yếu kém. Tôi nghĩ rằng, có nhiều nguyên nhân, trong đó có 2 nguyên nhân quan trọng:

- Một là nguồn lực nội tại thấp lại chưa huy động đến mức tối đa.

- Hai là chính sách thu hút vốn đầu tư trong nước và ngoài nước chưa đủ sức hấp dẫn, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư ngay cả ở các khu và cụm công nghiệp.

Yên Bái vốn là tỉnh yếu hơn về lợi thế so sánh so với nhiều tỉnh vì là tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa, giao thông vận chuyển khó khăn và tốn kém (kể cả vận chuyển nguyên vật liệu lẫn sản phẩm hàng hóa tiêu thụ); nguồn nhân lực có trình độ cao thiếu và yếu cộng với nhiều khó khăn khác cho nên đòi hỏi phải có các giải pháp phù hợp.

2. Tỉnh nên có chính sách đầu tư cởi mở, thông thoáng hơn, thậm chí phải chịu thiệt trước mắt để có lợi ích lâu dài.

Trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010, trên địa bàn tỉnh có 184 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký 11.565 tỷ đồng, trong đó có 147 dự án sản xuất công nghiệp, còn lại là dự án nông - lâm nghiệp. Như vậy, vốn đầu tư cho công nghiệp chưa nhiều, đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài còn rất hạn chế, có thể nói là chưa đáng kể.

Có chính sách ưu ái, cởi mở, thông thoáng về đầu tư nhưng còn có một khâu quan trọng là quảng bá chính sách ưu ái ấy và xúc tiến mời gọi đầu tư. Khâu quan trọng này chưa làm được nhiều, hình thức chưa phong phú cho nên ta đã trải thảm để đón các nhà đầu tư mà nhà đầu tư chưa biết, đặc biệt là đầu tư ngoài nước.

Ngay trong khâu đầu tư, ta cũng có chính sách ưu tiên hơn đối với các dự án chế biến nông, lâm, khoáng sản có công nghệ cao, làm ra sản phẩm cuối cùng có thương hiệu và sử dụng nhiều lao động.

3. Từ định hướng và các giải pháp để công nghiệp thật sự là khâu đột phá đã nêu trên, trong phần hai của Dự thảo Báo cáo Chính trị, điểm B phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu mục I về kinh tế:
Để nghị chuyển nội dung ở điểm 1.4: “Tiếp tục phát triển nguồn điện, trong đó nghiên cứu dự án khả thi, thu hút đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện có công suất phù hợp tại tỉnh” lên điểm 1.2 nói về phương hướng phát triển công nghiệp trong giai đoạn tới, không để ở phần xây dựng kết cấu hạ tầng.

Tại điểm 1.2: “Phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, duy trì tốc độ tăng trưởng cao, tiếp tục là khâu đột phá để thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững”. Đây là một phương hướng đúng đắn, đầy quyết tâm của Đảng bộ. Theo hướng đó, ta phát triển công nghiệp nhưng phải là công nghiệp hiện đại, công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến và chú trọng sản xuất ra sản phẩm cuối cùng, có giá trị và sức cạnh tranh cao.

Tuy nhiên, trong định hướng cụ thể thì sản xuất bột đá, bột giấy ván sợi ép... vẫn chỉ là công nghiệp chế biến nguyên liệu mà chưa có được công nghiệp hiện đại sản xuất ra sản phẩm cuối cùng. Hoặc định hướng phát triển nhiệt điện thì thấy Yên Bái không có lợi thế gì, điều quan trọng số một để nhiệt điện hoạt động có hiệu quả là nguồn nhiên liệu. Theo tôi, hãy để nhà đầu tư tính toán vì ta không có nhiên liệu, nguồn cung cấp lại ở quá xa.

Ngoài những định hướng trên đã được đề cập trong Dự thảo Báo cáo Chính trị, tôi cho rằng nên định hướng cho ngành công nghiệp chế biến thức ăn gia súc (công nghệ hiện đại chứ không thô sơ như một số cơ sở ở Khu công nghiệp phía Nam); công nghiệp chế biến thực phẩm, lương thực có sản phẩm cuối cùng có sức cạnh tranh cao như sắn, thịt trâu, bò, lợn, mỳ sợi bao gói (từ nguyên liệu bột sắn và nguyên liệu khác). Công nghệ này thu hút nhiều lao động, vừa giải quyết việc làm vừa tạo điều kiện hình thành chăn nuôi theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp.

Chúng ta cũng có thể chấp nhận cả những dự án công nghiệp hiện đại mà địa phương không nhất thiết có nguyên liệu hay nhiên liệu nhưng vẫn khai thác được tiềm năng đất, lao động của địa phương qua đào tạo nhưng có hiệu quả do nhà đầu tư tính toán có hiệu quả.

Theo hướng đó, trong 5 năm tới, công nghiệp của tỉnh Yên Bái mới có bước phát triển rõ nét về số lượng và chất lượng dự án đầu tư, công nghiệp mới thật sự là khâu đột phá để thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững.

Hoàng Mai

Các tin khác

YBĐT - Các chi, Đảng bộ cơ sở trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã hoàn thành công tác tổ chức đại hội gần một tháng qua, với việc bầu trên 4.000 đồng chí vào cấp ủy đảm bảo đúng quy trình và thể hiện tính dân chủ trong Đảng. Ở các địa phương, một ban chấp hành Đảng bộ xã phường, thị trấn khóa mới được bầu khẳng định tinh thần trách nhiệm của mỗi đảng viên, đồng thời thể hiện niềm tin tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào tập thể lãnh đạo này trong 5 năm tới.

Thanh niên xã Mường Lai (Lục Yên) tích cực áp dụng mô hình nuôi giun quế để làm thức ăn cho chăn nuôi.

YBĐT - Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVI, Nghị quyết Đại hội lần thứ XIX Đảng bộ huyện Lục Yên, đặc biệt là thực hiện Nghị quyết Đảng bộ xã lần thứ XIX, xã Mường Lai đã đạt được nhiều kết quả. Và những kết quả đó đã tạo nên dáng dấp nông thôn mới cho địa phương.

Các đồng chí lãnh đạo Thành ủy Yên Bái, phường Nguyễn Thái Học trao huy hiệu 40 năm, 30 năm tuổi Đảng cho các đảng viên của Đảng bộ.

YBĐT - Phường Nguyễn Thái Học sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ phường lần thứ IX (nhiệm kỳ 2005-2010) đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội. Điểm nhấn rõ nét là công tác xây dựng Đảng, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ cơ sở, chất lượng đội ngũ cán bộ đảng viên.

Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh Yên Bái trong nhiệm kỳ qua đã tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng lý luận chính trị cho đảng viên các chi, Đảng bộ cơ sở.

YBĐT - Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng ở Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh Yên Bái trong 5 năm qua đã có nhiều đổi mới, đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao nhận thức, tạo sự thống nhất cao về tư tưởng và hành động của cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục