Nhà nông khởi nghiệp

  • Cập nhật: Thứ bảy, 21/1/2017 | 2:31:18 PM

YBĐT - Mạnh dạn, dám nghĩ dám làm, quyết tâm vượt khó để khẳng định bản thân cũng như nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, làm giàu chính đáng và góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp - họ là những người nông dân năng động, giàu nghị lực.

Anh Bùi Sỹ Tới bên sản phẩm cơ khí tự sáng chế.
Anh Bùi Sỹ Tới bên sản phẩm cơ khí tự sáng chế.

Thành công nhờ đam mê sáng tạo

Anh Bùi Sỹ Tới từ miền xuôi lên xây dựng kinh tế mới tại thôn Trung Tâm, xã Nậm Búng, huyện Văn Chấn. Lúc đầu, anh buôn bán nhỏ rồi chuyển sang làm nghề sửa chữa xe máy, sửa chữa công cụ cơ khí nhỏ. Anh thường mày mò chế tác  những sản phẩm phục vụ sản xuất nông nghiệp bán cho người dân địa phương.

Nhận thấy nhu cầu lớn trong dân về máy cày bừa nhỏ trên địa hình ruộng bậc thang, đầu năm 2012, anh dồn hết vốn được hơn 200 triệu đồng để đầu tư chế tạo máy cày bừa. So với chiếc máy cày bừa chạy bằng động cơ diesel thì chiếc máy cày bừa mi ni chạy bằng động cơ xăng do anh chế tạo gọn nhẹ hơn rất nhiều, giá từ 8 - 10 triệu đồng/chiếc.

Đến nay, hơn 1.000 chiếc máy cày bừa mi ni đã được bán cho người dân các tỉnh: Sơn La, Lào Cai, Phú Thọ, Thanh Hóa. Xưởng cơ khí Tới Huê của anh đạt doanh thu trên 200 triệu đồng mỗi năm và có 4 công nhân lao động thường xuyên với mức lương 3,5 triệu đồng/người/tháng. Anh Tới vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen năm 2014 cùng nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp, các ngành.

Sẵn có kinh nghiệm trong chăn nuôi đại gia súc, năm 2013, anh Vừ A Hù ở bản Trống La, xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải được vay 30 triệu đồng theo đề án bò thương phẩm của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam. Để thực hiện mong muốn phát triển chăn nuôi theo quy mô lớn, anh quyết định vay thêm Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Mù Cang Chải 50 triệu đồng; vay thêm anh em, bạn bè 20 triệu đồng để mua thêm trâu, bò.

Từ 15 con trâu, bò ban đầu, đến nay, gia đình anh đã có gần 90 con trâu, bò, 20 con dê. Bình quân mỗi năm, anh Hù xuất bán 5 con trâu, bò thịt và 3 cặp trâu, bò giống, thu nhập đạt 250 triệu đồng; đồng thời, tạo việc làm cho 2 lao động địa phương. Biết tính toán làm ăn, anh Hù vừa thực hiện được mong muốn của bản thân vừa vươn lên làm giàu chính đáng.

Mô hình kinh tế tổng hợp cho hiệu quả cao

Năm 1974, ông Nguyễn Đức Long quê ở Thái Bình lên thôn Khe Tho, xã Nghĩa Tâm, huyện Văn Chấn lập nghiệp. Năm 2002, ông mạnh dạn cải tạo 100 m2 ao để nuôi thử nghiệm 30 con ba ba giống. Đến năm 2009, ông mở rộng diện tích ao nuôi lên 1.000 m2. Năm 2013, ông vay thêm 50 triệu đồng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Chấn, cộng với số vốn tự có, ông xây dựng chuồng trại nuôi 8.000 con gà thịt. Đầu năm 2015, sau khi đi tham quan thực tế ở một số địa phương, ông Long quyết định đầu tư thêm vốn nuôi 1.000 con thỏ.

Ông Nguyễn Đức Long chăm sóc đàn thỏ.

Ngoài ra, ông tập trung cải tạo vườn tạp trồng 400 gốc cam, quýt các loại và 150 gốc thanh long ruột đỏ. Hiện tại, mô hình kinh tế tổng hợp của gia đình ông Long cho thu nhập trên 400 triệu đồng mỗi năm.

Thanh Tân

Các tin khác
Công an xã Tú Lệ và em Hà Kiều Oanh bàn giao tài sản cho chị Lò Thị Thu.

Em Hà Kiều Oanh – học sinh Trường Tiểu học xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn sau khi nhặt được ví da có gần 6 triệu đồng đã nhờ công an trả lại người đánh mất.

Buổi ra mắt mô hình du lịch của chị Lý Thị Thiêm - Bí thư Đoàn xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải.

Khi nói về cách nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước…”. Thực hiện lời dạy của Người, nhiều cán bộ, đảng viên trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu trong mọi hoạt động, phong trào, trong đó có phong trào phát triển kinh tế, để đồng bào học và làm theo.

Cựu chiến binh Phùng Tiến Nhung (ngồi giữa) xúc động kể lại câu chuyện chiến đấu năm xưa.

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những ký ức về một thời mưa bom, bão đạn vẫn là những kỷ niệm in đậm trong cựu chiến binh (CCB) Phùng Tiến Nhung ở tổ 3, thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên.

Anh Phạm Tuấn Anh làm việc tại xưởng nhôm kính.

Học tập và làm theo gương Bác ở đức tính cần cù, chịu khó trong lao động, chàng thanh niên trẻ Phạm Tuấn Anh ở thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã quyết tâm vượt khó vươn lên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục