Gia đình Vàng Sáy Tùng hiếu học ở Suối Bu

  • Cập nhật: Thứ hai, 22/4/2019 | 1:54:06 PM

YênBái - Ở xã vùng cao Suối Bu của huyện Văn Chấn, gia đình Bí thư Đảng ủy xã Vàng Sáy Tùng là một tấm gương hiếu học để đồng bào dân tộc Mông nơi đây noi theo.

Dù còn nhiều khó khăn, vất vả song gia đình anh Vàng Sáy Tùng đã nuôi 3 người con học thành tài.
Dù còn nhiều khó khăn, vất vả song gia đình anh Vàng Sáy Tùng đã nuôi 3 người con học thành tài.

Anh Vàng Sáy Tùng tâm sự: "Trước đây, hơn 10 tuổi tôi mới được đi học ở trường nội trú dưới huyện. Lúc ấy thích đi học lắm nhưng hoàn cảnh gia đình khó khăn, học hết lớp 4 thì phải nghỉ học ở nhà đỡ đần bố mẹ. Vì không được đi học, thiệt thòi đủ đường nên chỉ biết cố gắng định hướng, động viên cho các con được đi học dù gia đình vẫn còn nhiều khó khăn lắm". 

Ngay từ bé, anh Tùng đã định hướng rõ ràng cho 3 người con của mình về việc học. Học để xóa bỏ cái đói, cái nghèo - đó là tâm niệm và cũng là động lực để 3 anh em họ Vàng: Vàng A Súa, Vàng Thị Lầu, Vàng A Khua khát vọng theo đuổi con chữ. 

Không học thêm, không sách nọ sách kia, tất cả những gì họ có là tự học. Xa gia đình, tự lập từ nhỏ song anh lớn bảo em bé, ai cũng tự nỗ lực, cố gắng mà thành. Một trong những bí quyết giúp các con say mê học tập của anh Tùng đó là sự quan tâm, khích lệ tinh thần ham học hỏi của mỗi thành viên. 

Anh Tùng không bao giờ làm thay các con, không ép học một cách thụ động, mà khuyến khích lối suy nghĩ độc lập, truyền cho các con chí tiến thủ, nỗ lực ở bản thân. Nhờ đó, ba người con của anh Tùng đều đạt thành tích cao trong học tập, thi đỗ và tốt nghiệp các trường đại học có tiếng. 

Người con cả Vàng A Súa hiện đang theo học năm cuối Trường Đại học Dược Hà Nội; con gái Vàng Thị Lầu tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên hiện là giáo viên Trường Mầm non An Lương; con trai út Vàng A Khua mới tốt nghiệp Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 

Tự hào là vậy nhưng có lẽ ít ai biết để có ngày các con thành đạt như hôm nay, gia đình anh Tùng đã phải vất vả thế nào. Kinh tế gia đình 5 khẩu vốn chỉ dựa vào chút lương của anh Tùng và công việc nương rẫy, đồi chè. Song luôn ủng hộ và đặt việc học của các con lên hàng đầu, cho dù có khó khăn, vất vả, gia đình anh vẫn luôn cố gắng gánh vác nỗi lo cơm áo, gạo tiền cho các con ăn học.

3 anh em họ Vàng tuổi sàn sàn nhau, bởi vậy mà lần lượt cùng nhau khăn gói xuống núi đi học. Có những giai đoạn, gia đình 5 người có đến 4 người đi học bao gồm cả anh Tùng. Khó khăn lại thêm phần khó khăn nhưng mỗi thành viên trong gia đình luôn cố gắng, động viên nhau cùng vượt qua. 

Người anh cả Vàng A Súa bộc bạch: "Tôi và em trai út đã từng cùng nhau đi làm thêm đủ nghề từ trông xe, bảo vệ cho đến xe ôm để tự trang trải chi phí sinh hoạt hay mua một cuốn sách mà mình thích. Khó khăn là vậy nhưng chưa bao giờ anh em chúng tôi nản chí hay buồn rầu. Người Mông chúng tôi chỉ biết rằng học là con đường ngắn nhất để thay đổi cuộc sống của mình để mà tự động viên nhau cố gắng vượt qua”. 

Ở nơi vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều đứa trẻ không biết chữ hay bỏ học giữa chừng vì nhiều lý do. Nghị lực, tinh thần hiếu học của gia đình Bí thư Đảng ủy xã Suối Bu Váng Sáy Tùng là tấm gương góp phần lan tỏa sâu rộng phong trào thi đua học tập tới nhiều gia đình khác trong cộng đồng.

H.A

Tags Suối Bu Văn Chấn hiếu học

Các tin khác
Ông Phúc (bên trái) trao đổi với Chủ tịch Hội CCB xã Hán Đà kinh nghiệm trồng bưởi.

Vườn bưởi của cựu chiến binh Đỗ Hồng Phúc đã có gần 100 cây tuổi đời từ 30 đến 50 năm, mang về nguồn thu trên 250 triệu đồng/năm.

Ông bà  Nguyễn Văn Mãi và Nguyễn Thị Vẽ nhận thấy nuôi cá nhàn hơn khá nhiều so với nuôi lợn và cũng không ngại, không sợ như nuôi lợn do giá cả tương đối ổn định.

Gia đình ông bà Nguyễn Văn Mãi và Nguyễn Thị Vẽ ở thôn Bản Nả, xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên nuôi cá từ năm 2016. Bà Vẽ cho biết: "Lúc ấy, có ông hàng xóm đến rủ ông nhà tôi nuôi cá. Thế là ông nhà tôi liền theo ông hàng xóm đi luôn Hải Dương mua cá rô phi đơn tính về nuôi. Thì thật ra nhà cũng có 2 cái ao rộng 2 sào nhưng trước giờ chưa đầu tư cho ra tấm ra miếng".

Anh Vũ Anh Tuấn giới thiệu sản phẩm cho khách hàng.

Với ý chí, nghị lực và khát vọng vươn lên làm giàu, sau gần 3 năm gắn bó với nghề làm bún, phở khô, giờ đây, anh Vũ Anh Tuấn ở thôn Hòa Quân, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên đã có thể tự tin rằng: "Nghề làm bún, phở khô đã giúp tôi đổi đời”.

Mỗi năm, gia đình anh Đoàn Văn Khánh có lãi khoảng 200 triệu đồng từ nuôi cá.

"Những lần có việc về với Hải Dương, thấy người ta nuôi cá mà giàu, tôi mê quá. Lại nhớ các cụ mình đã dạy rằng: "Muốn giàu nuôi cá…” nên tôi cũng làm theo thôi” - anh Đoàn Văn Khánh ở tổ dân phố 3, thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên nói mình bắt đầu đến với con cá như vậy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục