YênBái - Hơn chục năm trước, vùng núi ở bản Tu San, xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải chưa ai biết trồng thảo quả dưới tán rừng thì ông Hờ A Nhà tình cờ được người dân xã Nậm Xay, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai mách cho cách trồng loại cây này.
|
Ông Hờ A Nhà thu hoạch thảo quả.
|
Thấy vậy, ông Nhà đã sang xã Nậm Xay tìm hiểu thực tế, học hỏi kinh nghiệm và mua giống về trồng. Đến nay, cây thảo quả trở thành cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao không riêng gia đình ông Nhà mà cho cả nhiều hộ trong bản.
Ông Hờ A Nhà nhớ lại: "Cách đây hơn chục năm, đời sống của nhân dân trong bản rất khó khăn, giống thảo quả đắt đỏ và mình cũng không có nhiều tiền nên chỉ mua được một ít quả tươi về ươm gây giống rồi phát triển dần dần. Do đó, diện tích thảo quả dù khá rộng nhưng sản lượng quả thu hoạch hàng năm chẳng được mấy vì các khóm cho ra quả không đồng đều”.
Thực tế cho thấy, là người đầu tiên trồng thảo quả ở bản Tu San, ông Nhà đã gặp không ít khó khăn vì phải tự mày mò học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật ươm giống, trồng, chăm sóc... Nhưng với bản tính cần cù, ham học hỏi, dần dần ông Nhà đã làm chủ kỹ thuật và phát triển cây thảo quả thành cây mũi nhọn kinh tế.
Hiện, ông Nhà có khoảng 2 ha thảo quả với hơn 3.000 khóm. Vài năm trước, bình quân mỗi vụ cho thu trên tấn quả khô, mang về cho gia đình hơn trăm triệu đồng. Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây, sản lượng giảm do cây thảo quả mới phục hồi lại sau mấy đợt rét có băng tuyết.
Theo ông Nhà, trồng thảo quả không vất vả lắm, chăm sóc đơn giản bởi thảo quả là cây sống dưới tán rừng. Bởi thế, trồng thảo quả nhất thiết phải bảo vệ rừng, vì không có rừng đất sẽ khô, ánh nắng chiếu trực tiếp quá nhiều vào cây thảo quả làm cho thảo quả héo hoa nhanh, không đậu quả.
Không chỉ lo phát triển kinh tế gia đình mình, ông còn vận động, hướng dẫn nhiều hộ cùng phát triển cây dược liệu quý này. Đến nay, 99% số hộ ở bản Tu San đều trồng thảo quả; trong đó, trên 30 hộ có diện tích khá nhiều như hộ ông Cứ Páo Sùng, Chang Páo Lồng...
Nhờ nhạy bén, chăm chỉ lao động, gần chục năm nay, cây thảo quả đã giúp gia đình ông Hờ A Nhà tăng thêm thu nhập, có điều kiện nuôi con cái ăn học, làm nhà khang trang, mua sắm tiện nghi hiện đại nâng cao chất lượng cuộc sống và vươn lên thoát nghèo. Nhưng vui hơn là, ông Hờ A Nhà đã tạo nền móng để nhiều hộ khác tích cực bảo vệ rừng gắn với phát triển kinh tế từ trồng thảo quả.
A Mua
Tags
Nậm Có
Mù Cang Chải
thảo quả
Về thôn Ngòi Di, xã Yên Thành, huyện Yên Bình (Yên Bái), mọi người đều biết anh Lý Văn Thiểu, dân tộc Dao là người đã hơn 2 năm nay lái thuyền thiện nguyện, đưa đón miễn phí 25 em học sinh Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS xã Yên Thành tới trường.
Vùng cao Trạm Tấu đất rộng, nhiều diện tích chăn thả, vì sao Sùng A Tu lại chon cách nuôi nhốt trâu, bò vôn là gia súc có thể thả cho gặm cỏ, không tốn công chăm sóc?
Nắng hay mưa, mùa đông hay mùa hè, người dân xã Pá Hu, huyện Trạm Tấu đã quen với hình ảnh người nữ cán bộ y tế xuống tận thôn, bản khám, chữa bệnh cho dân. Không nề hà vất vả, tháng này qua năm khác, người “thầy thuốc cắm bản” âm thầm lặng lẽ, tận tâm, tận lực với nghề nơi vùng cao này là y sĩ Nguyễn Thị Vân Thủy - Trạm trưởng, Trạm Y tế xã Pá Hu.
Người ta thường nghĩ rằng, thanh niên ở thành phố khởi nghiệp thuận lợi hơn thanh niên ở nông thôn. Tuy nhiên, không hẳn là như vậy.