YênBái - Chọn chăn nuôi bò là hướng đi chính trong phát triển kinh tế gia đình 20 năm qua của gia đình chị Lương Thị Hường ở thôn Đồng Tâm, xã Phú Thịnh (huyện Yên Bình). Trong tháng vừa qua, chị Hường xuất bán 12 con bò với giá từ 16 - 18 triệu đồng/con.
|
Mô hình chăn nuôi bò của gia đình chị Hường mang lại hiệu quả kinh tế cao.
|
Chị chia sẻ: "Những năm gần đây, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm có nhiều diễn biến phức tạp, tuy nhiên, vợ chồng tôi không nản chí mà thường xuyên trau dồi kiến thức, tích lũy kinh nghiệm trong chăn nuôi để phát triển kinh tế gia đình vững mạnh”.
Ngoài tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi do địa phương tổ chức, chị Hường còn thường xuyên theo dõi các kênh truyền hình giới thiệu các mô hình chăn nuôi giỏi và hướng dẫn cách phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm. Thường xuyên chăn nuôi với số lượng lớn nên để đảm bảo nguồn thức ăn cho bò, gia đình chị đã tận dụng diện tích đất quanh nhà để trồng cỏ voi và xây dựng chỗ chứa thức ăn cho bò.
Để tiết kiệm chi phí, ngoài việc dùng máy cắt nhỏ cỏ voi trộn với cám ngô, cám gạo, chị còn tận dụng các loại phụ phẩm nông nghiệp như: gốc ngô, khoai, sắn cho bò ăn. Trong quá trình chăn nuôi, gia đình chị Hường rất chú trọng đến công tác vệ sinh chuồng trại, tiêm vắc - xin phòng bệnh cho bò và lựa chọn giống bò tốt.
Vào những ngày rét, chị Hường thường pha nước muối ấm cho bò uống, không chăn thả ngoài trời và che chắn chuồng trại cẩn thận. Vì thế, mặc dù có những thời điểm, dịch bệnh gia súc, gia cầm bùng phát, nhiều gia đình thiệt hại lớn về chăn nuôi nhưng đàn bò của gia đình chị Hường vẫn phát triển khỏe mạnh, mang lại nguồn thu nhập ổn định.
Trong tháng vừa qua, chị Hường xuất bán 12 con bò với giá từ 16 - 18 triệu đồng/con, trừ chi phí, gia đình chị thu về trên 150 triệu đồng tiền lãi. Nguồn thu nhập này đã được gia đình chị Hường dùng để tái đàn và tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi.
Hiện tại, chị Hường duy trì nuôi 6 con bò sinh sản và 6 con bê con. Gia đình chị đã trở thành địa chỉ cung cấp bò giống và bò thương phẩm uy tín cho nhân dân địa phương và các thương lái.
Chị Hường thật sự là tấm gương phụ nữ tiêu biểu làm kinh tế giỏi ở địa phương, được nhiều hộ gia đình nông dân thường xuyên tới tham quan, học hỏi kinh nghiệm về chăn nuôi. Thực tế cho thấy, Yên Bái là tỉnh có nhiều diện tích đất để trồng cỏ và chăn thả nên chăn nuôi bò như gia đình chị Hường có thể coi là hướng đi mở ra nhiều triển vọng trong phát triển kinh tế của nông dân các địa phương.
Hồng Oanh
Tags
Yên Bình
Phú Thịnh
nuôi bò
chuồng trại
văc-xin
Ấn tượng đầu tiên khi tiếp xúc với ông chính là cách truyền đạt nhẹ nhàng, đơn giản nhưng đi vào lòng người và khiến người nghe có thể cảm nhận được tình cảm chân thành và đặc biệt là tinh thần trách nhiệm cao trong công tác hòa giải ở cơ sở mà ông đảm nhận kể từ năm 2009 đến nay.
Nhắc đến Đinh Xuân Trung, nhiều người dân ở xã Yên Hợp, huyện Văn Yên không chỉ biết đến anh với vai trò là Chủ tịch Hội Nông dân xã mà còn là người tiên phong trồng rau sạch, dưa sạch trong nhà lưới. Không chỉ cung cấp rau, quả sạch cho các cơ quan, trường học, quán ăn trên địa bàn, anh còn tạo việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều lao động, góp phần xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế tại địa phương.
Ông Lương Văn Chương 77 tuổi, người dân tộc Tày ở thôn Giáp Luồng, xã Khai Trung, huyện Lục Yên sau hàng chục năm vượt khó đã vươn lên làm giàu nhờ nuôi cá bỗng - loài cá đặc sản chỉ đất Lục Yên mới có.
Đến xã Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên, ai cũng biết đến chị Hà Thị Oanh - người làm kinh tế giỏi ngay trên mảnh đất quê hương. Chị đã thành công trên đất khó với mô hình kinh doanh và làm trang trại tổng hợp, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.