“Giám đốc nuôi trâu” Hoàng Văn Liêm

  • Cập nhật: Thứ sáu, 14/8/2020 | 8:08:34 AM

YênBái - Tháng 7/2019, anh Hoàng Văn Liêm cùng với 9 hộ thành viên khác đứng ra thành lập HTX Dịch vụ tổng hợp Thiên An với ngành nghề kinh doanh chính là chăn nuôi trâu, bò thương phẩm. Sau nhiều lần lỡ hẹn, chúng tôi cũng gặp được “Giám đốc nuôi trâu” Hoàng Văn Liêm có tiếng ở xã Xuân Lai, huyện Yên Bình.

Mô hình chăn nuôi trâu bò vỗ béo cho hiệu quả kinh tế cao của HTX Dịch vụ tổng hợp Thiên An.
Mô hình chăn nuôi trâu bò vỗ béo cho hiệu quả kinh tế cao của HTX Dịch vụ tổng hợp Thiên An.

Giám đốc HTX Hoàng Văn Liêm cho biết: "HTX quyết định chọn lĩnh vực hoạt động chính của mình là chăn nuôi trâu, bò vỗ béo vì tôi đã có nhiều năm đi buôn trâu bò thấy mô hình này cho hiệu quả kinh tế khá cao, khả năng xoay vòng vốn nhanh và đặc biệt thích hợp với những nơi có diện tích để trồng cỏ và có các phụ phẩm nông nghiệp dồi dào. Hơn nữa, tôi vốn là người địa phương xuất thân trong gia đình nông dân với mong muốn giúp bà con, thành viên HTX vươn lên thoát nghèo, tôi quyết định thành lập HTX, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương”. 

Khi mới thành lập, các thành viên thường đi các nơi để tìm mua những con trâu, bò gầy của các gia đình không có điều kiện chăm sóc tốt về nuôi. Nhận thấy nhu cầu tiêu thụ thịt trâu, bò của thị trường ngày càng tăng, HTX đã thu mua trâu bò của các HTX về vỗ béo. Những con vật này sau khi mua về đều được đưa vào nơi nuôi cách ly kiểm dịch đúng thời gian quy định, đồng thời được tiêm vắc xin và cho ăn thêm những loại thức ăn giàu đạm để nhanh chóng phục hồi thể trạng. 

Để đảm bảo nguồn thức ăn cho trâu bò, các hộ thành viên ngoài sử dụng diện tích đất vườn nhà còn thực hiện thuê thêm những chân ruộng kém hiệu quả để đầu tư trồng cỏ voi, trồng chuối. Đến nay, HTX đã có từ 12 - 15 ha cỏ voi VA06, mỗi hộ đều có khu vực chứa rơm đủ cung cấp cho ít nhất 10-20 con trâu, bò ăn hàng ngày. 

Cỏ voi được HTX dùng máy cắt nhỏ trộn với cám ngô, cám gạo theo tỷ lệ nhất định và cho ăn thêm các loại phụ phẩm nông nghiệp như: gốc ngô, khoai, sắn nên chi phí chăn nuôi giảm đáng kể. 

Không chỉ chú trọng đến nguồn dinh dưỡng, trong quá trình chăn nuôi, HTX còn liên kết chặt chẽ với cán bộ thú y trong việc theo dõi đánh giá vật nuôi từ khi nhập đàn đến khi xuất bán. Do đó, đàn trâu, bò của các thành viên luôn phát triển khỏe mạnh, được các đơn vị, thương lái tìm đến mua. 

Giám đốc HTX Hoàng Văn Liêm cho biết: "Sau hơn 1 năm chăm sóc tốt, HTX sẽ xuất bán và thu lãi khoảng 10 triệu/con bò và 15 triệu/con trâu.  Từ chỉ nuôi vài con trâu đến nay, HTX đã phát triển quy mô 100 con/lứa. Giờ đây trâu, bò của HTX đã có mặt ở khắp các địa phương và các tỉnh lân cận, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Tính năm 2019, HTX xuất bán trên 2.000 con trâu, bò, đảm bảo chất lượng và mang lại doanh thu 800 triệu đồng, tạo thu nhập cao cho các thành viên. HTX đã và đang trở thành phương thức làm ăn đem lại hiệu quả kinh tế cho các thành viên. Từ đó, dần thay đổi tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, thả rông của người dân sang chăn nuôi tập trung quy mô lớn từng bước đưa lĩnh vực chăn nuôi đại gia súc của địa phương phát triển mạnh, giúp nhân dân giảm nghèo hiệu quả”.

Tuy mới hoạt động, HTX đã có những thành quả bước đầu trong chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân và trở thành "bà đỡ” cho các thành viên. Nhờ chăn nuôi hiệu quả, HTX đã tạo việc làm ổn định cho 8 lao động thường xuyên với mức lương 4,5-6 triệu đồng/người/tháng, qua đó thúc đẩy phong trào phát triển kinh tế từ chăn nuôi hàng hóa. 

Ông Đỗ Nhân Đạo - Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh cho biết: "Tuy mới thành lập, nhưng HTX Thiên An đã trở thành một trong những mô hình sản xuất kinh doanh tiêu biểu ở địa phương, được nhiều hộ dân trong xã tới học hỏi kinh nghiệm”.
Văn Thông

Tags Hoàng Văn Liêm giám đốc nuôi trâu HTX thoát nghèo làm giàu xã Xuân Lai Yên Bình

Các tin khác
Anh Giàng A Tồng - Chủ tịch Hội Nông dân xã Lao Chải (thứ 2, phải sang), xuống cơ sở vận động nhân dân trồng cây, vệ sinh đường bê tông trong xã.

Không phải ngẫu nhiên mà bà con dân bản Cồ Dề Sang A và bản Cồ Dề Sang B, xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải tôn vinh anh là “người cán bộ hết mình vì dân”. Nhờ có cán bộ biết nối lòng dân, con đường bản Cồ Dề Sang A nối với bản Cồ Dề Sang B đi ra quốc lộ 32 được bê tông hóa giúp bà con đi lại đỡ khổ.

Định kỳ hàng tháng, bà Nguyễn Thị Hồng Thanh kiểm tra trọng lượng cá để điều chỉnh kỹ thuật nuôi hiệu quả.

Đến thăm trang trại thủy sản của bà Nguyễn Thị Hồng Thanh, thôn Hợp Nhất, xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước quy mô và cách vận hành khá hiện đại của một mô hình nuôi cá thâm canh theo tiêu chuẩn VietGAP.

Thương binh Bùi Văn Đốc (thứ hai bên phải) giới thiệu sản phẩm mật ong với lãnh đạo Hội CCB thành phố Yên Bái.

Hợp tác xã Nông nghiệp Minh Bảo do thương binh Bùi Văn Đốc cùng các cựu chiến binh (CCB) thành lập đã thu hút 25 hộ CCB và hội viên nông dân tham gia nuôi ong lấy mật với số lượng gần 1.000 đàn ong cho sản lượng mật khai thác bình quân khoảng 6.000 lít/năm.

Cô giáo Lường Thị Tâm hướng dẫn học sinh làm bài tập toán.

"Tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm", đó là lời nhận xét của bạn bè, đồng nghiệp khi nhắc đến cô giáo trẻ Lường Thị Tâm, giáo viên Trường TH&THCS số 1 Hồng Ca, xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục