Ông Đặng Văn Nam làm giàu từ VACR

  • Cập nhật: Thứ ba, 2/3/2021 | 7:48:12 AM

YênBái - Ông Đặng Văn Nam, người Dao ở thôn Ngòi Ngần, xã Bảo Ái, huyện Yên Bình từ lâu đã được nhiều người biết đến là một trong những hộ khai thác tốt thế mạnh tại chỗ để phát triển kinh tế vườn, ao, chuồng, rừng (VACR) vươn lên thoát nghèo.

Ông Đặng Văn Nam chăm sóc đàn bò của gia đình.
Ông Đặng Văn Nam chăm sóc đàn bò của gia đình.

Để có được cơ ngơi như hôm nay, ông Nam đã nhiều năm trăn trở tìm hướng phát triển kinh tế, tích lũy, học hỏi kinh nghiệm nuôi, trồng ở nhiều nơi trong và ngoài tỉnh. Năm 2005, với vốn liếng và kinh nghiệm có được, ông quyết định đầu tư phát triển kinh tế theo hướng VACR. 

Trong đó, tận dụng tốt thế mạnh về đất đai với hơn 20 ha đất đồi, ông Nam mạnh dạn đầu tư trồng keo, bồ đề lai để lấy gỗ nguyên liệu. Gần chục năm trở lại đây, với giá trị kinh tế của cây quế trên thị trường ngày một cao và xét thấy cây quế sẽ mang lại giá trị kinh tế lớn trong tương lai, ông Nam đã chuyển đổi từ trồng gỗ nguyên liệu sang trồng quế. 

Theo đó, các diện tích gỗ nguyên liệu sau khi khai thác xong, ông triển khai trồng quế thay thế và đến nay đã trồng được hơn 12 ha quế từ 3 đến 5 năm tuổi. Gần 8 ha rừng còn lại, hiện vẫn đang kín keo, bồ đề từ 8 đến 10 năm tuổi chưa khai thác và đang nằm trong kế hoạch sẽ được ông Nam đưa vào trồng quế sau thu hoạch. 

Ông Đặng Văn Nam chia sẻ quá trình gây dựng cơ nghiệp của mình: "Trước đây, đồi rừng của tôi chỉ trồng ngô, sắn rất vất vả mà hiệu quả kinh tế thấp. Sau một số lần đi tham quan các nơi, thấy người ta trồng keo, bồ đề bán được tiền nên tôi tìm mua giống trồng theo, vì gia đình có nhiều đất đồi rừng. Vừa làm vừa học hỏi kinh nghiệm và quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc cũng như lựa chọn những giống phù hợp đất đai, khí hậu nên bước đầu đã cho hiệu quả kinh tế cao, giúp gia đình vươn lên thoát nghèo”. 

Ngoài ra, ông Nam còn tích cực chuyển đổi hơn 4 sào ruộng nước cấy lúa thuần sang cấy giống lúa lai năng suất, chất lượng cao 2 vụ/năm, nên không chỉ có thóc ăn mà còn dư để chăn nuôi. 

Bên cạnh đó, ông tận dụng đất soi bãi, vườn tạp trồng sắn, trồng cây màu khác và cỏ phục vụ chăn nuôi; đầu tư hơn 200 triệu đồng xây chuồng trại chăn nuôi lợn hàng hóa, có hệ thống hầm biogas xử lý chất thải và lấy chất đốt từ quy mô chăn nuôi 100 con lợn thịt/lứa trở lên. 

Năm 2019, do ảnh hưởng của bệnh dịch tả lợn châu Phi, chăn nuôi lợn gặp khó khăn, ông Nam đã nhanh chóng chuyển sang nuôi trâu, bò với quy mô duy trì trên chục con. 

Gần đây, nhận thấy chăn nuôi cá mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng lúa, nên ông Nam lại chuyển 3 sào ruộng nước sang làm ao nuôi các loại cá kết hợp nuôi vịt, ngan, gà. 

Ông Nguyễn Trung Sơn - Chủ tịch UBND xã Bảo Ái nhận xét: "Ngoài chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thì hộ ông Đặng Văn Nam ở thôn Ngòi Ngần còn luôn gương mẫu lao động, năng động trong chuyển đổi cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế gia đình và nêu gương cho các hộ khác học tập làm theo”.

Hiện nay, mô hình kinh tế VACR của gia đình ông Nam có tổng trị giá vài tỷ đồng và bình quân mỗi năm có thu nhập ổn định hơn 200 triệu đồng. Ông có điều kiện làm được nhà to đẹp, khang trang và mua sắm nhiều tiện nghi đắt tiền như ô tô, máy giặt, tủ lạnh... để nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình. 

Không chỉ làm giàu cho mình, ông Nam còn tích cực giúp đỡ kinh nghiệm, giống cây, con giống cho một số hộ kinh tế khó khăn; đặc biệt, ông còn tích cực đóng góp tiền, công sức cùng nhân dân trong thôn làm đường giao thông nông thôn, xây dựng nông thôn mới. 

A Mua

Tags VACR Bảo Ái Yên Bình

Các tin khác
Bí thư Chi bộ Bùi Thị Hoa (thứ 4 từ trái sang) được Đảng ủy xã Báo Đáp khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ.

Ở thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên, khi nhắc đến nữ Bí thư Chi bộ Bùi Thị Hoa ai cũng biết, bởi bà không những là tấm gương sáng trong công tác xây dựng Đảng mà luôn hết lòng vì dân.

Ông Lý A Dèn, dân tộc Dao ở thôn Cài, xã Lâm Giang đang sở hữu đàn trâu lớn nhất huyện Văn Yên. Năm nay, ông Dèn đã bước sang tuổi 63, nhưng vẫn cuốc bộ hàng cây số đường rừng để chăn thả đàn trâu gần 40 con.

Trung tá Vũ Khắc Biên cùng đồng đội chụp ảnh lưu niệm mừng chiến thắng tại Nga.

Army Games 2020 tại Nga, đội tuyển Việt Nam tham dự tại các nội dung đã thể hiện được sức mạnh và niềm tự hào quân sự với kết quả chung cuộc nhiều huy chương tại các nội dung thi đấu. Trong đó, Trung tá Vũ Khắc Biên - một người con của quê hương Yên Bái đã vinh dự "khắc dấu ấn” Việt Nam trên đấu trường thể thao quân sự này. Anh đã giành Huy chương Bạc tại nội dung "Tay súng thiện xạ”.

Giáo sư Nguyễn Đình Đức luôn dành tâm huyết cho việc giảng dạy, định hướng nghiên cứu khoa học cho sinh viên.

Vừa là nhà khoa học tài năng lại vừa là nhà giáo tâm huyết, Giáo sư Nguyễn Đình Đức đã kinh qua nhiều cương vị chủ chốt và có những đóng góp quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở Đại học Quốc gia Hà Nội theo định hướng đại học nghiên cứu tiên tiến, gắn kết chặt chẽ đào tạo với nghiên cứu...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục