Nguyễn Mạnh Cường - người được vinh danh tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

  • Cập nhật: Thứ bảy, 17/2/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Câu chuyện về Nguyễn Mạnh Cường (Cường “bánh mỳ”, bạn bè hay gọi vậy vì nhà Cường có lò bánh mỳ và ngày Cường còn bé cũng đã từng nướng bánh mỳ và giao bánh mỳ cho các quán), chăm ngoan, học giỏi rồi sau này tốt nghiệp đại học, làm luận án tiến sỹ ngành Vật lý lý thuyết, rồi được vinh danh tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội không hề mới, nhưng chuyện này chắc còn rất ít người biết.

Nghiên cứu sinh Nguyễn Mạnh Cường tại Xê Un, Hàn Quốc.
Nghiên cứu sinh Nguyễn Mạnh Cường tại Xê Un, Hàn Quốc.

Đầu xuân chúng tôi đến nhà số 95 đường Yên Ninh phường Nguyễn Thái Học thành phố Yên Bái để trò chuyện với anh Nguyễn Hữu Kỳ và chị Phùng Thị Loan về đứa con ngoan Nguyễn Mạnh Cường-người Yên Bái đầu tiên được vinh danh tại Văn miếu, chàng thực tập sinh Trường Đại học tổng hợp Xê-un (Hàn Quốc), sắp sửa bảo vệ luận án ngành vật lý lý thuyết để nhận tấm bằng tiến sỹ khi tuổi đời vừa tròn 27.

 

Cường sinh năm 1981, ngày còn bé ngoan, học cũng giỏi và rất mê nghiên cứu máy móc hay đồ điện trong nhà. Anh Kỳ, bố của Cường mở đầu câu chuyện như vậy. Rồi anh tiếp: Tôi nói, cháu học cũng giỏi không chỉ vì cháu tiếp nối được thành tích của anh cháu mà cháu chỉ đạt loại giỏi thôi chứ không phải đặc biệt xuất sắc lắm. Được cái càng lớn, cháu càng học tốt hơn và nổi trội các môn tự nhiên, trong đó cháu thích nhất là môn Toán và Vật lý. Thời cấp một, rồi đến thời cô Oanh dạy cấp hai và nhất là thầy Chiểu, thầy Sơn Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, cháu nhà tôi không đứng vào loại “tốp ten” nhưng cháu để lại ấn tượng với các thầy, các cô và bạn bè là một học trò ngoan, đàn, hát, thể thao đều được.

 

Bước ngoặt trên con đường học tập đối với Cường là việc em đạt giải khuyến khích kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia năm học lớp 12 và với thành tích đó Cường được tuyển thẳng vào khoa Vật lý, Trường Đại học sư phạm Hà Nội. Chọn trường luôn là một vấn đề khó khăn đối với học sinh cuối cấp, nhất là những học sinh giỏi, có khả năng thi đỗ vào nhiều trường đại học, nhưng với Cường, em đã nghe theo lời khuyên của thầy, của bố để chọn ngành sư phạm. Vào môi trường đại học, Cường càng có điều kiện học tập và nghiên cứu, em sớm thi đỗ vào lớp cử nhân chất lượng cao và ngay từ năm học đầu tiên em đã có thành tích học tập đáng nể với tổng số điểm bình quân 9,28. Do có thành tích đặc biệt xuất sắc trong học tập và say mê nghiên cứu khoa học, chàng sinh viên Nguyễn Mạnh Cường đã sớm lọt vào “mắt xanh” của các vị giáo sư trong trường, của Viện Khoa học Vật lý Việt Nam và Cường đã được các thầy cho tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học của mình.

 

Bốn năm học đại học qua đi với tấm bằng tốt nghiệp thủ khoa, vinh dự lớn đến với Cường khi em và một số bạn giỏi trường khác được Bộ Giáo dục, UBND thành phố Hà Nội lựa chọn là một trong những sinh viên tiêu biểu được báo công với Bác Hồ và được vinh danh tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Qua thư điện tử Cường kể lại: Đứng trước Bác để báo công và được vinh danh tại Văn Miếu - trường đại học đầu tiên, nơi lưu danh các bậc tiến sỹ, trạng nguyên, Cường xúc động lắm. Các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các giáo sư danh tiếng trong nước và quốc tế cứ động viên mãi: “Phải học giỏi cho xứng là người kế tục sự nghiệp của các vị tiền nhân”.

 

Sau khi tốt nghiệp đại học Cường được giữ ở lại làm cán bộ giảng dạy và được đặc cách làm luận án thạc sỹ tại Viện Vật lý Việt Nam. Thời gian học tập tại Viện Vật lý, gương mặt nhà nghiên cứu khoa học trẻ Nguyễn Mạnh Cường bắt đầu nổi lên khi em được nghiên cứu nhiều đề tài khoa học Vật lý phức tạp và được tham gia nhiều cuộc hội thảo lớn về khoa học Vật lý với sự tham gia của nhiều giáo sư, các nhà khoa học danh tiếng đến từ nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là việc Cường được Giáo sư Nguyễn Ái Việt - Viện trưởng Viện Vật lý Việt Nam hướng dẫn các công trình nghiên cứu khoa học và hai lần nhận được học bổng Rencontre du Viet Nam do Giáo sư nổi tiếng thế giới Jean Trần Thanh Vân trao tặng. Và cũng nhờ thành tích học tập, nghiên cứu, thạc sỹ Nguyễn Mạnh Cường đã được đặc cách nghiên cứu sinh, làm luận án tiến sỹ khoa học Vật lý lý thuyết tại Trường Đại học tổng hợp Xê-un, một trong những trường đại học lớn và có điểm đầu vào cao nhất thế giới. Xa quê hương, xa Tổ quốc, Nguyễn Mạnh Cường phải đối mặt với bao khó khăn vất vả nhưng bù lại điều kiện nghiên cứu, học tập và nhất là có nhiều thầy giỏi, bạn giỏi cùng học tập và nghiên cứu sẽ giúp Cường sớm đạt được ước mơ trở thành nhà khoa học giỏi để trở về quê hương đóng góp cho công cuộc dựng xây đất nước.

 

Thêm một cái tết trên đất khách, quê người, không được hưởng cái nắng xuân ấm áp mà chịu cái giá lạnh cắt da của xứ Đại Hàn, nhưng Cường sẽ thấy ấm áp bởi em mang trong mình dòng máu hiếu học, yêu nước của người dân Lạc Việt.

 

Lê Phiên

Các tin khác
Ông La Tài Quan (bên trái) trao đổi với lãnh đạo xã và bà con thôn Thác Tiên về phát triển và bảo tồn gen quế giống.

Mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, học và làm theo Bác để cùng với Ban Chi ủy Chi bộ vận động đồng bào thực hiện tốt hương ước làng xóm, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và cùng nhau đóng góp công xây dựng thành công thôn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu vào cuối năm 2024. Ông cũng là điển hình được đề nghị tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2021 - 2025 với những thành tích tiêu biểu thực hiện Chỉ thị 05. Đó là Phó thôn La Tài Quan - người có uy tín trong đồng bào dân tộc Dao ở thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng, huyện Văn Yên.

Hàng tháng, gia đình bà Cù Thị Vân Hồng sản xuất khoảng trên 300 m2 khối gỗ ván bóc xuất bán ra thị trường.

Với đức tính cần cù, ham học hỏi, bà Cù Thị Vân Hồng năm nay ngoài 50 tuổi, ở thôn Cầu Khai, xã Mậu Đông, huyện Văn Yên luôn nỗ lực tập trung phát triển kinh tế gia đình từ chăn nuôi, làm ván bóc, vươn lên làm giàu chính đáng trên quê hương và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Hàng năm, gia đình bà Hồng có thu nhập vài trăm triệu đồng.

Cựu chiến binh Lê Chí Công giới thiệu về quy trình kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm.

Luôn biết tìm ra hướng phát triển kinh tế mới, vừa là chi hội trưởng cựu chiến binh (CCB) vừa là giám đốc hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tự thành lập với tổng nguồn thu hàng năm từ 600 - 800 triệu đồng và việc nào cũng "tròn vai". Người CCB năng động này là Lê Chí Công, Chi hội trưởng Chi hội CCB thôn Tiền Phong, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên.

Ông Nguyễn Văn Thêm tại Lễ ra mắt cuốn sách Lịch sử Đảng bộ phường Nguyễn Thái Học.

Vinh dự được các cấp, các ngành khen thưởng vì những thành tích xuất sắc, ông Nguyễn Văn Thêm - Trưởng ban công tác Mặt trận tổ dân phố số 14, phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái là tấm gương tiêu biểu trong các phong trào thi đua yêu nước tại địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục