Mù Cang Chải: Những thủ lĩnh Đoàn tiên phong làm kinh tế

  • Cập nhật: Thứ sáu, 12/5/2023 | 7:30:18 AM

YênBái - Sau hơn 3 năm triển khai phong trào thi đua “Thủ lĩnh Đoàn tiên phong”, 7/14 bí thư Đoàn các xã, thị trấn ở huyện Mù Cang Chải đã ra mắt các mô hình kinh tế tiêu biểu cho thu nhập từ trên 80 triệu đồng/năm trở lên. Phong trào này không những đã phát huy tính tiên phong gương mẫu của những thủ lĩnh Đoàn mà còn lan tỏa, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, dám nghĩ, dám làm của đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) ở vùng cao nhiều khó khăn này.

Mô hình trồng hoa hồng của Bí thư Đoàn xã Nậm Khắt Sùng A Giàng.
Mô hình trồng hoa hồng của Bí thư Đoàn xã Nậm Khắt Sùng A Giàng.

Khởi nghiệp trong thanh niên đã khó; khởi nghiệp trong thanh niên dân tộc thiểu số lại càng khó hơn. Đó là những khó khăn về vốn, kiến thức, kinh nghiệm và cả những yếu tố khách quan của một địa bàn huyện nghèo vùng cao như: tư duy, nhận thức và các hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu... 

Từng là cán bộ nông nghiệp huyện, kiến thức, kinh nghiệm trồng trọt nắm trong tay, nhưng Bí thư Đoàn xã Khao Mang Giàng A Của cũng gặp không ít khó khăn khi xây dựng mô hình kinh tế của gia đình. 

Anh chia sẻ: "Từ phong trào"Thủ lĩnh Đoàn tiên phong", năm 2021, tôi đã bắt tay vào xây dựng mô hình kinh tế, trồng hơn 300 cây mận với 3 giống mận gồm: mận chín sớm, mận máu, mận Úc. Khu vực trồng cây ăn quả cách nhà tôi đang ở khoảng 5 km, trong đó, phần nửa là đường mòn. Tranh thủ cuối tuần ít việc hoặc hết giờ hành chính, vợ chồng tôi lại lên chăm sóc đồi mận nhưng không được thường xuyên. Thêm vào đó, bà con mình cứ thấy giống cây lạ là hay nhổ hoặc bẻ cành nên thời gian đầu khá khó khăn”. 

Để khắc phục, anh Của đã đầu tư 12 triệu đồng rào lưới B40 quanh khu vực trồng mận; xây dựng bể chứa nước và dẫn nước tưới nhỏ giọt bằng những dụng cụ hết sức thô sơ... Năm nay, vụ quả bói đầu tiên cho kết quả khá tốt và cho thấy cây đã hợp đất, hợp khí hậu. Anh Của dự định sẽ dựng lán trại để tiện việc chăm sóc thường xuyên; đồng thời, kết hợp nuôi thêm gà đen dưới tán mận và dự kiến khoảng tháng 4 sang năm mô hình của anh sẽ cho thu nhập. 

Cũng từ tinh thần của "Thủ lĩnh Đoàn tiên phong”, Bí thư Đoàn xã Nậm Khắt Sùng A Giàng không những đã xây dựng thành công mô hình trồng hoa hồng mang lại lợi nhuận 200 triệu đồng/năm, tạo việc làm cho 10 lao động địa phương mà còn giúp ĐVTN trong xã mạnh dạn hơn trong phát triển kinh tế gia đình. 

Anh Giàng chia sẻ: "Khi mô hình thành công, có 3 thanh niên trong xã cũng đã đến tìm hiểu, tham quan, học tập mô hình của mình. Mình đã chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức tích lũy được; đồng thời, bao tiêu sản phẩm ban đầu cho các bạn. Khi các bạn làm ăn cứng cáp hơn, mình cũng đã kết nối với một số đầu mối để các bạn chủ động tiêu thụ sản phẩm. Với mô hình này, mình hy vọng, các bạn ĐVTN sẽ có động lực, tìm ra những con đường, cách đi để có thể lập nghiệp, tự tạo thu nhập trên chính quê hương mình”. 

Phát động từ năm 2020, thực hiện Phong trào "Thủ lĩnh Đoàn tiên phong”, Huyện đoàn đã đặt chỉ tiêu cụ thể cho mỗi bí thư Đoàn cơ sở xã, thị trấn phải gây dựng được một mô hình phát triển kinh tế rõ nét. Đây vừa là nhiệm vụ vừa là động lực thúc đẩy tinh thần sáng tạo, tích cực lao động sản xuất phù hợp và hiệu quả. Với những đồng chí đã có mô hình kinh tế đang hoạt động hiệu quả thì cần tiếp tục tăng quy mô. 

Anh Giàng A Ly - Bí thư Huyện đoàn Mù Cang Chải cho biết: "Quá trình thực hiện đã khẳng định, khi các thủ lĩnh xây dựng được mô hình hiệu quả, có người đi trước, làm trước sẽ rất thuận lợi trong tuyên truyền, vận động ĐVTN và nhân dân tích cực sản xuất, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo. Nhiệm kỳ 2020 - 2022, đã có 7 đồng chí bí thư Đoàn cơ sở ra mắt thành công mô hình kinh tế của mình. Đó là những mô hình tiêu biểu, phù hợp với thực tế gia đình, địa phương và đã cho thu nhập khá cao; là nơi để ĐVTN trong xã, thị trấn tới tham quan, học tập. Những đồng chí còn lại vẫn đang tiếp tục nỗ lực gây dựng và dự kiến năm nay sẽ có thêm 4 mô hình của 4 bí thư Đoàn cơ sở ra mắt thành công”.
 
Hoài Anh

Tags Thủ lĩnh Đoàn tiên phong Yên Bái làm kinh tế Mù Cang Chải

Các tin khác

Thân hình nhỏ bé, lại chỉ còn một chân, song với quan điểm sống tích cực và nghị lực kiên cường, cô giáo Nông Thị Việt Nhung, giáo viên Trường Tiểu học Trần Phú, huyện Lục Yên đã mạnh mẽ vượt lên nghịch cảnh, không ngừng nỗ lực, phấn đấu để trở thành một trong những Nhà giáo ưu tú trẻ nhất của tỉnh Yên Bái.

Chị Lý Thị Ninh truyền dạy kỹ thuật thêu thổ cẩm truyền thống cho các em học sinh.

Cần mẫn như một ong thợ của núi rừng Mù Cang Chải, chị Lý Thị Ninh ở xã Chế Cu Nha vẫn từng ngày, từng giờ miệt mài truyền tình yêu thổ cẩm đến người già, người trẻ trong vùng để cùng gìn giữ, bồi đắp và dệt lên những sắc màu văn hóa đặc sắc của mỗi bản Mông.

Đảng viên Trần Đăng Dung, Chi bộ thôn Kè, xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn chia sẻ kinh nghiệm nuôi ba ba với người dân trong xã.

Luôn tiên phong trong phong trào làm kinh tế giỏi, sau nhiều năm đầu tư, đến nay, ông Trần Đăng Dung - đảng viên Chi bộ thôn Kè, xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn đã xây dựng mô hình phát triển kinh tế tổng hợp cho thu nhập trên 500 triệu đồng mỗi năm sau khi trừ chi phí, trở thành tấm gương tiêu biểu trong phong trào làm kinh tế giỏi của địa phương.

Chị Đoàn Thị Lương, Giám đốc HTX chế biến kinh doanh tổng hợp Đoàn Lương.

Từ những sản phẩm chỉ được ký gửi tại các cửa hàng, gian trưng bày tại hội chợ... đến nay, các sản phẩm của HTX chế biến kinh doanh tổng hợp Đoàn Lương đã có mặt ở nhiều tỉnh, thành, đặc biệt là mứt và ô mai táo mèo. Giờ mỗi khi nhắc đến táo mèo Yên Bái, người ta thường nhắc đến các sản phẩm của HTX và nữ giám đốc Đoàn Thị Lương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục