Vườn quả ngọt dưới chân núi Thắm

  • Cập nhật: Thứ ba, 13/3/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Nằm thanh bình và thơ mộng dưới chân núi Thắm, vườn quả của gia đình ông Nguyễn Ngọc Việt nổi tiếng đẹp và cho hiệu quả kinh tế cao ở đất Thượng Bằng La. Đây được xem như một trong những trang trại trồng cây ăn quả lý tưởng của huyện Văn Chấn (Yên Bái).

Bỏ phố lên rừng và giã từ chốn thương trường khắc nghiệt mà gia đình ông đã phải đánh đổi bằng cả gia sản bạc tỷ, ông Việt  lên đất Thượng Bằng La này lập trang trại vườn rừng không ngoài mong muốn tạo dựng lại cơ nghiệp. Điều ông trăn trở hơn thế là làm sao giúp cậu con trai lớn có một môi trường lao động lành mạnh để rứt bỏ hẳn đám bạn xấu, tránh xa các tệ nan xã hội. Chúng tôi trở lại đất Thượng thăm ông đúng vào ngày gia đình ông kỷ niệm tròn 9 năm lập nghiệp ở quê mới. Bên mâm cơm kính dâng lên tiên tổ với những sản vật do chính tay vợ con nuôi trồng, ông Việt không giấu nổi niềm vui. Ông bảo: “Nghề làm vườn quả có lắm vất vả nhưng nó làm thư thái tâm hồn. Say rồi mới thấy đây đúng là thú của người làm vườn”. Rồi ông kể, trước kia, vườn trái đẹp như mộng này chỉ là một khu vườn tạp bỏ hoang với vài chục gốc cam còi cọc. Chăm bón dần, thấy cây cam cho trái ngọt và rất sai, ông thích rồi say mê với cái nghề làm vườn. Giờ thì trang trại của ông đã có trên 4 ha cây ăn quả đang độ cho thu gồm cam sành, cam sen và cam đường canh. Trên chục ha đồi rừng còn lại ông đầu tư trồng quế và cây nguyên liệu giấy. Khởi đầu cho phong trào trồng cây ăn quả ở địa phương, hiện nay nhiều gia đình người Tày, người Thái ở thôn Thắm học tập ông Việt đã mạnh dạn phá bỏ vườn tạp, quy hoạch mở rộng diện tích trồng cây ăn quả có múi.

Vụ cam năm 2006, gia đình ông Việt thu tới gần 150 triệu đồng.

9 năm gắn bó với trang trại vườn quả cũng là chừng ấy năm ông Việt đúc rút cho mình được nhiều kinh nghiệm quý từ những người làm vườn giỏi trong và ngoài vùng. Theo kinh nghiệm của ông và của những người làm vườn lâu năm ở Văn Chấn, thường thì những dải đất nằm dưới chân núi đá vôi rất phù hợp trồng cây ăn quả có múi, bởi khí hậu mát, độ phì và đổ ẩm của đất cao, tiết kiệm được công đầu tư, tưới tắm. Vốn là một kỹ sư xây dựng, nhưng gần như cả cuộc đời lao tâm khổ tứ ông Việt không giữ lại được gì cho mình. Những năm tháng cuối đời ông đến với nghề làm vườn như người có chút duyên nợ với điền viên cây trái. Trong ngôi nhà sàn đơn sơ hay gọi đúng hơn là chiếc tròi trông coi vườn quả, ông Việt kể cho chúng tôi nghe những tháng ngày gian nan đánh gốc bốc trà, niềm vui thành công sau mỗi mùa thu trái và cả những suy tư trăn trở khi giá cả bấp bênh.

Được biết, năm 2006, chỉ với 1/3 số cây trong vườn cho thu gia đình ông đã thu về gần 150 triệu đồng. Ông Việt cho hay, một hai năm tới khi cả trên 2000 gốc cam, quýt cho trái thì thu nhập một năm của gia đình không chỉ dừng lại ở con số 150 triệu như hiện nay mà là 250 triệu và nhiều hơn thế.
Không dừng lại ở đó, số tiền hàng năm thu từ vườn quả ông trích ra từ 20-30 triệu đồng đầu tư mở đường vào trang trại và xây rào lưới sắt bao quanh. Dự định của ông Việt và con trai sẽ mở rộng quy mô vườn quả lên khoảng 6ha, đồng thời khoanh vùng đồi rừng đầu tư nuôi chim thú. Những mong muốn và dự định của ông đã tạo được sự quan tâm của chính quyền địa phương và người dân trong vùng vì làm được điều này chẳng những sẽ tạo việc làm mới cho người dân trong vùng mà còn góp phần quan trọng vào việc gìn giữ và làm giàu cảnh quan sinh thái rừng đầu nguồn núi Thắm.

Minh Anh

Các tin khác
Ông La Tài Quan (bên trái) trao đổi với lãnh đạo xã và bà con thôn Thác Tiên về phát triển và bảo tồn gen quế giống.

Mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, học và làm theo Bác để cùng với Ban Chi ủy Chi bộ vận động đồng bào thực hiện tốt hương ước làng xóm, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và cùng nhau đóng góp công xây dựng thành công thôn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu vào cuối năm 2024. Ông cũng là điển hình được đề nghị tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2021 - 2025 với những thành tích tiêu biểu thực hiện Chỉ thị 05. Đó là Phó thôn La Tài Quan - người có uy tín trong đồng bào dân tộc Dao ở thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng, huyện Văn Yên.

Hàng tháng, gia đình bà Cù Thị Vân Hồng sản xuất khoảng trên 300 m2 khối gỗ ván bóc xuất bán ra thị trường.

Với đức tính cần cù, ham học hỏi, bà Cù Thị Vân Hồng năm nay ngoài 50 tuổi, ở thôn Cầu Khai, xã Mậu Đông, huyện Văn Yên luôn nỗ lực tập trung phát triển kinh tế gia đình từ chăn nuôi, làm ván bóc, vươn lên làm giàu chính đáng trên quê hương và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Hàng năm, gia đình bà Hồng có thu nhập vài trăm triệu đồng.

Cựu chiến binh Lê Chí Công giới thiệu về quy trình kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm.

Luôn biết tìm ra hướng phát triển kinh tế mới, vừa là chi hội trưởng cựu chiến binh (CCB) vừa là giám đốc hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tự thành lập với tổng nguồn thu hàng năm từ 600 - 800 triệu đồng và việc nào cũng "tròn vai". Người CCB năng động này là Lê Chí Công, Chi hội trưởng Chi hội CCB thôn Tiền Phong, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên.

Ông Nguyễn Văn Thêm tại Lễ ra mắt cuốn sách Lịch sử Đảng bộ phường Nguyễn Thái Học.

Vinh dự được các cấp, các ngành khen thưởng vì những thành tích xuất sắc, ông Nguyễn Văn Thêm - Trưởng ban công tác Mặt trận tổ dân phố số 14, phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái là tấm gương tiêu biểu trong các phong trào thi đua yêu nước tại địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục