Nguyễn Thị Thùy Nhung - người chắp cánh tương lai cho “trẻ đặc biệt”

  • Cập nhật: Thứ hai, 17/7/2023 | 7:40:03 AM

YênBái - Dạy học cho học sinh bình thường đã khó, dạy học cho những trẻ chậm phát triển còn khó hơn gấp muôn phần. Thế nhưng, bằng tâm huyết và tình yêu với trẻ, chị Nguyễn Thị Thùy Nhung ở tổ 10, phường Minh Tân, thành phố Yên Bái đã trở thành người chắp cánh tương lai hòa nhập cộng đồng cho rất nhiều trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ, tăng động giảm chú ý, chậm phát triển trí tuệ, chậm ngôn ngữ.

Chị Nguyễn Thị Thùy Nhung hỗ trợ, can thiệp cho trẻ tại gia đình.
Chị Nguyễn Thị Thùy Nhung hỗ trợ, can thiệp cho trẻ tại gia đình.


Tới nhà chị Nhung lúc 17h khi chị vừa tan làm trở về tới nhà. Chỉ kịp thay bộ quần áo, chị đã vội vàng đón những "trẻ đặc biệt” đầu tiên đến học can thiệp. Trong quãng thời gian từ 17 - 21h, liên tục mỗi cháu từ 1 - 2 tiếng chị kèm một trẻ. Chỉ một bài học nhỏ như chỉ các con vật thân quen hay màu sắc nhưng những học trò nhỏ đặc biệt của chị Nhung phải mất cả buổi học, thậm chí nhiều buổi vẫn chưa nhớ dù có trẻ đã 4 - 5 tuổi.

Chị Nhung tâm sự: "Tôi học Khoa Giáo dục đặc biệt, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Hà Nội. Năm 2007 tốt nghiệp tôi đi làm tại một trung tâm hỗ trợ giáo dục trẻ đặc biệt tại Hà Nội, đến năm 2008 thì về Yên Bái. Từ đó đến nay tôi hỗ trợ dạy can thiệp cho các gia đình có nhu cầu tại Yên Bái. Hỗ trợ trẻ đặc biệt không đủ nuôi sống bản thân nên tôi đi học thêm chuyên ngành khác và xin vào làm tại Điện lực huyện Trấn Yên. Muốn thỏa đam mê với nghề dạy học cũng là thương các em nhỏ không được can thiệp sẽ không hòa nhập được cộng đồng nên tôi nhận hỗ trợ tại nhà ngoài giờ làm. Người thân chính là điểm tựa hỗ trợ, động viên to lớn để tôi tiếp tục nghề dạy "trẻ đặc biệt”. 

Đối với các trẻ phát triển bình thường việc tiếp thu bài học sẽ nhanh hơn, nhưng với trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ, tăng động giảm chú ý, chậm phát triển trí tuệ, chậm ngôn ngữ thì ngoài tình yêu thương với trẻ, chị Nhung phải dành rất nhiều ý chí bền bỉ, kiên trì. Chị phải chú ý từng trẻ, theo dõi trẻ đang ở mốc tuổi phát triển nào, các sở thích là gì, khó khăn nào làm cản trở đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày... để từ đó lên chương trình, mục tiêu can thiệp phù hợp nhất. 

Chị Nhung chia sẻ thêm: "Mỗi trẻ là một cá thể riêng, không bạn nào giống bạn nào. Nhiều người hỏi tôi có bao giờ thấy nản khi dạy trẻ mãi mà chưa tiến bộ không? Thực tình, chưa hề có một phút nào tôi nản lòng cả. Tôi luôn nói với bố mẹ trẻ rằng, hôm nay con chưa làm được thì con cần thời gian luyện tập thêm, cứ làm kiên trì hàng ngày ắt con cũng sẽ thực hiện được bài tập đó, từng chút một rồi con sẽ đến đích”. 

Đến với trẻ bằng tình yêu thương, đồng cảm, dạy trẻ bằng cả tâm huyết của một nhà giáo, chị Nguyễn Thị Thùy Nhung đã trang bị cho rất nhiều "trẻ đặc biệt” hành trang cần thiết để có thể mở cánh cửa trưởng thành.

Lê Thương

Tags trẻ đặc biệt trẻ chậm phát triển tương lai chắp cánh

Các tin khác
Nghệ nhân dân gian Hoàng Thị Văn dạy múa xòe cho các em thiếu nhi ở bản Tông Poọng, phường Tân An, thị xã Nghĩa Lộ.

Năm 2022, bà Hoàng Thị Văn, tổ Tông Co 3, phường Tân An, thị xã Nghĩa Lộ được công nhận là Nghệ nhân dân gian. Đây là sự ghi nhận đối với những đóng góp của bà trong bảo tồn, truyền dạy những điệu xòe cổ cho thế hệ trẻ, góp phần khơi dậy, vun đắp tình cảm, lòng tự hào đối với văn hóa truyền thống dân tộc.

Chị Lâm Thị Kim Thoa giới thiệu với du khách về sản phẩm Trà Shan tuyết Suối Giàng

Chị Lâm Thị Kim Thoa - Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) kiêm Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Suối Giàng (huyện Văn Chấn) và anh Phùng Bình Minh - Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX Nông lâm nghiệp Bình Minh (huyện Yên Bình) là hai gương mặt đại diện cho khối kinh tế tập thể Yên Bái vừa vinh dự nhận danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc” năm 2023. Nỗ lực vươn lên trên vùng đất khó đã mang đến thành công cho mỗi doanh nhân với doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm.

Trưởng thôn Đặng Tòn Đú và người dân trong thôn kiểm tra các tuyến đường giao thông nông thôn.

Với vai trò Phó Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân thôn Mộ, xã Châu Quế Hạ, huyện Văn Yên, thời gian qua, anh Đặng Tòn Đú đã luôn nỗ lực hết mình trong công việc, được “Đảng tín, dân tin” và trở thành tấm gương điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Chị Nguyễn Thanh Bảy hướng dẫn học sinh từng động tác cơ bản với trái bóng.

Được biết đến là vận động viên (VĐV) chuyên nghiệp của đội tuyển bóng rổ Yên Bái, chị Nguyễn Thanh Bảy từng tham gia thi đấu ở các cấp độ giải trẻ, giải toàn quốc và giành được nhiều thành tích cao. Từ tình yêu, niềm đam mê bóng rổ cháy bỏng đã thôi thúc chị trở thành người thầy truyền lửa đam mê tập luyện cho các bạn trẻ yêu thích môn thể thao này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục