Người “thu” hoa làm mật ngọt ở Mậu Đông

  • Cập nhật: Thứ năm, 7/9/2023 | 1:49:35 PM

YênBái - Tận dụng lợi thế đất vườn đồi, những năm qua, gia đình ông Đồng Văn Tâm ở thôn Đoàn Kết, xã Mậu Đông, huyện Văn Yên đã phát triển nghề nuôi ong lấy mật, hàng năm mang về nguồn thu hơn 100 triệu đồng. Ông cũng thành lập Tổ hợp tác (THT) nuôi ong xã Mậu Đông.

Ông Đồng Văn Tâm giới thiệu với lãnh đạo Hội Cựu chiến binh huyện Văn Yên về Tổ hợp tác nuôi ong xã Mậu Đông.
Ông Đồng Văn Tâm giới thiệu với lãnh đạo Hội Cựu chiến binh huyện Văn Yên về Tổ hợp tác nuôi ong xã Mậu Đông.

Trước đây, từ diện tích đồi rừng hơn 6 ha, ông Đồng Văn Tâm trồng cây quế, vốn là loại cây dược liệu có giá trị kinh tế cao. Nhờ đó, gia đình ông luôn có nguồn thu nhập ổn định. Mong muốn tận dụng khai thác kinh tế từ đồi rừng, sau khi tìm hiểu, ông biết đến mô hình nuôi ong dưới tán rừng và bắt đầu nuôi ong lấy mật từ năm 2018.

Thời gian đầu, ông chỉ nuôi quy mô nhỏ lẻ với 10 tổ ong để nuôi thử nghiệm, mục đích để sử dụng là chủ yếu. Nhờ chuyên tâm nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm cộng thêm một chút may mắn, ông đã thành công ngay từ lứa ong đầu tiên.

Chỉ sau 5 năm, bằng cách tự nhân giống để đảm bảo sức khỏe của đàn ong, đến nay, ông Tâm đã có hơn 60 tổ ong. Mỗi tổ ong cho ông khai thác khoảng từ 12 - 13 lít mật/năm tùy mùa hoa. Bên cạnh nguồn thu từ rừng, gia đình ông Tâm có thêm một nguồn thu đáng kể từ nghề nuôi ong lấy mật.

Ông Tâm chia sẻ: "Nghề nuôi ong vừa dễ lại vừa khó. Bởi nuôi ong không phải đầu tư nhiều vốn, mỗi thùng nuôi chi phí chỉ khoảng 1 triệu đồng nhưng đòi hỏi người nuôi phải khéo léo, tỷ mỉ và nắm rõ đặc tính của ong để có chế độ chăm sóc phù hợp từng giai đoạn, từng mùa. Hơn nữa, cần phải am hiểu về các loài hoa, mùa hoa nở, mùa ong đi lấy mật, vùng có nhiều hoa để luân chuyển đàn ong tìm kiếm những nơi có nguồn mật hoa dồi dào. Đồng thời, cũng cần phải hiểu về đặc tính xây tổ, chia đàn để tránh ong tách đàn bay đi mất. So với các loại vật nuôi khác, nuôi ong lấy mật cho hiệu quả kinh tế khá cao”. 

Tự tích lũy kinh nghiệm, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong và nhận thấy nhu cầu của thị trường về mật ong ngày càng tăng lên, nhất là mật từ loài ong bản địa, được nuôi tự nhiên, ông Tâm đứng ra thành lập THT nuôi ong xã Mậu Đông với 7 thành viên, là những hội viên cựu chiến binh có cùng đam mê, sở thích với loài vật nuôi này. Tham gia THT, các hộ nuôi ong được hỗ trợ về kỹ thuật nuôi, cách làm thùng nuôi, cách chăm sóc, tạo ong chúa, hỗ trợ nhau trong những thời điểm đưa ong đi lấy mật ở địa bàn khác. 

Đặc biệt, các thành viên còn giúp đỡ nhau khi ong đến kỳ khai thác mật, đây cũng là cách làm hay ở THT nuôi ong xã Mậu Đông. 

Trước đây, chăn nuôi nhỏ lẻ mỗi hộ vài ba tổ ong, khi khai thác mật mọi người thường vắt, lọc qua lớp vải màn, đóng chai rồi đem bán, không kiểm soát được chất lượng. Cách làm này, không chỉ khiến mật bị lẫn nhiều cặn bã, tạp chất, mật dễ lên men, đóng đường, thời gian bảo quản ngắn mà còn khiến chu kỳ quay vòng của ong kéo dài gấp đôi, gấp ba lần. 

Đến nay, các hộ cùng đóng góp mua thùng quay mật ong chuyên dụng, cách chế biến mật đã khắc phục triệt để những hạn chế, mật đặc hơn, thời gian bảo quản lâu hơn và điều quan trọng nhất là đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. THT đã làm chủ kỹ thuật chọn ong chúa, ong đực có chất lượng nhân đàn và tạo được tính tụ đàn cao, ong ít bị bay, thoái hóa giống... sản lượng, chất lượng mật thu về ngày càng cao.

Những giọt mật sóng sánh, có vị ngọt thanh, thoang thoảng hương thơm của phấn hoa là thành quả lao động của những nông dân cần cù như ông Đồng Văn Tâm.

Vũ Đồng

Tags mật ong tổ hợp tác Mậu Đông Văn Yên đền Đông Cuông

Các tin khác
Đại tá Lê Thị Thanh Hằng tặng quà các cháu thiếu nhi được Hội phụ nữ Công an tỉnh Yên Bái nhận đỡ đầu.

Các nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thời gian qua đã được Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an Yên Bái, trực tiếp là Đại tá Lê Thị Thanh Hằng, Phó Bí thư Đảng ủy, PGĐ chỉ đạo thực hiện hiệu quả, khích lệ mọi người hăng hái thi đua trong công tác, chiến đấu, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Ông La Tài Quan (bên trái) trao đổi với lãnh đạo xã và bà con thôn Thác Tiên về phát triển và bảo tồn gen quế giống.

Mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, học và làm theo Bác để cùng với Ban Chi ủy Chi bộ vận động đồng bào thực hiện tốt hương ước làng xóm, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và cùng nhau đóng góp công xây dựng thành công thôn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu vào cuối năm 2024. Ông cũng là điển hình được đề nghị tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2021 - 2025 với những thành tích tiêu biểu thực hiện Chỉ thị 05. Đó là Phó thôn La Tài Quan - người có uy tín trong đồng bào dân tộc Dao ở thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng, huyện Văn Yên.

Hàng tháng, gia đình bà Cù Thị Vân Hồng sản xuất khoảng trên 300 m2 khối gỗ ván bóc xuất bán ra thị trường.

Với đức tính cần cù, ham học hỏi, bà Cù Thị Vân Hồng năm nay ngoài 50 tuổi, ở thôn Cầu Khai, xã Mậu Đông, huyện Văn Yên luôn nỗ lực tập trung phát triển kinh tế gia đình từ chăn nuôi, làm ván bóc, vươn lên làm giàu chính đáng trên quê hương và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Hàng năm, gia đình bà Hồng có thu nhập vài trăm triệu đồng.

Cựu chiến binh Lê Chí Công giới thiệu về quy trình kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm.

Luôn biết tìm ra hướng phát triển kinh tế mới, vừa là chi hội trưởng cựu chiến binh (CCB) vừa là giám đốc hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tự thành lập với tổng nguồn thu hàng năm từ 600 - 800 triệu đồng và việc nào cũng "tròn vai". Người CCB năng động này là Lê Chí Công, Chi hội trưởng Chi hội CCB thôn Tiền Phong, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục