Người đem ánh sáng văn hóa về bản

  • Cập nhật: Thứ tư, 20/10/2010 | 9:41:15 AM

YBĐT - Đến xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái), hỏi tên thầy giáo đảng viên Lò Văn Bích - Hiệu trưởng Trường tiểu học Vừ A Dính thì bà con nơi đây ai cũng biết vì thầy là người đã đem ánh sáng văn hoá về cho dân bản vùng cao.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình người Thái ở bản Có Thái, xã Nậm Có, hồi nhỏ cậu bé Bích đã sớm xác định cho mình một nghề có ích cho đồng bào vùng cao - đó là “nghề dạy chữ”. Bởi quê cậu là xã vùng sâu của huyện vùng cao Mù Cang Chải mặc dù có nhiều giáo viên từ miền xuôi lên đây công tác, nhưng chỉ dạy học được một thời gian ngắn là lại bỏ hoặc xin chuyển vùng do sự khắc nghiệt, khó khăn thiếu thốn của vùng cao.

Việc dạy chữ cho con em người Thái, người Mông ở nơi đây thường bị bỏ dở giữa chừng. Có những giai đoạn ở bản đã dựng được trường lớp nhưng không có giáo viên, trường lại bị bỏ hoang, vì thế mà tỷ lệ người dân ở đây bị mù chữ rất cao, trong đó cán bộ xã có nhiều người chỉ biết ký mỗi cái tên, không biết đọc cũng chẳng biết viết. Nhận thức được việc học chữ sẽ đem lại lợi ích cho bản thân và xã hội, nhận thức và những suy nghĩ như vậy, sau khi tốt nghiệp tiểu học, Bích đã chọn nghề giáo viên và tiếp tục vào học hệ 5 + 3 tại Trường Trung học sư phạm Nghĩa Lộ. Sau 3 năm miệt mài đèn sách, năm 1978, Bích đã tốt nghiệp ra trường với tấm bằng loại ưu. Anh xin Phòng giáo dục - đào tạo huyện Mù Cang Chải cho mình được dạy học tại quê nhà, vì ở đó thiếu giáo viên trầm trọng.

Được Phòng Giáo dục đào tạo huyện đồng ý, thầy giáo Lò Văn Bích đem kiến thức đã được tiếp thu trong những năm tháng học tại trường về truyền đạt cho con em của đồng bào ở các thôn, bản của Nậm Có. Trước tiên, thầy vận động bà con đóng góp nguyên vật liệu, công sức sửa sang lại trường, lớp và phối hợp với xã tổ chức tích cực tuyên truyền, vận động các bậc phụ huynh đưa con đến trường. Ban đầu mới về nhận công tác, thầy Bích cũng gặp không ít khó khăn, vì người dân chưa nhận thức rõ việc học chữ là có ích nên khi đi vận động các bậc phụ huynh cho con đến trường thì nhiều người không nghe và mắng mỏ thầy "Học chữ có no đâu mà thầy cứ lôi con chúng tôi đi...?" Nhưng thầy vẫn không nản lòng, với phương pháp "mưa dầm thấm lâu"; ban đầu lớp học chỉ có vài ba người, dần dần học sinh càng đến học đông hơn. Không chỉ làm giáo viên mà với năng lực trách nhiệm của tuổi trẻ, thầy giáo Bích còn được bầu làm Phó bí thư Đoàn xã nên thời gian buổi sáng thầy dành dạy các em nhỏ tuổi, buổi tối với vai trò Phó bí thư thanh niên, thầy Bích lại tập hợp tổ chức dạy bổ túc cho đoàn viên, thanh niên. Có thầy Bích làm điểm tựa, các thầy, cô giáo từ miền xuôi lên cũng thấy vui và yên tâm ở lại công tác.

Từ chỗ chỉ có duy nhất một trường học ở trung tâm, xã Nậm Có đã mở rộng thêm các phân hiệu khác như phân hiệu trường Tú San, phân hiệu Tà Ghênh và đến nay 13 bản trong xã đều đã có trường, lớp học cho con em đồng bào Mông và đồng bào Thái đến học chữ, hiện nay xã đã xây dựng thêm được một trường trung học cơ sở.

Sau 32 năm tâm huyết với nghề, thầy giáo Bích đã đào tạo nhiều học trò trở thành người có ích cho xã hội và đất nước. Trong đó có người thì làm giáo viên tiếp tục sự nghiệp của thầy đem ánh sáng văn hoá vào những bản vùng sâu, vùng xa, có người thì làm cán bộ, lãnh đạo ở địa phương, có người thì trở thành công an, quân đội bảo vệ tổ quốc và còn một số thì làm cán bộ ở huyện, ở tỉnh… Bản thân thầy Lò Văn Bích cũng đảm nhiệm, kiêm nhiệm nhiều chức vụ khác nhau ở địa phương như Phó hiệu trưởng, Phó bí thư Thường trực Đảng ủy xã và hiện nay là Hiệu trưởng trường tiểu học Vừ A Dính của xã Nậm Có.

Là một người “chỉ đạo”, thầy giáo Lò Văn Bích không chỉ dạy chữ mà còn dạy cả cách sống, cách làm người có đạo đức và biết yêu quê hương đất nước, không du canh, du cư, không chặt phá, đốt rừng bừa bãi, không nghiện ngập và bảo vệ môi trường sinh thái... cho con em của đồng bào mình. Là lãnh đạo trường, thầy luôn quan tâm đến đời sống của cán bộ, giáo viên cũng như học sinh nên chất lượng dạy và học của Nậm Có luôn được đảm bảo. Các phong trào ngoại khoá như sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao được duy trì đều đặn.

Chia tay Nậm Có trong buổi chiều nhạt nắng, chúng tôi gặp từng đoàn học sinh trong trang phục dân tộc Thái, Mông đi học về, đang cất cao lời bài hát "Người Mèo ơn Đảng".  Nậm Có đã thực sự đổi thay nhờ ánh sáng văn hoá của Đảng, của Bác mà thầy giáo Lò Văn Bích tận tâm mang về.

Sùng Đức Hồng

Các tin khác
Đại tá Lê Thị Thanh Hằng tặng quà các cháu thiếu nhi được Hội phụ nữ Công an tỉnh Yên Bái nhận đỡ đầu.

Các nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thời gian qua đã được Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an Yên Bái, trực tiếp là Đại tá Lê Thị Thanh Hằng, Phó Bí thư Đảng ủy, PGĐ chỉ đạo thực hiện hiệu quả, khích lệ mọi người hăng hái thi đua trong công tác, chiến đấu, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Ông La Tài Quan (bên trái) trao đổi với lãnh đạo xã và bà con thôn Thác Tiên về phát triển và bảo tồn gen quế giống.

Mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, học và làm theo Bác để cùng với Ban Chi ủy Chi bộ vận động đồng bào thực hiện tốt hương ước làng xóm, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và cùng nhau đóng góp công xây dựng thành công thôn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu vào cuối năm 2024. Ông cũng là điển hình được đề nghị tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2021 - 2025 với những thành tích tiêu biểu thực hiện Chỉ thị 05. Đó là Phó thôn La Tài Quan - người có uy tín trong đồng bào dân tộc Dao ở thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng, huyện Văn Yên.

Hàng tháng, gia đình bà Cù Thị Vân Hồng sản xuất khoảng trên 300 m2 khối gỗ ván bóc xuất bán ra thị trường.

Với đức tính cần cù, ham học hỏi, bà Cù Thị Vân Hồng năm nay ngoài 50 tuổi, ở thôn Cầu Khai, xã Mậu Đông, huyện Văn Yên luôn nỗ lực tập trung phát triển kinh tế gia đình từ chăn nuôi, làm ván bóc, vươn lên làm giàu chính đáng trên quê hương và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Hàng năm, gia đình bà Hồng có thu nhập vài trăm triệu đồng.

Cựu chiến binh Lê Chí Công giới thiệu về quy trình kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm.

Luôn biết tìm ra hướng phát triển kinh tế mới, vừa là chi hội trưởng cựu chiến binh (CCB) vừa là giám đốc hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tự thành lập với tổng nguồn thu hàng năm từ 600 - 800 triệu đồng và việc nào cũng "tròn vai". Người CCB năng động này là Lê Chí Công, Chi hội trưởng Chi hội CCB thôn Tiền Phong, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục