Chuyện về kỹ sư "Giang trồng trọt"

  • Cập nhật: Thứ năm, 21/10/2010 | 8:44:30 AM

YBĐT - Gặp gỡ, tiếp xúc với anh Đỗ Thành Giang, Phó phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Trạm Tấu, tôi ấn tượng với anh bởi đó là một kỹ sư trẻ tâm huyết với nghề, một đảng viên cần mẫn, năng động và sáng tạo.

Kỹ sư Đỗ Thành Giang (người giơ tay) hướng dẫn đồng bào Mông xã Mồ Dề (Mù Cang Chải) phương pháp kỹ thuật sản xuất giống lúa lai trong đợt rét đậm, rét hại kéo dài năm 2008.
Kỹ sư Đỗ Thành Giang (người giơ tay) hướng dẫn đồng bào Mông xã Mồ Dề (Mù Cang Chải) phương pháp kỹ thuật sản xuất giống lúa lai trong đợt rét đậm, rét hại kéo dài năm 2008.

Với sự miệt mài trong công việc và mong muốn làm thế nào để đem lại năng suất, chất lượng cao trong sản xuất, anh luôn được bà con tin yêu và gọi với cái tên trìu mến “Giang trồng trọt”.

Năm 2001, sau khi tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp, Khoa Trồng trọt, anh Giang về công tác tại Trung tâm Giống cây trồng tỉnh Yên Bái. Với nhiệt huyết của tuổi trẻ và tinh thần đầu tầu gương mẫu của người đảng viên, năm 2002, anh đã tự nguyện xin tăng cường giúp bà con nhân dân Lục Yên phát triển sản xuất. Khắc phục mọi khó khăn, thiếu thốn về vật chất, anh tích cực phối hợp cùng với chính quyền các xã Mường Lai, Liễu Đô sản xuất các giống lúa lai F1, Nhị ưu 838 trên diện tích thí điểm 10 ha.

Anh Giang cho biết: “Sản xuất lúa lai đòi hỏi quy trình rất nghiêm ngặt, trong đó kết quả phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết và việc thực hiện quy trình kỹ thuật của người dân. Cây lúa phải được chăm sóc đặc biệt cho từng giai đoạn sinh trưởng phát triển và quan trọng là phải xử lý kỹ thuật để lúa trỗ trùng khớp cùng với các giống lúa khác, đảm bảo tỷ lệ giao phấn cao nhất, thu được nhiều hạt giống lúa trên một bông”. Lăn lộn với ruộng đồng, “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” với nông dân, chỉ sau một vụ trồng thử nghiệm, năng suất lúa tại những thửa ruộng anh trực tiếp hướng dẫn đã cao hơn nhiều so với năng suất lúa tại các xã khác trong huyện và khu vực. Thành công ấy đã góp phần quan trọng bổ sung, chủ động cung ứng giống lúa cho bà con trong tỉnh, giảm bớt phụ thuộc vào việc nhập khẩu các giống lúa của Trung Quốc.

Sau những thành công trong quá trình chuyển giao kỹ thuật sản xuất các giống lúa lai tại huyện Lục Yên, “Giang trồng trọt” được tổ chức điều động chuyển công tác về dây chuyền nuôi cấy mô tế bào thực vật thuộc Trung tâm Giống cây trồng tỉnh. Đây là một tiến bộ kỹ thuật mới, đòi hỏi người cán bộ phải có sự tìm tòi và cần mẫn. Phát huy tinh thần chủ động sáng tạo, anh đã tham mưu các phương án xây dựng và làm chủ dây chuyền một cách hiệu quả.

Sau một thời gian nghiên cứu, anh đã cùng với anh em cán bộ trong dây chuyền sản xuất được 1,5 triệu cây giống bạch đàn/năm. Năm 2004, anh tiếp tục được tổ chức phân công tăng cường hướng dẫn bà con ở các xã Nghĩa An, Nghĩa Phúc (thị xã Nghĩa Lộ); xã Nậm Búng (huyện Văn Chấn) và xã Mồ Dề (huyện Mù Cang Chải) phương pháp kỹ thuật sản xuất giống lúa lai và trồng thử nghiệm giống đậu tương, giống lúa nương. Bắt tay vào công việc mới, với sự cố gắng nỗ lực của bản thân, anh Giang đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Các mô hình do anh dày công xây dựng đã được Trung tâm Kiểm nghiệm giống cây trồng quốc gia đánh giá tốt về chất lượng cũng như thành công trong việc nâng cao năng suất trong sản xuất giống lúa. Ghi nhận những đóng góp của tháng 9/2008, Sở NN& PTNT đã bổ nhiệm Đỗ Thành Giang giữ chức Phó phòng Trồng trọt.

Từ tháng 10/2008 đến nay, anh được tăng cường làm Phó phòng NN&PTNT huyện Trạm Tấu. Dù ở bất cứ vị trí công tác nào, nhiệm vụ nào được giao anh đều hoàn thành xuất sắc và có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội chung của địa phương. Với sự say mê sáng tạo cùng sức trẻ, anh Giang luôn trăn trở tìm tòi với mong muốn làm thế nào để đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật giúp nông dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng giá trị thu nhập, nâng cao thu nhập.

 Anh tâm sự: “Để có được thành công trong công việc mình theo đuổi thì điều quan trọng nhất là phải yêu và tâm huyết với nghề. Có thích, có yêu thì mới có sự suy nghĩ, sáng tạo, vượt qua mọi khó khăn trong công việc để cống hiến được hết mình. Dù phải đi xa nhiều, ở những nơi núi rừng xa xôi, điều kiện còn rất nhiều khó khăn nhưng được mang kiến thức của mình đã học áp dụng tiến bộ KHKT vào đồng ruộng giúp nông dân sản xuất giỏi là điều tôi luôn mong muốn”.

Với thói quen đọc sách, nghiên cứu khoa học và lưu trữ thông tin đã giúp người kỹ sư trẻ tuổi này có nhiều đề tài, sáng kiến trong công việc. Bên cạnh việc tham gia nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sản xuất giống hoa phong lan, khoai tây, “Giang trồng trọt” còn được mọi người biết đến với vai trò là thành viên của một số đề tài khoa học như: “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất lúa nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, đạt cánh đồng 50 triệu đồng/ha”; Đề tài “Áp dụng kỹ thuật bón phân viên dúi sâu trong sản xuất, nâng năng suất lúa từ 55 tạ/ha lên 78 tạ/ha. Và hiện nay đề tài này đã được áp dụng rộng rãi tại tất cả các huyện trong tỉnh, đặc biệt là Lục Yên, Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ, góp phần xây dựng quê hương Yên Bái ngày càng phát triển.

Thanh Chi

Các tin khác
Đại tá Lê Thị Thanh Hằng tặng quà các cháu thiếu nhi được Hội phụ nữ Công an tỉnh Yên Bái nhận đỡ đầu.

Các nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thời gian qua đã được Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an Yên Bái, trực tiếp là Đại tá Lê Thị Thanh Hằng, Phó Bí thư Đảng ủy, PGĐ chỉ đạo thực hiện hiệu quả, khích lệ mọi người hăng hái thi đua trong công tác, chiến đấu, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Ông La Tài Quan (bên trái) trao đổi với lãnh đạo xã và bà con thôn Thác Tiên về phát triển và bảo tồn gen quế giống.

Mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, học và làm theo Bác để cùng với Ban Chi ủy Chi bộ vận động đồng bào thực hiện tốt hương ước làng xóm, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và cùng nhau đóng góp công xây dựng thành công thôn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu vào cuối năm 2024. Ông cũng là điển hình được đề nghị tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2021 - 2025 với những thành tích tiêu biểu thực hiện Chỉ thị 05. Đó là Phó thôn La Tài Quan - người có uy tín trong đồng bào dân tộc Dao ở thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng, huyện Văn Yên.

Hàng tháng, gia đình bà Cù Thị Vân Hồng sản xuất khoảng trên 300 m2 khối gỗ ván bóc xuất bán ra thị trường.

Với đức tính cần cù, ham học hỏi, bà Cù Thị Vân Hồng năm nay ngoài 50 tuổi, ở thôn Cầu Khai, xã Mậu Đông, huyện Văn Yên luôn nỗ lực tập trung phát triển kinh tế gia đình từ chăn nuôi, làm ván bóc, vươn lên làm giàu chính đáng trên quê hương và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Hàng năm, gia đình bà Hồng có thu nhập vài trăm triệu đồng.

Cựu chiến binh Lê Chí Công giới thiệu về quy trình kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm.

Luôn biết tìm ra hướng phát triển kinh tế mới, vừa là chi hội trưởng cựu chiến binh (CCB) vừa là giám đốc hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tự thành lập với tổng nguồn thu hàng năm từ 600 - 800 triệu đồng và việc nào cũng "tròn vai". Người CCB năng động này là Lê Chí Công, Chi hội trưởng Chi hội CCB thôn Tiền Phong, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục