Nữ đảng viên gương mẫu ở Cao Phạ

  • Cập nhật: Thứ bảy, 23/10/2010 | 8:59:37 AM

Chị Vàng Thị Pàng - Chủ tịch Hội phụ nữ xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo, đông con ở bản Mí Háng Tâu, xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái).

Lúc nhỏ, chị  gặp không ít khó khăn, mới theo học hết lớp 3 thì bố ốm nặng và qua đời, mẹ đi tiếp bước nữa. Chị Pàng phải dừng việc học vì không còn lựa chọn nào khác. Là con gái cả trong gia đình, chị phải gánh trên vai trách nhiệm chăm lo cuộc sống cho các em  mình.

Cuộc sống đầy gian nan nhưng chị không hề lùi bước. Năm 1999, khi các em của chị đã lớn khôn hơn, tự biết chăm lo cho bản thân, chị tiếp tục theo việc học bằng cách theo chương trình xóa mù chữ hết lớp 5, rồi sau xây dựng gia đình và về tham gia công tác hội phụ nữ ở xã Cao Phạ. Với tinh thần không không ngừng phấn đấu vươn lên, đến năm 2001, chị tiếp tục về huyện học THCS hệ bổ túc văn hóa và nay chị vừa kết thúc khóa học lớp trung cấp chính trị tại Trường Chính trị tỉnh Yên Bái.

Là một hội viên trẻ, nhanh nhạy và năng động, luôn đi đầu trong các phong trào thi đua học tập, lao động, sản xuất và công tác của hội, năm 2000, chị Vàng Thị Pàng đã được bầu làm Chủ tịch Hội Phụ nữ xã.

Nhận rõ Cao Phạ là xã vùng cao còn nhiều khó khăn, chị em hội viên 100 % là người dân tộc thiểu số, trình độ văn hoá thấp, kiến thức và kinh nghiệm sản xuất chưa cao, nhiều gia đình chị em còn có người nghiện, đông con, thiếu vốn sản xuất dẫn đến cuộc sống gia đình nghèo nàn và khó khăn.

Với vai trò trách nhiệm của một đảng viên, trách nhiệm của một chủ tịch Hội phụ nữ và còn là đại biểu HĐND tỉnh, chị đã xác định phải tìm cách giúp các gia đình hội viên vượt lên hoàn cảnh. Trong đó, việc trước tiên là nâng cao trình độ văn hoá, trang bị kiến thức khoa học - kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất và vốn cho hội viên phụ nữ; vận động chị em xóa bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu không còn phù hợp với cuộc sống hôm nay...

Với cách suy nghĩ đó, chị đã cùng các ban ngành, đoàn thể tổ chức vận động nhân dân tự phá bỏ cây thuốc phiện, đưa vào trồng các loại cây trồng có năng suất và giá trị kinh tế cao như đậu tương, cây chè, thảo quả, quế... Đồng thời, hướng dẫn các hội viên đào mương dẫn nước về đồng, mở rộng diện tích ruộng bậc thang, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và đào ao thả cá...

Là người đứng đầu Ban chấp hành Hội phụ nữ xã, chị luôn gương mẫu đi trước để chị em noi theo. Mặc dù bận nhiều công việc Hội, song chị cũng tranh thủ thời gian cùng chồng con khai hoang ruộng bậc thang, trồng cây thảo quả, bảo vệ rừng, dệt thổ cẩm và chăn nuôi gia súc, gia cầm tạo ra hàng hóa phục vụ cuộc sống gia đình.

Bằng sự nỗ lực, phấn đấu của gia đình và bản thân, dần có tích luỹ, chị đã sửa sang được nhà cửa khang trang, mua sắm đầy đủ tiện nghi sinh hoạt trong gia đình như xe máy, máy khâu, máy xát thóc, tủ, ti vi. Hai đứa con của chị có đủ điều kiện học hành chăm ngoan.

Năm 2007 - 2008, chị Pàng đã cùng Ban chấp hành Hội Phụ nữ xã vận động các chị em có cuộc sống khá quyên góp ngày công, nguyên vật liệu giúp xoá nhà dột nát cho 3 gia đình hội viên nghèo là: chị Hảng Thị Mỷ ở bản Trống Tông, chị Giàng Thị Dinh ở bản Tà Chơ và gia đình chị Giàng Thị Chở ở bản Lìm Mông.

Với sự góp sức của chị Pàng cùng với Hội phụ nữ xã, đến nay số hội viên toàn xã đã tăng lên 862 người, trong đó có 603 hội viên trẻ. Phần lớn các hội viên đều có cuộc sống ổn định.

9 thôn, bản của toàn xã, thôn nào cũng có hội viên làm kinh tế giỏi, điển hình như gia đình các hội viên: Vàng Thị Mao, Thào Thị Cha ở bản Tà Chơ, Chang Thị Máy, Sùng Thị Sua bản Lìm Mông, Hà Thị Tỉa bản Ít Thái, Sùng Thị Máy ở bản Trống Tông và nhiều hội viên khác...

Nay các hội viên Hội phụ nữ Cao Phạ mỗi người đều đã biết tự tìm cho mình một hướng phát triển kinh tế riêng phù hợp với đất sản xuất của gia đình. Ngoài việc trồng cây lúa, cây ngô, có hội viên chọn cây đậu tương, có người chọn cây thảo quả, có hội viên lại chọn hướng phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi thả cá đồng...

Học tập và làm theo tấm gương của chị, nhiều chị em đã tích cực tham gia học xóa mù, hăng hái phát triển kinh tế bằng cách thâm canh, tăng vụ và đưa tiến bộ KHKT áp dụng vào sản xuất. Đồng thời không sinh đẻ nhiều con, không trồng cây thuốc phiện, không chặt phá rừng bừa bãi, không du canh, du cư...

Cuộc sống của nhiều hội viên đã dần thoát khỏi nghèo đói, không còn gia đình hội viên nào có người nghiện hút, buôn bán, tàng trữ trái phép chất ma túy và các tệ nạn xã hội khác.

Đức Hồng 

Các tin khác
Đại tá Lê Thị Thanh Hằng tặng quà các cháu thiếu nhi được Hội phụ nữ Công an tỉnh Yên Bái nhận đỡ đầu.

Các nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thời gian qua đã được Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an Yên Bái, trực tiếp là Đại tá Lê Thị Thanh Hằng, Phó Bí thư Đảng ủy, PGĐ chỉ đạo thực hiện hiệu quả, khích lệ mọi người hăng hái thi đua trong công tác, chiến đấu, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Ông La Tài Quan (bên trái) trao đổi với lãnh đạo xã và bà con thôn Thác Tiên về phát triển và bảo tồn gen quế giống.

Mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, học và làm theo Bác để cùng với Ban Chi ủy Chi bộ vận động đồng bào thực hiện tốt hương ước làng xóm, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và cùng nhau đóng góp công xây dựng thành công thôn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu vào cuối năm 2024. Ông cũng là điển hình được đề nghị tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2021 - 2025 với những thành tích tiêu biểu thực hiện Chỉ thị 05. Đó là Phó thôn La Tài Quan - người có uy tín trong đồng bào dân tộc Dao ở thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng, huyện Văn Yên.

Hàng tháng, gia đình bà Cù Thị Vân Hồng sản xuất khoảng trên 300 m2 khối gỗ ván bóc xuất bán ra thị trường.

Với đức tính cần cù, ham học hỏi, bà Cù Thị Vân Hồng năm nay ngoài 50 tuổi, ở thôn Cầu Khai, xã Mậu Đông, huyện Văn Yên luôn nỗ lực tập trung phát triển kinh tế gia đình từ chăn nuôi, làm ván bóc, vươn lên làm giàu chính đáng trên quê hương và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Hàng năm, gia đình bà Hồng có thu nhập vài trăm triệu đồng.

Cựu chiến binh Lê Chí Công giới thiệu về quy trình kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm.

Luôn biết tìm ra hướng phát triển kinh tế mới, vừa là chi hội trưởng cựu chiến binh (CCB) vừa là giám đốc hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tự thành lập với tổng nguồn thu hàng năm từ 600 - 800 triệu đồng và việc nào cũng "tròn vai". Người CCB năng động này là Lê Chí Công, Chi hội trưởng Chi hội CCB thôn Tiền Phong, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục