Biết làm giàu - rộng lòng nhân ái

  • Cập nhật: Thứ ba, 26/10/2010 | 2:33:41 PM

YBĐT - Hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương, anh Giang cùng gia đình quyết định đầu tư vào trồng rừng. Với diện tích đất rừng gia đình được giao và mua trước đó, anh Giang đã bỏ vốn đầu tư trồng 5 ha quế, 6 ha bồ đề, keo và khoảng 0,5 ha chè cành.

Anh Giang chăm sóc đàn lợn nái.
Anh Giang chăm sóc đàn lợn nái.

Quyết chí làm giàu

Bước đầu còn khó khăn, anh đã vận dụng phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, gia đình tích cực trồng thêm cây ngô, khoai, sắn có thu nhập thường xuyên phục vụ tái sản xuất.

Sau bao năm cùng gia đình và vợ vất vả với đồi rừng nay đã thu được kết quả. Anh nhẩm tính: “5 ha quế tỉa hàng năm bán gỗ, vỏ rồi kể cả lá cho Nhà máy chế biến tinh dầu quế Đông Cuông, tổng thu từ quế mang lại cho gia đình 50 triệu đồng, trừ chi phí nhân công, vận chuyển ăn đứt 35 triệu đồng rồi!

Đối với cây keo, bồ đề từ 8- 10 năm tuổi, thu nhập luân phiên mỗi năm được một ha, trừ chi phí cũng thu được ba chục triệu đồng”. Mỗi năm khi thu hoạch 1 ha cây keo, bồ đề, anh Giang trồng ngay 10 ngàn cây sắn cao sản, thu 25- 30 tấn củ, với giá sắn là 1.300 đồng/kg, anh thu khoảng 38 triệu đồng.

Từ phát triển kinh tế đồi rừng, anh Giang có điều kiện đầu tư  chăn nuôi. Vài năm trước, chăn nuôi nhỏ lẻ, thủ công, mỗi năm xuất khoảng 3 - 4 tấn lợn thịt lãi suất không đáng kể, chưa kể dịch bệnh làm anh khốn đốn. Năm 2008, trang trại của anh chết một lúc 13 con lợn nái và còn ảnh hưởng chết hết một ao cá lớn... Không nản lòng, anh Giang dành thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, đi một số địa phương học hỏi cách chăn nuôi. Rồi chủ trương triển khai hỗ trợ chăn nuôi lợn theo hướng hàng hoá của tỉnh, hội nông dân huyện, xã tuyên truyền vận động là cú hích khiến anh mạnh dạn hơn trong việc đầu tư chăn nuôi.

Năm 2009, anh làm thêm chuồng trại chăn nuôi qui mô với tổng diện tích 140 m2 chia thành các ngăn chuồng sạch sẽ và đánh số cẩn thận. Xuống thăm khu chăn nuôi của anh, có tới 16 ngăn, nào ngăn nuôi lợn nái, lợn con, nhiều ngăn nuôi lợn thịt sắp xuất chuồng. Nhìn những con lợn nái béo tròn thật thích mắt, anh Giang cho biết: “Giống lợn Mỹ đấy, tất thảy 6 con nái trắng F1, F2 và 6 con nái lang hồng”.

Với số lượng chuồng trại như vậy, lúc cao điểm nhất gia đình có tới 145 con lợn trong chuồng. Chỉ tính riêng năm 200, anh Giang xuất bán được 370 con lợn thịt, xấp xỉ 26 tấn lợn hơi. Với giá lúc đó 22 ngàn đồng/kg anh thu về trên 570 triệu đồng, trừ mọi chi phí thức ăn, nhân công, con giống, thuốc thú y còn lãi khoảng 160 triệu đồng. Năm 2009, sau khi được đầu tư thêm vào chăn nuôi và trồng hết diện tích đồi rừng, tổng thu của gia đình đạt trên 719 triệu đồng, trừ chi phí số lãi 250 triệu đồng, bình quân mỗi khẩu đạt tới 63 triệu đồng, tăng so với 2005 trên 40 triệu đồng/khẩu. Đến nay, anh Giang đang sở hữu một trang trại 14 ha đồi rừng kết hợp chăn nuôi, nếu tính giá trị sản phẩm kinh tế cũng ngót vài ba tỷ đồng.

Sẻ chia kinh nghiệm và ý tưởng

Từ mô hình kinh tế tổng hợp đạt hiệu quả của mình, anh Giang đã rút ra được nhiều kinh nghiệm quí chia sẻ để mọi người cùng làm theo. Trước hết là vận dụng đúng đường lối, chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, mạnh dạn tìm tòi học hỏi đầu tư áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt. Anh bật mí: 5 yếu tố cần có để phát triển chăn nuôi đạt hiệu quả.

Ngoài việc xây dựng chuồng trại phải bảo đảm thoáng mát, sạch sẽ, mua con giống tốt thì việc tiêm phòng dịch bệnh theo đúng qui trình là một yếu tố rất quan trọng trong điều kiện môi trường dễ xảy ra dịch bệnh như hiện nay. Do đó, khi lợn mới đẻ ra anh đều cho uống thuốc phòng ngừa bệnh đường ruột, tiêu chảy ngay. Về thức ăn, ngoài ngô, sắn ra thì chất lượng cám công nghiệp phải đạt tiêu chuẩn và tỷ lệ pha trộn cần tuân thủ chặt chẽ qui trình.

Hiện anh áp dụng chế độ thức ăn cho lợn theo phương pháp ủ men vi sinh của Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. Bây giờ tôi mới hiểu vì sao mỗi chuồng lợn anh Giang đều đánh số cẩn thận. Mỗi lần cho lợn ăn đều có cân đong đúng tỷ lệ trên sổ theo dõi. Tuỳ theo thời gian nuôi mà tỷ lệ thức ăn của lợn cũng tăng dần, bảo đảm lợn không bị đói hoặc quá dư thừa thức ăn gây lãng phí và ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của đàn lợn. Qua thí điểm và áp dụng theo phương pháp ủ men thấy đạt hiệu quả, bảo đảm lợn sẽ tăng trưởng bình quân mỗi con không dưới 1 kg/tháng.

Mô hình kinh tế tổng hợp của gia đình anh Phạm Hồng Giang.

Ông Vũ Xuân Nam- Phó chủ tịch UBND xã Mậu Đông cho hay: “Anh Giang không những là người biết vươn lên làm giàu chính đáng mà còn là một cán bộ văn hoá, một Ủy viên thường trực Hội Nông dân xã năng nổ, nhiệt tình, giàu lòng nhân ái. Gia đình anh đã giúp đỡ nhiều hộ khó khăn trong thôn, trong xã về tiền cũng như con giống để xóa nghèo. Chẳng hạn như giúp hộ ông Phạm Hải Chung cùng thôn 10 triệu đồng, ông Nguyễn Văn Hùng thôn 2 vay 5 triệu đồng không lấy lãi để xoá nhà tạm…”.

Trong quá trình công tác cơ sở, thấy nhà ông Nguyễn Văn Cường, Tống Văn Chiến ở thôn Khe Cam là hộ nghèo, anh Giang đã về nhà bắt 4 con lợn giống cho 2 gia đình chăn nuôi tạo điều kiện để các hộ này vượt qua khó khăn.

Trong các cuộc họp thôn, họp chi hội nông dân anh Giang thường tranh thủ trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi, phát triển kinh tế với bà con để cùng vươn lên. Mỗi năm có đến vài ba chục cuộc trao đổi như vậy với đồng bào trong thôn, trong xã đã tích cực giúp đỡ các hộ thoát nghèo. Tiêu biểu như hộ ông Trần Văn Hùng thôn Rãnh Cày được anh Giang tận tình giúp đỡ, chỉ bảo cách chăn nuôi nên đã thoát nghèo trở thành hộ khá. Mô hình trang trại của anh đã tạo công ăn việc làm cho trên dưới một chục lao động lúc nông nhàn, mức lương bình quân mỗi lao động đạt 1,7 triệu đồng/tháng.

Chia tay anh Giang, chúng tôi vẫn còn mải mê ngắm những đồi quế, đồi keo xanh ngát đằng xa. Anh đang có ý tưởng xây dựng khu nhà nghỉ sinh thái, giải trí trên chính quả đồi mâm xôi đẹp nhất của gia đình. Một ngôi nhà thấp thoáng bên những cây quế, keo, xung quanh có ao cá chỉ cách trung tâm huyện lỵ không xa thì thật lý tưởng. Hy vọng anh Giang sẽ thành công với dự định mới của mình.

 Văn Trung

Các tin khác
Đại tá Lê Thị Thanh Hằng tặng quà các cháu thiếu nhi được Hội phụ nữ Công an tỉnh Yên Bái nhận đỡ đầu.

Các nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thời gian qua đã được Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an Yên Bái, trực tiếp là Đại tá Lê Thị Thanh Hằng, Phó Bí thư Đảng ủy, PGĐ chỉ đạo thực hiện hiệu quả, khích lệ mọi người hăng hái thi đua trong công tác, chiến đấu, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Ông La Tài Quan (bên trái) trao đổi với lãnh đạo xã và bà con thôn Thác Tiên về phát triển và bảo tồn gen quế giống.

Mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, học và làm theo Bác để cùng với Ban Chi ủy Chi bộ vận động đồng bào thực hiện tốt hương ước làng xóm, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và cùng nhau đóng góp công xây dựng thành công thôn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu vào cuối năm 2024. Ông cũng là điển hình được đề nghị tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2021 - 2025 với những thành tích tiêu biểu thực hiện Chỉ thị 05. Đó là Phó thôn La Tài Quan - người có uy tín trong đồng bào dân tộc Dao ở thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng, huyện Văn Yên.

Hàng tháng, gia đình bà Cù Thị Vân Hồng sản xuất khoảng trên 300 m2 khối gỗ ván bóc xuất bán ra thị trường.

Với đức tính cần cù, ham học hỏi, bà Cù Thị Vân Hồng năm nay ngoài 50 tuổi, ở thôn Cầu Khai, xã Mậu Đông, huyện Văn Yên luôn nỗ lực tập trung phát triển kinh tế gia đình từ chăn nuôi, làm ván bóc, vươn lên làm giàu chính đáng trên quê hương và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Hàng năm, gia đình bà Hồng có thu nhập vài trăm triệu đồng.

Cựu chiến binh Lê Chí Công giới thiệu về quy trình kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm.

Luôn biết tìm ra hướng phát triển kinh tế mới, vừa là chi hội trưởng cựu chiến binh (CCB) vừa là giám đốc hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tự thành lập với tổng nguồn thu hàng năm từ 600 - 800 triệu đồng và việc nào cũng "tròn vai". Người CCB năng động này là Lê Chí Công, Chi hội trưởng Chi hội CCB thôn Tiền Phong, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục