Nữ đảng viên bên dòng suối Hát

  • Cập nhật: Thứ năm, 28/10/2010 | 9:26:36 AM

YBĐT - Chị Lò Thị Lả sinh ra và lớn lên ở thôn Lừu 2 xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) trong một gia đình đông anh em, bố mẹ làm nghề nông. Được chứng kiến những khó khăn, vất vả của cha mẹ, chị tự nhủ phải cố gắng trong học tập, lao động để cuộc sống sau này đỡ khổ.

Chị Lả chăm sóc đàn lợn thịt.
Chị Lả chăm sóc đàn lợn thịt.

Năm 1975 chị Lả lấy chồng và ra ở riêng, cuộc sống càng trở nên khó khăn  hơn. “Ý chí vươn lên thoát nghèo luôn thường trực trong tôi, nhưng đâu là hướng đi, đâu là câu trả lời cho công việc sắp tới của mình là một vấn đề khó. Nhiều đêm hai vợ chồng thức trắng để phân tích cho nhau cách thức làm ăn, song rất mông lung...”.

 

Trong hoàn cảnh như vậy, thì một hướng đi, một lời động viên, chia sẻ sẽ là nguồn cổ vũ nhiều hơn bất cứ thứ gì chị có. “Hãy tham gia vào các hoạt động của xã, chị sẽ tìm được hướng đi cho mình” - đó là lời động viên của người bạn đang tham gia Hội Phụ nữ xã. Như có được chìa khóa trong tay, chị đã bàn với chồng, sắp xếp công việc đồng áng, chăm sóc con cái và mạnh dạn tham gia Hội Phụ nữ của thôn.

 

Từ một hội viên hội phụ nữ thôn, với lòng nhiệt tình, tâm huyết, được giao lưu trao đổi, học hỏi kinh nghiệm từ các chị em khác trong các buổi sinh hoạt, chị Lả đã được Hội Phụ nữ xã tín nhiệm bầu vào Ban chấp hành. Ở cương vị mới chị được tiếp xúc nhiều hơn ở các buổi sinh hoạt, cách thức làm ăn, các mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình ở các xã và các huyện, thị trong tỉnh, được tham gia nhiều lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, đưa khoa học vào trong sản xuất, chăn nuôi...

 

Ngoài làm tốt công việc Đảng, Nhà nước giao phó, về với gia đình chị đã tổ chức lại cách thức làm ăn như: xây dựng chuồng trại để nuôi lợn nái và đàn lợn thịt gần 10 con, tiếp tục mở rộng diện tích gieo cấy lúa, đưa các giống lúa năng suất cao vào gieo cấy. Những lúc rảnh rỗi, chị Lả tìm đến các hội viên khó khăn tư vấn cho họ cách phát triển kinh tế gia đình.

 

Năm 2008, sau khi vay ngân hàng 15 triệu đồng, chị quyết định đầu tư mua thêm 3 con bò, 1 con trâu về nuôi, nhưng mùa đông năm đó, khí hậu khắc nghiệt chúng đều chết vì lạnh. Vượt lên khó khăn đó, chị mạnh dạn vay vốn đầu tư trồng và mở rộng diện tích trồng chè Shan tuyết trên 6000 m2, 3000 m2 trồng rau màu, tre, măng Bát Độ, rồi đào thêm ao để nuôi cá giống...  Đến nay, ngoài 5.600 m2 ruộng nước gieo cấy các giống lúa chất lượng cao thì bước đầu cây chè Shan tuyết đã cho thu nhập. Tính cả chăn nuôi lợn, gà, vịt, cá, từ tre, măng, hàng năm gia đình chị thu về gần 100 triệu đồng.

 

Từ một gia đình khó khăn nay chị Lả đã vươn lên thoát nghèo, chị đã dựng được một ngôi nhà sàn 4 gian to đẹp bên dòng suối Hát ở thôn Lừu 2. “Mới đây, có ông khách ngoài Yên Bái vào hỏi mua khung ngôi nhà với giá 500 triệu đồng, nhưng tôi không bán...” - chị Lả thật thà cho biết.

 

Cuộc sống ngày càng khấm khá, con cái học hành chăm chỉ, lại được các hội viên tin yêu, mến phục. Thành công đó, kết quả đó khẳng định ý chí, nghị lực và vai trò tiên phong, gương mẫu của nữ đảng viên Lò Thị Lả.

 

An Nguyên

Các tin khác
Đại tá Lê Thị Thanh Hằng tặng quà các cháu thiếu nhi được Hội phụ nữ Công an tỉnh Yên Bái nhận đỡ đầu.

Các nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thời gian qua đã được Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an Yên Bái, trực tiếp là Đại tá Lê Thị Thanh Hằng, Phó Bí thư Đảng ủy, PGĐ chỉ đạo thực hiện hiệu quả, khích lệ mọi người hăng hái thi đua trong công tác, chiến đấu, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Ông La Tài Quan (bên trái) trao đổi với lãnh đạo xã và bà con thôn Thác Tiên về phát triển và bảo tồn gen quế giống.

Mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, học và làm theo Bác để cùng với Ban Chi ủy Chi bộ vận động đồng bào thực hiện tốt hương ước làng xóm, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và cùng nhau đóng góp công xây dựng thành công thôn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu vào cuối năm 2024. Ông cũng là điển hình được đề nghị tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2021 - 2025 với những thành tích tiêu biểu thực hiện Chỉ thị 05. Đó là Phó thôn La Tài Quan - người có uy tín trong đồng bào dân tộc Dao ở thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng, huyện Văn Yên.

Hàng tháng, gia đình bà Cù Thị Vân Hồng sản xuất khoảng trên 300 m2 khối gỗ ván bóc xuất bán ra thị trường.

Với đức tính cần cù, ham học hỏi, bà Cù Thị Vân Hồng năm nay ngoài 50 tuổi, ở thôn Cầu Khai, xã Mậu Đông, huyện Văn Yên luôn nỗ lực tập trung phát triển kinh tế gia đình từ chăn nuôi, làm ván bóc, vươn lên làm giàu chính đáng trên quê hương và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Hàng năm, gia đình bà Hồng có thu nhập vài trăm triệu đồng.

Cựu chiến binh Lê Chí Công giới thiệu về quy trình kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm.

Luôn biết tìm ra hướng phát triển kinh tế mới, vừa là chi hội trưởng cựu chiến binh (CCB) vừa là giám đốc hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tự thành lập với tổng nguồn thu hàng năm từ 600 - 800 triệu đồng và việc nào cũng "tròn vai". Người CCB năng động này là Lê Chí Công, Chi hội trưởng Chi hội CCB thôn Tiền Phong, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục