Chuyện hiếm trên đất quế

  • Cập nhật: Thứ tư, 3/11/2010 | 3:03:11 PM

YBĐT - Ở xã Viễn Sơn (Văn Yên), chuyện nông dân thoát nghèo, làm giàu nhờ cây quế rất nhiều. Nhưng chuyện Nguyễn Quốc Doanh - một người có nhiều năm liền làm “bạn” với thuốc phiện, nhờ quế đã làm lại cuộc đời, không những thế còn làm ông chủ trên đất quế với hàng chục công nhân với mức thu nhập ổn định.

Gặp anh Nguyễn Quốc Doanh trong ngôi nhà sàn nằm ngay giữa trung tâm xã Viễn Sơn, bên dưới gầm nhà rộng thênh thang ngổn ngang các loại quế vỏ. “Nhiều người gọi tôi là ông chủ doanh nghiệp làng, nhưng thực ra nó mới chỉ là hợp tác xã (HTX)” anh Doanh bảo thế. Tôi nhìn lên phía trên thấy treo biển HTX chế biến Nông, lâm sản và vận tải Quế Doanh. Sinh năm 1968, quê ở mãi tận Nam Định, năm 1975, anh theo gia đình lên xã Yên Hợp xây dựng vùng kinh tế mới. Năm 1985, hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương. Để kiếm tiền giúp gia đình, anh theo bạn bè đi buôn quế, đó là cái thời mà cây quế bị “ngăn sông cấm chợ”. Doanh gom hàng điện tử như: ti vi, quạt điện, rồi máy nổ để đổi lấy quế.

Cuộc hành trình buôn bán khiến Doanh nay đây mai đó, cứ đất nào trồng quế là Doanh tìm đến. Đôi chân rong ruổi buôn quế khắp vùng, Doanh cũng đã có đồng tiền trong tay. Nhưng từ khi có tiền cùng với việc lang thang xa nhà, Doanh đã bị bạn bè lôi kéo nghiện hút thuốc phiện. Đã trót “dính” vào thuốc phiện, tiền của có bao nhiêu cũng hết, gia đình lâm vào cảnh khốn cùng, bố mẹ già, con ốm… tất cả đều cần đến tiền. Không có tiền, không ai dám cho vay khi đã trót  mang tiếng nghiện thuốc phiện. Và rồi những tháng ngày khốn khó ấy đã thôi thúc anh phải từ bỏ nghiện hút để làm lại cuộc đời.

Nhiều người nghĩ Doanh sẽ tàn đời, vì trong số những người nghiện có mấy ai quay lại được. Không chịu buông trôi theo số phận, Doanh tâm sự: “Tôi biết mình đã mắc sai lầm, tiền của đội nón ra đi hết. Đau xót, tủi nhục, tôi xác định mình không thể nghiện ngập mãi được vì còn bố mẹ già, còn con thơ”.  Để tránh xa ma tuý, anh về Nam Định tự cai nghiện. Sự quyến rũ của thuốc phiện thật ghê gớm, cai nghiện đến hàng chục năm vẫn mơ thấy nó. Lắm lúc cơn nghiện thuốc về Doanh đã bước chân đi để tìm thuốc, nhưng nghĩ về lời hứa với bố mẹ anh lại quay về.

Chính bằng sự nỗ lực và kiên trì của bản thân, đến năm 1993, Doanh đã hoàn toàn cai được nghiện nhưng để đoạn tuyệt với nó thì phải tìm được công ăn việc làm và tách mình ra khỏi môi trường xấu của tệ nạn xã hội. Sau khi cai nghiện, được chính quyền động viên anh quyết tâm làm lại cuộc đời từ hai bàn tay trắng. Đầu tiên anh nhận đấu thầu thi công tuyến đường dài 2 km. Nói là đầu thầu nhưng vẫn đi đánh đường với anh em công nhân. Nhưng tiền kiếm được cũng chẳng là bao.

Ở đất Viễn Sơn, quế nhiều vô kể, bạt ngàn những đồi quế tại sao mình không thể làm giàu từ quế.  Nghĩ là làm, anh nhận đất để trồng quế và “nhảy” sang làm hộ kinh doanh chuyên mua gom quế về bán cho các công ty dưới xuôi. Kinh doanh quế từ vài chục triệu đồng rồi đưa tổng doanh thu đã lên đến  trên 2 tỷ đồng. Từ những đồng vốn chắt bóp từ quế, đến năm 2009, anh chuyển đổi cơ sở của mình thành HTX chế biến Nông, lâm sản và vận tải Quế Doanh. HTX của anh đã giải quyết công ăn việc làm cho trên 10 lao động chính với mức lương bình quân 1,5 triệu đồng/người/tháng.

Ngoài ra, Doanh còn có hơn 20 ha quế trên 10 năm tuổi. Nhận xét về Doanh, ông Triệu Tiến Bảo - Chủ tịch UBND xã Viễn Sơn nói: “Doanh lúc trước chót nghiện nhưng giờ làm ăn khá lắm, lại còn tạo được công ăn việc làm cho hơn chục lao động vơi mức lương cao. Là tấm gương biết vượt qua lỗi lầm để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội”.

Khi hỏi về hướng phát triển trong tương lai, Doanh cho biết: “Tuy giá quế mấy năm trở lại đây có tăng nhưng vẫn chưa thật sự ổn định. Đặc biệt, hiện nay đã có nhiều doanh nghiệp chế biến tinh dầu quế trên địa bàn, nhưng vẫn chưa thể tận thu hết được nguồn phế liệu cho bà con trồng quế. Tương lai không xa, tôi sẽ cùng một số anh em, bạn bè thành lập công ty chế biến nông, lâm sản và sản phẩm phụ từ quế. Nếu thành công sẽ thu hút ít nhất 30 lao động địa phương và hàng trăm lao động thời vụ”.

 Rời nhà Doanh tôi mang theo suy nghĩ về cuộc đời của con người vươn lên từ sau lầm lỗi, về chuyện quế và hướng đi của cây quế trong tương lai. Nguyễn Quốc Doanh là một tấm gương biết vượt qua lỗi lầm bằng chính nghị lực của bản thân, sự giúp đỡ, sẻ chia của gia đình, của cộng đồng và biết "vịn" vào cây quế để đi.

Thông Nguyễn

Các tin khác
Đại tá Lê Thị Thanh Hằng tặng quà các cháu thiếu nhi được Hội phụ nữ Công an tỉnh Yên Bái nhận đỡ đầu.

Các nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thời gian qua đã được Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an Yên Bái, trực tiếp là Đại tá Lê Thị Thanh Hằng, Phó Bí thư Đảng ủy, PGĐ chỉ đạo thực hiện hiệu quả, khích lệ mọi người hăng hái thi đua trong công tác, chiến đấu, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Ông La Tài Quan (bên trái) trao đổi với lãnh đạo xã và bà con thôn Thác Tiên về phát triển và bảo tồn gen quế giống.

Mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, học và làm theo Bác để cùng với Ban Chi ủy Chi bộ vận động đồng bào thực hiện tốt hương ước làng xóm, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và cùng nhau đóng góp công xây dựng thành công thôn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu vào cuối năm 2024. Ông cũng là điển hình được đề nghị tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2021 - 2025 với những thành tích tiêu biểu thực hiện Chỉ thị 05. Đó là Phó thôn La Tài Quan - người có uy tín trong đồng bào dân tộc Dao ở thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng, huyện Văn Yên.

Hàng tháng, gia đình bà Cù Thị Vân Hồng sản xuất khoảng trên 300 m2 khối gỗ ván bóc xuất bán ra thị trường.

Với đức tính cần cù, ham học hỏi, bà Cù Thị Vân Hồng năm nay ngoài 50 tuổi, ở thôn Cầu Khai, xã Mậu Đông, huyện Văn Yên luôn nỗ lực tập trung phát triển kinh tế gia đình từ chăn nuôi, làm ván bóc, vươn lên làm giàu chính đáng trên quê hương và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Hàng năm, gia đình bà Hồng có thu nhập vài trăm triệu đồng.

Cựu chiến binh Lê Chí Công giới thiệu về quy trình kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm.

Luôn biết tìm ra hướng phát triển kinh tế mới, vừa là chi hội trưởng cựu chiến binh (CCB) vừa là giám đốc hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tự thành lập với tổng nguồn thu hàng năm từ 600 - 800 triệu đồng và việc nào cũng "tròn vai". Người CCB năng động này là Lê Chí Công, Chi hội trưởng Chi hội CCB thôn Tiền Phong, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục