Hết lòng vì sự nghiệp "trồng người"

  • Cập nhật: Thứ sáu, 5/11/2010 | 3:11:16 PM

YBĐT - 28 năm gắn bó với ngành giáo dục, trong đó có 10 năm trực tiếp giảng dạy và 18 năm làm cán bộ quản lý, ở cương vị nào chị cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được đồng nghiệp, bạn bè tin cậy quý mến. Chị là Lê Thị Bích Thường- Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng Trường Tiểu học số 1 thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên.

Cô giáo Lê Thị Bích Thường.
Cô giáo Lê Thị Bích Thường.

Năm 1982, sau khi tốt nghiệp ra trường với tấm bằng loại ưu trên tay, cô giáo Thường được rất nhiều nơi muốn nhận về. Nhưng bởi là người nặng lòng với quê hương nên cô đã nộp đơn xin về dạy ngôi trường làng xưa kia cô đã học - Trường Tiểu học xã Nga Quán, huyện Trấn Yên. Tại mái trường thân yêu này, cô giáo Lê Thị Bích Thường với lòng nhiệt huyết yêu nghề và sự cố gắng hết mình vì công việc đã nhanh chóng trưởng thành, khẳng định được năng lực chuyên môn, nghiệp vụ nên chỉ sau 10 năm trực tiếp làm công tác giảng dạy cô đã được các đồng nghiệp tín nhiệm đề bạt lên làm hiệu trưởng nhà trường khi tuổi đời và tuổi nghề đều còn rất trẻ (33 tuổi). Ở cương vị mới, do có năng lực lãnh đạo vượt trội nên chỉ một năm sau đó cô đã được cấp trên điều động về làm Hiệu trưởng Trường Tiểu học thị trấn Cổ Phúc từ năm 1994 cho đến nay.

Xác định nâng cao chất lượng giáo dục là nhiệm vụ quan trọng của nhà trường, thời gian qua, cô giáo Thường đã cùng với Ban Giám hiệu nhà trường bám sát các hướng dẫn của cấp trên, xây dựng và chỉ đạo thực hiện tốt các kế hoạch về giáo dục; tăng cường thanh tra, kiểm tra; có cơ chế động viên, khen thưởng kịp thời, tạo điều kiện để đội ngũ giáo viên được bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; thúc đẩy niềm say mê học tập của học sinh. Bằng sự năng động, sáng tạo của mình, cô giáo Thường đã cùng tập thể nhà trường huy động được nhiều nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách và xã hội hoá giáo dục để nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hóa, tạo điều kiện tốt nhất cho cán bộ, giáo viên học sinh nhà trường nghiên cứu, học tập.

Nhờ triển khai nhiều biện pháp thiết thực, hiệu quả nên chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường đã được giữ vững và ngày càng đạt được nhiều kết quả nổi bật. Tỷ lệ học sinh xếp loại khá, giỏi của Trường không ngừng tăng theo hàng năm. Riêng năm học 2009- 2010 vừa qua, toàn trường có 100% học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt, trong đó có 158 em học sinh giỏi toàn diện, 190 em tiên tiến, không có học sinh lưu ban, 23 em đạt giải học sinh giỏi cấp huyện, 50 em đạt giải viết chữ đẹp cấp trường, 7 giáo viên dạy giỏi cấp huyện, 1 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh cùng nhiều giải thưởng khác.

Những kết quả này đã góp phần đưa nhà trường liên tục đạt danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc cấp huyện, là lá cờ đầu của ngành giáo dục huyện Trấn Yên và được Bộ Giáo dục& Đào tạo công nhận trường chuẩn quốc gia mức độ I. Những thành tích trên có sự đóng góp không nhỏ của "người đứng mũi" Lê Thị Bích Thường.

Với những đóng góp của mình cho sự nghiệp “trồng người”, nhiều năm liền, cô giáo Thường đã nhận được bằng khen, giấy khen, huy chương, kỷ niệm chương của Bộ, ngành, tỉnh trao tặng, điển hình như: danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, chiến sỹ thi đua các cấp; Huy chương Vì sự nghiệp giáo dục của Bộ Giáo dục- Đào tạo; giấy chứng nhận “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Đặc biệt, mới đây cô còn vinh dự được tỉnh tuyên dương là một trong những cá nhân tiêu biểu trong việc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và là một trong 75 gương mặt điển hình được đi tham gia buổi Giao lưu tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến  học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh các tỉnh miền núi phía Bắc.

Hồng Oanh

Các tin khác
Đại tá Lê Thị Thanh Hằng tặng quà các cháu thiếu nhi được Hội phụ nữ Công an tỉnh Yên Bái nhận đỡ đầu.

Các nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thời gian qua đã được Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an Yên Bái, trực tiếp là Đại tá Lê Thị Thanh Hằng, Phó Bí thư Đảng ủy, PGĐ chỉ đạo thực hiện hiệu quả, khích lệ mọi người hăng hái thi đua trong công tác, chiến đấu, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Ông La Tài Quan (bên trái) trao đổi với lãnh đạo xã và bà con thôn Thác Tiên về phát triển và bảo tồn gen quế giống.

Mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, học và làm theo Bác để cùng với Ban Chi ủy Chi bộ vận động đồng bào thực hiện tốt hương ước làng xóm, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và cùng nhau đóng góp công xây dựng thành công thôn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu vào cuối năm 2024. Ông cũng là điển hình được đề nghị tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2021 - 2025 với những thành tích tiêu biểu thực hiện Chỉ thị 05. Đó là Phó thôn La Tài Quan - người có uy tín trong đồng bào dân tộc Dao ở thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng, huyện Văn Yên.

Hàng tháng, gia đình bà Cù Thị Vân Hồng sản xuất khoảng trên 300 m2 khối gỗ ván bóc xuất bán ra thị trường.

Với đức tính cần cù, ham học hỏi, bà Cù Thị Vân Hồng năm nay ngoài 50 tuổi, ở thôn Cầu Khai, xã Mậu Đông, huyện Văn Yên luôn nỗ lực tập trung phát triển kinh tế gia đình từ chăn nuôi, làm ván bóc, vươn lên làm giàu chính đáng trên quê hương và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Hàng năm, gia đình bà Hồng có thu nhập vài trăm triệu đồng.

Cựu chiến binh Lê Chí Công giới thiệu về quy trình kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm.

Luôn biết tìm ra hướng phát triển kinh tế mới, vừa là chi hội trưởng cựu chiến binh (CCB) vừa là giám đốc hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tự thành lập với tổng nguồn thu hàng năm từ 600 - 800 triệu đồng và việc nào cũng "tròn vai". Người CCB năng động này là Lê Chí Công, Chi hội trưởng Chi hội CCB thôn Tiền Phong, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục