Người thày thuốc say mê với y học dân tộc

  • Cập nhật: Thứ ba, 9/11/2010 | 9:05:34 AM

YBĐT - Chuyện về ông, bác sỹ đông y Bùi Văn Hải, Phó chủ tịch Thường trực Hội Đông y tỉnh Yên Bái nhiều người đã biết. Bởi có nhiều bài báo đã viết về ông, nhiều người từng là bệnh nhân được ông chữa khỏi bệnh về đường tiêu hoá, bệnh trĩ ngay tại nhà, nhiều trường học, gia đình đã được ông đến hướng dẫn tỷ mỷ cách trồng, chăm sóc, sử dụng các cây thuốc nam chữa bệnh như: hương nhu, ngải cứu, đinh lăng, gừng…

Cán bộ Trạm Y tế xã Chế Cu Nha (Mù Cang Chải) khám sức khỏe cho trẻ sơ sinh.
Cán bộ Trạm Y tế xã Chế Cu Nha (Mù Cang Chải) khám sức khỏe cho trẻ sơ sinh.

Là Phó chủ tịch Thường trực Hội Đông y nhiều khóa, lại là người ham việc, say nghề, những ngày cơ quan còn ở chung trong khuôn viên trụ sở ngành y tế ông vẫn luôn băn khoăn về việc mở một phòng chẩn trị bệnh cho nhân dân bằng chính kinh nghiệm của những người làm công tác y học cổ truyền ở cơ quan trường trực Hội. Cuối năm 2008, điều ước muốn của ông đã trở thành hiện thực, cơ quan thường trực Hội đã có được phòng chẩn trị, đủ chỗ khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền cho nhân dân.

Với vai trò là Phó chủ tịch Hội Đông y tỉnh, ông luôn coi việc phát triển hội viên, nhất là hội viên dân tộc vùng cao, vùng xa để tăng cường hiệu quả phát triển tổ chức Hội ở cơ sở. Những ông lang, bà mế có bài thuốc hay, những cây thuốc quý luôn được ông khuyến khích, vận động đưa vào Hội. Nhờ đó, sau hai năm (kể từ ngày chuyển về trụ sở mới), số hội viên kết nạp mới đã tăng trên 1.000 người, tổ chức hội cơ sở đã phát triển ở 87 phường, xã.

Đặc biệt, trong hoạt động Hội, ông Bùi Văn Hải là người luôn quan tâm đến việc đưa cây thuốc Nam về trồng tại vườn các cơ quan, trường học, trạm y tế, trong nhà các hội viên. Những cây thuốc - cây rau tưởng hết sức bình thường như: hương nhu, tía tô, gừng, ngải cứu, xả… nhưng lại là phương thuốc hiệu quả cứu nhiều người khỏi bệnh. Ông đặc biệt chú ý đến những cây thuốc quý chỉ có ở vùng địa lý, khí hậu phù hợp như cây hà thủ ô đỏ, cây đẳng sâm bản địa để lập dự án xin tài trợ, rồi chỉ đạo Hội Đông y cơ sở tiến hành trồng, chế biến, bảo tồn nguồn dược liệu quý dài lâu.

Ông tìm đến tận xã Bản Mù huyện Trạm Tấu để khảo cứu về hiểu biết của người dân về cây thuốc Nam bản địa, kinh nghiệm chăm, trồng, thu hái, sử dụng… để dự án thực sự đi vào đời sống nhân dân.

Trưởng thành từ nghề y học cổ truyền, nhiều khóa làm Phó chủ tịch Thường trực Hội Đông y tỉnh Yên Bái, với bác sỹ Bùi Văn Hải, y học dân tộc và những dược liệu quý khai thác từ cây cỏ Việt Nam vẫn là vùng đất rộng cho những người say mê khám phá.

Hoài Văn

Các tin khác
Công an xã Tú Lệ và em Hà Kiều Oanh bàn giao tài sản cho chị Lò Thị Thu.

Em Hà Kiều Oanh – học sinh Trường Tiểu học xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn sau khi nhặt được ví da có gần 6 triệu đồng đã nhờ công an trả lại người đánh mất.

Buổi ra mắt mô hình du lịch của chị Lý Thị Thiêm - Bí thư Đoàn xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải.

Khi nói về cách nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước…”. Thực hiện lời dạy của Người, nhiều cán bộ, đảng viên trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu trong mọi hoạt động, phong trào, trong đó có phong trào phát triển kinh tế, để đồng bào học và làm theo.

Cựu chiến binh Phùng Tiến Nhung (ngồi giữa) xúc động kể lại câu chuyện chiến đấu năm xưa.

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những ký ức về một thời mưa bom, bão đạn vẫn là những kỷ niệm in đậm trong cựu chiến binh (CCB) Phùng Tiến Nhung ở tổ 3, thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên.

Anh Phạm Tuấn Anh làm việc tại xưởng nhôm kính.

Học tập và làm theo gương Bác ở đức tính cần cù, chịu khó trong lao động, chàng thanh niên trẻ Phạm Tuấn Anh ở thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã quyết tâm vượt khó vươn lên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục