Người đảng viên đa nghề

Người Đảng viên đa nghề

  • Cập nhật: Thứ sáu, 12/11/2010 | 8:48:29 AM

YBĐT - "Mình không nên nói ra những gì mình đã làm được cứ để cho mọi người tự đánh giá, nếu đó là cái hay cái đáng học hỏi thì người ta sẽ tự vận dụng và khi họ thực sự cần mình thì hãy giúp, giúp một cách nhiệt tình bởi đó là sự tạo đà, động viên họ vươn lên trong cuộc sống. Đó chính là tình người và lẽ sống của tôi.". Đảng viên Hoàng Quốc Toàn thôn 9 xã Vân Hội (Trấn Yên) chia sẻ với chúng tôi như vậy khi nói về bí quyết làm giàu của mình.

Ông Toàn giới thiệu cửa hàng tổng hợp vật liệu xây dựng, phân, đạm thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc, gia cầm.
Ông Toàn giới thiệu cửa hàng tổng hợp vật liệu xây dựng, phân, đạm thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc, gia cầm.

Trong ngôi nhà hai tầng được xây dựng từ năm 2007 trị giá gần 200 triệu đồng với tiện nghi sinh hoạt đắt tiền, người đàn ông với dáng người dong dỏng cao, da dẻ hồng hào, mái tóc hoa râm, vận chiếc áo trắng trông phong độ hơn hẳn so với cái tuổi 54 của mình, vui vẻ chào: "Tôi vừa đi gặt về, vợ bị ốm nên vất vả hơn. Mời các anh ngồi xơi nước...". Đồng chí Hân - Phó chủ tịch UBND xã Vân Hội bấm tôi: "Đây là hộ gia đình giàu có nhất nhì trong xã, nhưng ông ấy kín đáo lắm, chẳng bao giờ nói về mình cả. Một người khi nhắc tới thì ai cũng phải khâm phục sức lao động và tấm chân tình của ông Toàn...".

Cùng ông Toàn đi thăm quan mô hình kinh tế, được biết: hiện nay, ông có một cửa hàng tổng hợp buôn bán vật liệu xây dựng, phân, đạm, thuốc trừ sâu, thức ăn cho gia súc, gia cầm cho thu lãi từ 80 đến 100 triệu đồng/năm; nuôi nhím sinh sản một năm 2 lứa cho thu lời trên 40 triệu đồng/năm; chăn nuôi lợn, với 2 con lợn nái, một năm 2 lứa cũng cho thu nhập từ 30 đến 40 triệu đồng/năm; trên 1 mẫu ruộng ngoài hai vụ gieo cấy lúa, ông còn làm vụ 3 với các loại ngô, khoai, đậu tương và hoa màu đảm bảo lương thực hàng năm cho cả gia đình... Đó là những việc hiện tại ông Toàn đang làm còn nói về trước đây thì phải gọi ông là người đảng viên đa nghề.

Sinh ra trong gia đình người Tày đông anh em ở bản Bến xã Việt Hồng (Trấn Yên), tuy gia đình khó khăn, song ý chí vươn lên trong cuộc sống của ông thật đáng khâm phục. Năm 1981 sau khi xuất ngũ ông trở về quê và lấy vợ. "Lúc đó rất khó khăn, vợ lại sinh con nhỏ, mọi việc trong gia đình đều do tôi cáng đáng. Hàng ngày, khi xong việc ở hợp tác xã thì tôi tranh thủ đi làm thuê”, ông Toàn tâm sự.

Được sự giúp đỡ từ phía gia đình vợ, ông quyết định chuyển cả gia đình ra sinh sống tại thôn 9 xã Vân Hội với một ngôi nhà tranh và 4 sào ruộng. Với ý chí không cam chịu đói nghèo, ngay khi đặt chân đến mảnh đất mới, ngoài việc gieo cấy lúa, ông đã chủ động nghiên cứu tìm hiểu địa bàn nơi mình cư trú và nhận thấy việc người dân phải đi bộ, chèo thuyền hàng mấy chục cây số ra tận Yên Bái, xã Hiền Lương (Phú thọ) để mua phân đạm về trồng trọt, gieo cấy nên ông quyết định vay mượn vốn từ anh em trong gia đình, người thân để mở một cửa hàng bán buôn phân kali và đạm NPK phục vụ nhu cầu sản xuất của bà con trong thôn...

Đồng thời, ông tiến hành xây chuồng trại để chăn nuôi với một con lợn nái và 20 đến 30 con lợn thịt... Khi đã có đồng vốn tích cóp, ông bàn với vợ con thuê một cửa hàng nhỏ ở chợ Vân Hội để thuận tiện cho việc buôn bán và vận chuyển hàng. Thời gian rảnh, ông tranh thủ đi mua trâu, bò từ trong Đại Lịch (Văn Chấn) về bán buôn dưới tỉnh Phú Thọ, ông khoe: "Nghề này bấy giờ khá lắm! Tôi được mấy ông bạn cùng thời bộ đội đến nhà chơi mách nước. Có bao nhiêu vốn tích cóp, tôi mang đi tậu trâu, bò, hàng tháng đi từ 3 đến 4 chuyến, mỗi chuyến khoảng 4 đến 5 con, mỗi con lãi suất 1/3. Cái nghề này lãi cao và mình theo suốt 5 năm đến khi làm công tác tại xã mới nghỉ.". Tiếp đó ông đầu tư vào nuôi hươu. Nghề nuôi hươu cho thu nhập rất cao, ông nuôi 4 con hươu với trị giá đầu tư 25 triệu đồng.

Với mỗi cân nhung hươu bán ra thị trường có giá từ 600 đến 800 nghìn đồng, một năm cắt 2 lần/ con thu về gần 30 triệu đồng. Từ hai bàn tay trắng gia đình ông đã trở lên khá giả có tiền mua đất làm nhà rồi mở cửa hàng tổng hợp vật liệu xây dựng, phân, đạm, thuốc trừ sâu, thức ăn cho gia súc, gia cầm... Từ một người nông dân lao động cần cù, chăm chỉ ông được bà con tín nhiệm bầu giữ chức trưởng thôn 9, rồi chuyển sang làm Chủ tịch Hội Nông dân xã Vân Hội. Ở cương vị nào việc chăm lo đời sống bà con nhân dân cũng được ông coi trọng.

Đối với người dân và hội viên có hoàn cảnh khó khăn, ông tạo điều kiện cho họ mua chịu phân bón, thức ăn gia súc đến mùa vụ thu hoạch thì trả. "Ông này tích cực lắm! thường xuyên đến nhà các hội viên nghèo chỉ cho họ cách tận dụng thế mạnh gia đình có để đẩy mạnh chăn nuôi sản xuất như: người có rừng thì ngoài trồng rừng phải tích cực nuôi, trồng các cây con ngắn ngày để đảm bảo sự quay vòng trong phát triển kinh tế, hướng dẫn học cách thức chăn nuôi lợn, gà...", đồng chí Phó chủ tịch UBND xã phấn khởi nhận xét về ông Toàn.

Cũng từ khi ông Toàn làm Chủ tịch Hội Nông dân xã thì người dân trong xã đã được tham gia nhiều các lớp nâng cao kiến thức trồng trọt, chăn nuôi như: năm 2002 - 2003, tổ chức chuyển giao khoa học kỹ thuật nuôi cá lồng; năm 2004 hướng dẫn kỹ thuật trồng nấm rơm và nấm trên gỗ cho các hộ dân ở thôn 9, 6 và thôn 3; các lớp khuyến nông, khuyến ngư, hướng dẫn nhân dân cách làm vụ 3 trên đất 2 vụ lúa...

Niềm vui trọn vẹn hơn dành tặng người đảng viên Hoàng Quốc Toàn chính là người vợ thảo hiền và con cái thành đạt.  Đúng như lời nhận xét của đồng chí Phó chủ tịch UBND xã: "Về phát triển kinh tế chẳng ai bằng, nuôi dạy con cái chăm ngoan, thành đạt cũng chẳng ai theo kịp...".

 Ngọc Sơn

Các tin khác
Công an xã Tú Lệ và em Hà Kiều Oanh bàn giao tài sản cho chị Lò Thị Thu.

Em Hà Kiều Oanh – học sinh Trường Tiểu học xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn sau khi nhặt được ví da có gần 6 triệu đồng đã nhờ công an trả lại người đánh mất.

Buổi ra mắt mô hình du lịch của chị Lý Thị Thiêm - Bí thư Đoàn xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải.

Khi nói về cách nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước…”. Thực hiện lời dạy của Người, nhiều cán bộ, đảng viên trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu trong mọi hoạt động, phong trào, trong đó có phong trào phát triển kinh tế, để đồng bào học và làm theo.

Cựu chiến binh Phùng Tiến Nhung (ngồi giữa) xúc động kể lại câu chuyện chiến đấu năm xưa.

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những ký ức về một thời mưa bom, bão đạn vẫn là những kỷ niệm in đậm trong cựu chiến binh (CCB) Phùng Tiến Nhung ở tổ 3, thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên.

Anh Phạm Tuấn Anh làm việc tại xưởng nhôm kính.

Học tập và làm theo gương Bác ở đức tính cần cù, chịu khó trong lao động, chàng thanh niên trẻ Phạm Tuấn Anh ở thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã quyết tâm vượt khó vươn lên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục