Ông Sàng "135"

  • Cập nhật: Thứ ba, 16/11/2010 | 9:21:43 AM

YBĐT - Người dân ở huyện vùng cao Mù Cang Chải (Yên Bái) rất tự hào về ông Thào A Sàng - nguyên phó bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện - người đã có nhiều đóng góp trong việc thực hiện Chương trình 135 để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển đi lên.

Ông Thào A Sàng - nguyên Phó bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải kiểm tra thi công nâng cấp tuyến đường từ trung tâm huyện đi 
xã Kim Nọi.
Ông Thào A Sàng - nguyên Phó bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải kiểm tra thi công nâng cấp tuyến đường từ trung tâm huyện đi xã Kim Nọi.

Là một huyện vùng cao, kinh tế - xã hội còn chậm phát triển, trong thời gian đương nhiệm với cương vị là Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện và là Trưởng ban chỉ đạo Chương trình 135, ông Sàng cùng Ban Thường vụ Huyện ủy, Thường trực HĐND - UBND xác định, để huyện đi lên, trước tiên phải đầu tư mạnh cho mạng lưới giao thông nông thôn đến 14/14 xã, thị trấn và các bản làng.

Trên cương vị của mình, ông đã chỉ đạo giành phần lớn nguồn kinh phí đầu tư cho giao thông. Sau nhiều năm thực hiện Chương trình 135, hiện nay các xã xa nhất trong huyện như Lao Chải, Hồ Bốn, Nậm Khắt, Nậm Có, La Pán Tẩn và đặc biệt là xã Chế Tạo đã có đường ô tô đến tận trung tâm xã; các bản làng xa nhất cũng đã có đường xe máy đến tận thôn. Ông Sàng kể: "Năm 1999, tôi cùng với đoàn cán bộ khảo sát đường của ngành giao thông Yên Bái đi bộ mất một tuần gần 70 km đường mòn vào xã Chế Tạo.

 Khi nghe chúng tôi bàn về việc mở đường ô tô vào đây, các cụ già không tin là sẽ làm được. Nhưng sau hơn 2 năm thực hiện, tuyến đường từ trung tâm huyện lỵ đến trung tâm xã Chế Tạo dài gần 40 km đã được thông xe. Lần đầu tiên nhìn thấy ô tô về đến tận bản, nhiều cụ già cảm động rơi nước mắt. Mặc dù mở rộng mạng lưới đường giao thông là một việc làm hết sức khó khăn nhưng bằng sự quyết tâm cao của toàn Đảng, toàn dân, hiện nay các công trình đã được triển khai đều thực hiện thắng lợi và tạo động lực cho kinh tế - xã hội phát triển". Đường thông, người dân vô cùng phấn khởi, đồng bào Mông xã Chế Tạo đã có điều kiện giao lưu với các vùng ngoài.

Nếu như trước đây mất hơn một ngày đi bộ mới vào đến trung tâm xã thì hiện nay, chỉ cần hai tiếng đồng hồ đi xe là đã có thể đến trung tâm xã. Các mặt hàng thiết yếu như muối ăn, dầu đốt, vải may mặc... đã được đưa đến trung tâm xã, tạo thuận lợi cho bà con mua sắm.

Ở Mù Cang Chải, không chỉ riêng xã Chế Tạo mà nhiều xã khác như La Pán Tẩn, Nậm Khắt trước đây chưa có đường thì nay đã thông đường. Gần đây nhất, bản Làng Giàng của xã Nậm Có, là một bản khó khăn nằm cách trung tâm xã gần chục cây số nay đã có đường ô tô, cuộc sống của người dân  nơi đây đã dần ổn định. 

Ngoài quan tâm tới giao thông, ông Sàng còn chỉ đạo xây dựng tốt nhiều công trình thuộc nguồn vốn 135 như trường học, trạm y tế, thủy lợi, đường điện quốc gia, công trình cung cấp nước sạch và hỗ trợ cây, con, giống cho các hộ nghèo... Nay, cuộc sống của đồng bào các dân tộc huyện Mù Cang Chải đã có bước phát triển đi lên. Đó chính là nhờ sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân Mù Cang Chải - trong đó ông Thào A Sàng là một trong những người có công lao đóng góp thực hiện tốt Chương trình 135.

Ghi nhận sự đóng góp của ông, liên tục nhiều năm ông được UBND tỉnh tặng nhiều bằng khen, giấy khen. Người dân Mù Cang Chải  quý trọng gọi ông bằng cái tên trìu mến "Ông Sàng 135".

Sùng A Hồng

Các tin khác
Công an xã Tú Lệ và em Hà Kiều Oanh bàn giao tài sản cho chị Lò Thị Thu.

Em Hà Kiều Oanh – học sinh Trường Tiểu học xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn sau khi nhặt được ví da có gần 6 triệu đồng đã nhờ công an trả lại người đánh mất.

Buổi ra mắt mô hình du lịch của chị Lý Thị Thiêm - Bí thư Đoàn xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải.

Khi nói về cách nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước…”. Thực hiện lời dạy của Người, nhiều cán bộ, đảng viên trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu trong mọi hoạt động, phong trào, trong đó có phong trào phát triển kinh tế, để đồng bào học và làm theo.

Cựu chiến binh Phùng Tiến Nhung (ngồi giữa) xúc động kể lại câu chuyện chiến đấu năm xưa.

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những ký ức về một thời mưa bom, bão đạn vẫn là những kỷ niệm in đậm trong cựu chiến binh (CCB) Phùng Tiến Nhung ở tổ 3, thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên.

Anh Phạm Tuấn Anh làm việc tại xưởng nhôm kính.

Học tập và làm theo gương Bác ở đức tính cần cù, chịu khó trong lao động, chàng thanh niên trẻ Phạm Tuấn Anh ở thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã quyết tâm vượt khó vươn lên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục