Trưởng thôn tận tâm

  • Cập nhật: Thứ ba, 23/11/2010 | 3:05:57 PM

YBĐT - Ở thôn Ngòi Mấy, xã Bảo Ái, huyện Yên Bình (Yên Bái) người ta thường nhắc tới ông Trưởng thôn Triệu Viết Ngoày như một người ông, người cha, người anh của gia đình bởi sự nhiệt tình giúp đỡ, bảo ban những người dân trong thôn về nếp ăn, nếp ở sao cho tiến bộ, rồi cách lao động sản xuất theo khoa học kỹ thuật mới.

Ngòi Mấy là thôn có 100% người Dao quần trắng sinh sống. Trước kia, tập tục sinh hoạt còn lạc hậu, ai cũng nghĩ khó có thể thay đổi được. Hơn 20 năm làm trưởng thôn, với nhận thức đúng đắn về đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và thông tin nắm bắt được, cộng với lòng quyết tâm, kiên nhẫn, ông Ngoày đã dồn hết tâm sức của mình để vận động bà con trong thôn loại bỏ những hủ tục lạc hậu, giữ gìn những tập quán tốt đẹp.

Ông tiếp thu những kiến thức kỹ thuật tại các lớp tập huấn của xã, huyện, ông trở về vận động bà con bỏ các giống lúa cũ năng suất kém, cấy các loại giống mới có năng suất cao, giữ gìn những giống truyền thống của địa phương có hiệu quả kinh tế như nếp cái, khoai tím... Rồi ông vận động bà con trồng thêm vụ ba trên chân ruộng lúa 2 vụ, trồng thêm rau màu, phát triển trồng rừng, nhiều hộ trồng được 3 - 4 ha rừng trên diện tích được giao nhận phủ xanh đất trống đồi núi trọc, nhiều gia đình có thu nhập cả trăm triệu đồng từ trồng rừng. Tập quán của người Dao xưa thường thả rông gia súc khiến chăn nuôi không đảm bảo, kém phát triển, ông Ngoày đã họp bàn với bà con trong thôn không thả rông gia súc, chăn  nuôi theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông.

Ông tâm sự: “Lúc đầu nhiều người phản đối lắm, họ bảo từ xưa tới nay cha ông họ đều chăn thả như thế có sao đâu?”. Nhưng ông kiên trì phân tích vận động và là người tiên phong thực hiện làm gương trước, đến nay trong thôn không còn tình trạng thả rông gia súc, bình quân mỗi hộ có ít nhất 2 con lợn, có hộ nuôi trên 10 con, hàng năm xuất chuồng trên 1 tấn lợn hơi, mỗi hộ có ít nhất 1 con trâu để sản xuất. Ông Ngoày cho rằng kinh nghiệm để vận động được bà con là họp bàn dân chủ trong thôn để mọi người thấy lợi ích và đồng lòng thực hiện như cùng nhau đóng góp ngày công mở đường dân sinh dài 2,5 km, không sinh con thứ 3 để có điều kiện chăm sóc, nuôi con khỏe dạy con ngoan...

Nhiều năm nay, thôn Ngòi Mấy không có trường hợp sinh con thứ 3, trẻ đi học đúng độ tuổi. Việc cưới hỏi vẫn giữ được bản sắc truyền thống nhưng không kéo dài tốn kém, việc ma chay cũng được làm đơn giản và tiết kiệm... Bên cạnh vận động bà con trong thôn thay đổi tập tục sinh hoạt sao cho phù hợp với đời sống mới, ông cũng vận động bà còn giữ gìn bản sắc văn hóa của người Dao quần trắng.

Hàng năm thôn tổ chức Hội cầu làng vào đầu tháng Giêng và ngày 20/12 Âm lịch. Đây chính là dịp cả thôn cùng tập trung nhìn lại công việc làm ăn, sinh sống một năm qua, cùng nhau hứa hẹn sang năm mới thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, các quy ước của làng, của bản, cùng nhau lao động sản xuất... để đời sống ngày một khấm khá hơn.

Dù bộ mặt của thôn Ngòi Mấy giờ đã thay đổi nhiều, đời sống của người dân cũng khá hơn trước, nhưng với Trưởng thôn Triệu Viết Ngoày vẫn trăn trở, bởi trong thôn vẫn còn những hộ nghèo. Ông tâm sự: “Cả thôn cùng đồng lòng quyết tâm phấn đấu đến năm 2015, Ngòi Mấy sẽ không còn là thôn đặc biệt khó khăn nữa, tiến kịp các thôn khác trong vùng”.

Thanh Ba

Các tin khác
Công an xã Tú Lệ và em Hà Kiều Oanh bàn giao tài sản cho chị Lò Thị Thu.

Em Hà Kiều Oanh – học sinh Trường Tiểu học xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn sau khi nhặt được ví da có gần 6 triệu đồng đã nhờ công an trả lại người đánh mất.

Buổi ra mắt mô hình du lịch của chị Lý Thị Thiêm - Bí thư Đoàn xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải.

Khi nói về cách nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước…”. Thực hiện lời dạy của Người, nhiều cán bộ, đảng viên trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu trong mọi hoạt động, phong trào, trong đó có phong trào phát triển kinh tế, để đồng bào học và làm theo.

Cựu chiến binh Phùng Tiến Nhung (ngồi giữa) xúc động kể lại câu chuyện chiến đấu năm xưa.

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những ký ức về một thời mưa bom, bão đạn vẫn là những kỷ niệm in đậm trong cựu chiến binh (CCB) Phùng Tiến Nhung ở tổ 3, thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên.

Anh Phạm Tuấn Anh làm việc tại xưởng nhôm kính.

Học tập và làm theo gương Bác ở đức tính cần cù, chịu khó trong lao động, chàng thanh niên trẻ Phạm Tuấn Anh ở thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã quyết tâm vượt khó vươn lên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục