“Của để dành”

  • Cập nhật: Thứ năm, 25/11/2010 | 9:49:56 AM

YBĐT - Biết có khách đến, bà Phương tất tả từ đồng về nhà: “Mọi ngày, khi không nhìn rõ mặt người tôi mới về, cố thêm một tý thì các con ở xa đỡ vất vả. Ngày trước khi các cháu còn nhỏ, kinh tế gia đình tôi cũng không đến nỗi khó khăn lắm nhưng từ khi các cháu vào cấp 3, chúng tôi dồn tất cả chỉ để nuôi con ăn học nên vất vả hơn”.

Những tấm giấy khen của 2 cậu con trai luôn được bà Phương giữ gìn cẩn thận.
Những tấm giấy khen của 2 cậu con trai luôn được bà Phương giữ gìn cẩn thận.

Mấy sào ruộng nhỏ đủ gạo ăn đã khó làm sao dám nghĩ đến chuyện nuôi con ăn học nên ông bà bươn trải đủ nghề để kiếm sống. Bà không còn nhớ mình đã làm bao nhiêu nghề, đã đi bao nhiêu cây số thu mua sắt vụn khắp các bản, làng xa xôi, đã bắt ốc, bắt cua bao nhiêu buổi trên cánh đồng gần, đồng xa những mong đủ tiền trang trải cuộc sống và nuôi con ăn học.

Nhà nghèo, không có tiền để đi học thêm, hai cậu con trai của ông bà cố gắng tự học và đều học giỏi. Đặc biệt, cậu con trai thứ 2 - Nguyễn Trường Giang sau khi đoạt giải nhì môn Vật lý cấp quốc gia lớp 12 được tuyển thẳng vào Đại học Dược Hà Nội. Bên cạnh niềm vui đưa con tới giảng đường đại học cũng là nỗi lo lấy gì để có tiền nuôi con suốt bốn năm dài đằng đẵng? Ông Điền lặn lội xuống Hà Nội làm thuê, lương mỗi tháng được một triệu đồng phụ thêm cho các con trang trải tiền học phí.

Ông chia sẻ: “Số tiền lương một triệu đồng không phải là lớn nhưng đối với nhà nông chúng tôi là cả một vấn đề. Nhiều đêm ở nơi đất khách quê người tôi không ngủ được vì phải lo tiền đóng học cho con. Tuy vậy, không thể để cho các cháu thất học được, vất vả lắm nhưng vẫn phải cố thôi!”. Còn bà Phương ở quê hằng ngày tần tảo chăm sóc mấy sào ruộng, gieo ngô, trồng đỗ, trồng lạc.

Hàng tháng, bà đạp xe hàng chục cây số tới bến xe Yên Bái để gửi gạo cho con, chỉ vậy thôi nhưng thấm đẫm mồ hôi và tình cảm của bà mẹ hết lòng vì con. Biết nỗi vất vả của cha mẹ, hai cậu con trai bảo nhau học tập và tranh thủ đi làm thêm mong sao vơi đi phần nào nỗi vất vả của cha mẹ.

Thời gian thấm thoắt trôi, “trồng cây sắp tới ngày cho quả”, chỉ còn vài tháng nữa hai cậu con trai của ông bà sẽ tốt nghiệp đại học thành kỹ sư, thành cử nhân. Gần mười năm qua là thời gian vất vả nhất trong cuộc đời của ông bà, nhưng ông bà đã vượt lên tất cả bằng những suy nghĩ đơn giản như tất cả của những người nông dân chất phác khác: “Chúng tôi chỉ mong các cháu nên người, có được nghề nghiệp ổn định để không phải bán mặt cho đất, bán lưng cho trời như bố mẹ”.

Những tấm giấy khen của hai cậu con trai từ ngày bắt đầu đi học đến bây giờ luôn được ông bà giữ gìn cẩn thận như những tài sản quý giá nhất trong gia đình. Mỗi lần giở ra xem, ông bà không khỏi tự hào. Những phần thưởng đó không chỉ dành cho hai cậu con trai ngoan ngoãn và học giỏi - “của để dành” lớn nhất của cuộc đời ông bà, mà còn là phần thưởng dành cho những cố gắng, hy sinh của những người làm cha, làm mẹ suốt đời vì con.

Hồng Khanh

Các tin khác
Công an xã Tú Lệ và em Hà Kiều Oanh bàn giao tài sản cho chị Lò Thị Thu.

Em Hà Kiều Oanh – học sinh Trường Tiểu học xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn sau khi nhặt được ví da có gần 6 triệu đồng đã nhờ công an trả lại người đánh mất.

Buổi ra mắt mô hình du lịch của chị Lý Thị Thiêm - Bí thư Đoàn xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải.

Khi nói về cách nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước…”. Thực hiện lời dạy của Người, nhiều cán bộ, đảng viên trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu trong mọi hoạt động, phong trào, trong đó có phong trào phát triển kinh tế, để đồng bào học và làm theo.

Cựu chiến binh Phùng Tiến Nhung (ngồi giữa) xúc động kể lại câu chuyện chiến đấu năm xưa.

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những ký ức về một thời mưa bom, bão đạn vẫn là những kỷ niệm in đậm trong cựu chiến binh (CCB) Phùng Tiến Nhung ở tổ 3, thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên.

Anh Phạm Tuấn Anh làm việc tại xưởng nhôm kính.

Học tập và làm theo gương Bác ở đức tính cần cù, chịu khó trong lao động, chàng thanh niên trẻ Phạm Tuấn Anh ở thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã quyết tâm vượt khó vươn lên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục