Một lương y tâm huyết với nghề

  • Cập nhật: Thứ ba, 25/1/2011 | 1:49:32 PM

YBĐT - Ông Lợi vốn xuất thân trong một gia đình có ba đời làm nghề bốc thuốc nam. Vì thế mà ngay từ nhỏ, ông đã luôn mong ước, lớn lên sẽ nối được nghiệp của gia đình và tìm ra được nhiều cây thuốc quý để chữa bệnh cho mọi người.

Ông Trần Ngọc Lợi bốc thuốc.
Ông Trần Ngọc Lợi bốc thuốc.

Hình ảnh một lương y năm nay đã ngoài 70 tuổi, sáng nào cũng có mặt rất sớm tại Trạm Y tế thị trấn Yên Bình (Yên Bình) để khám, chữa bệnh cho các bệnh nhân mà không hề đòi hỏi tiền công không còn là điều lạ lẫm với nhiều người dân trong vùng. Vì thế, hỏi đến ông thì hầu như ai cũng biết. Ông là lương y Trần Ngọc Lợi - Chi hội trưởng Chi hội Hội Đông y thị trấn Yên Bình.

Ông Lợi vốn xuất thân trong một gia đình có ba đời làm nghề bốc thuốc nam. Vì thế mà ngay từ nhỏ, ông đã luôn mong ước, lớn lên sẽ nối  được nghiệp của gia đình và tìm ra được nhiều cây thuốc quý để chữa bệnh cho mọi người. Ông tâm sự: “Hồi nhỏ, mỗi lần được đi cùng ông nội và cha lên rừng tìm cây thuốc là tôi thích lắm. Có những chuyến đi đến vài ngày mới tìm được cây thuốc như ý. Tuy vất vả là vậy nhưng qua những lần đi thực tế ấy đã giúp tôi biết thêm được rất nhiều loại dược liệu mới và công dụng của chúng. Điều này rất có ý nghĩa đối với việc khám và chữa bệnh sau này của tôi cho các bệnh nhân”.

Không chỉ say mê tìm tòi, học hỏi, tích lũy kinh nghiệm khám, chữa bệnh bằng thuốc nam từ gia đình, năm 1968, sau 10 năm làm y tá trong quân đội trở về địa phương, ông Lợi tiếp tục xin đi học lớp y sỹ đông y ở Trường Trung cấp Y tỉnh Phú Thọ để nâng cao trình độ tay nghề của mình.

Ông Lợi cho biết thêm: “Thời điểm đó, cũng có người cho tôi là hâm vì khi ấy có mấy ai có thể giàu lên bằng nghề y mà tôi lại còn đi học thêm. Nhưng tôi lại không nghĩ vậy, tôi muốn theo nghề này trước tiên không phải vì lợi nhuận mà đơn giản chỉ vì tôi thấy mình sẽ có ích cho nhiều người bệnh”. Suốt hơn 40 năm qua, với một phương châm sống rất giản dị như vậy, lương y Trần Ngọc Lợi đã luôn tận tâm tận lực cho công việc khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền (YHCT) của mình. Những vị thuốc mới, những bài thuốc hay lúc nào cũng được ông tìm tòi và nghiên cứu.

Tiêu biểu trong số những bài thuốc nổi tiếng nhất của ông được nhiều người biết đến là phương pháp châm cứu bằng ngải cứu kết hợp với cao ngựa bạch chuyên chữa các bệnh viêm khớp, thấp khớp và thần kinh tọa.

Anh Nông Văn Thượng, một bệnh nhân ở xã Khánh Hòa (Lục Yên), người vừa được ông Lợi chữa khỏi bệnh xúc động nói: “Tôi bị bệnh viêm thần kinh gót dẫn đến liệt hai chân, đã đi điều trị ở rất nhiều bệnh viện từ tuyến huyện đến Trung ương nhưng đều không khỏi và bị trả về. Thật may, có người quen giới thiệu nên gia đình tôi đã đến mời ông Lợi về chữa trị và chỉ trong vòng 6 ngày, tôi đã hồi phục và đi lại bình thường”.

Tương tự như trường hợp của anh Thượng, bà Nguyễn Thị Ninh ở phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái cũng bị bệnh khớp nặng, lúc đến chữa trị người nhà phải khiêng đến. Vậy mà chỉ sau 2 tuần dùng thuốc nam, ngải cứu và uống cao ngựa bạch tại nhà ông Lợi, bà Ninh đã nhúc nhắc đi lại được và điều trị 1 tháng thì bệnh của bà đã khỏi 90%.

 Những câu chuyện về các bệnh nhân mà ông Lợi đã chữa khỏi như trường hợp của hai bệnh nhân đó không còn là điều lạ. Bởi đến nay, đã có hàng trăm bệnh nhân mắc các chứng bệnh như: đau đầu, đau dây thần kinh tọa, di chứng liệt, sa dạ con, viêm xoang, hen suyễn, thận... được ông chữa khỏi. Song có lẽ, điều đặc biệt nhất khiến nhiều người biết đến tên tuổi lương y Trần Ngọc Lợi không chỉ bởi tài y thuật của ông mà còn bởi ông có tấm lòng nhân ái, độ lượng.

 hướng dẫn người bệnh cách sử dụng thuốc.

Trong suốt 13 năm qua, chưa một ngày ngưng nghỉ, sáng nào ông cũng có mặt rất sớm tại Trạm Y tế thị trấn Yên Bình để cùng những cán bộ y tế nơi đây khám, chữa bệnh cho mọi người mà không hề đòi hỏi một chút quyền lợi gì.

Chị Hoàng Thị Hồng Loan - Trưởng Trạm Y tế thị trấn Yên Bình rất cảm phục khi nói về ông: “Bác Lợi tốt và nhiệt tình với bệnh nhân lắm! Nhiều người biết bác có tài chữa bệnh bằng phương pháp YHCT nên dù ở rất xa như Hà Nội, Tuyên Quang, Lào Cai... cũng tìm đến cơ sở y tế của chúng tôi để được bác khám và chữa bệnh.

Có nhiều người vì nghèo quá, không đủ tiền khám, chữa bệnh, bác lại nói để bác giúp họ khám chữa, bệnh miễn phí, đừng ghi vào sổ sách. Chỉ tính riêng trong năm 2010 vừa qua, bác Lợi đã giúp chúng tôi khám, chữa cho gần 200 bệnh nhân”.

Với những đóng góp cho hoạt động YHCT của tỉnh và huyện Yên Bình, lương y Trần Ngọc Lợi đã nhận được rất nhiều bằng khen, giấy khen của Hội YHCT và ngành y tế. Song, điều quan trọng hơn là ông đã trở thành địa chỉ tin cậy của những người bệnh gần xa.

P.V

Các tin khác
Công an xã Tú Lệ và em Hà Kiều Oanh bàn giao tài sản cho chị Lò Thị Thu.

Em Hà Kiều Oanh – học sinh Trường Tiểu học xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn sau khi nhặt được ví da có gần 6 triệu đồng đã nhờ công an trả lại người đánh mất.

Buổi ra mắt mô hình du lịch của chị Lý Thị Thiêm - Bí thư Đoàn xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải.

Khi nói về cách nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước…”. Thực hiện lời dạy của Người, nhiều cán bộ, đảng viên trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu trong mọi hoạt động, phong trào, trong đó có phong trào phát triển kinh tế, để đồng bào học và làm theo.

Cựu chiến binh Phùng Tiến Nhung (ngồi giữa) xúc động kể lại câu chuyện chiến đấu năm xưa.

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những ký ức về một thời mưa bom, bão đạn vẫn là những kỷ niệm in đậm trong cựu chiến binh (CCB) Phùng Tiến Nhung ở tổ 3, thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên.

Anh Phạm Tuấn Anh làm việc tại xưởng nhôm kính.

Học tập và làm theo gương Bác ở đức tính cần cù, chịu khó trong lao động, chàng thanh niên trẻ Phạm Tuấn Anh ở thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã quyết tâm vượt khó vươn lên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục