Thắp lên ngọn lửa tình người

  • Cập nhật: Thứ năm, 27/1/2011 | 1:59:26 PM

YBĐT - Tết này, người nghèo Đồng Tha sẽ đón tết vui hơn, ấm áp hơn, bởi việc làm của bà Doan chính là ngọn lửa tình người sưởi ấm cho những hoàn cảnh khó khăn trong những ngày đầu xuân năm mới.

Bà Doan chia quần áo cho người nghèo thôn Đồng Tha.
Bà Doan chia quần áo cho người nghèo thôn Đồng Tha.

Vừa thấy bà, bọn trẻ reo lên như lên như lâu ngày không gặp một người thân thiết của chúng. “Cháu chào bà Doan!”, “Bà mới lên ạ!”… Đáp lại những lời chào dồn dập của lũ trẻ là cái gật đầu và nụ cười hiền từ của bà lão đã 72 tuổi này.

Bà tên thật là Đỗ Thị Thừa, hiện đang sinh sống tại tổ 10, thị trấn Yên Bình (huyện Yên Bình). Bà mang tên Doan là do những người hàng xóm, quen biết vẫn gọi bà theo tên của chồng. Đã nhiều năm nay, bà làm một việc mà nhiều người cho rằng “không bình thường” đó là, quyên góp quần áo cũ mang cho trẻ em và dân nghèo ở thôn Đồng Tha, xã Phúc An cùng huyện. Điều đặc biệt là giữa bà và những người dân, đứa trẻ nghèo ở Đồng Tha không hề có quan hệ máu mủ, láng giềng mà chỉ đơn giản là tình thương, sự đồng cảm giữa bà và người Đồng Tha.

Quê ở Khoái Châu, Hưng Yên, sau khi lập gia đình, bà Doan theo chồng lên Yên Bái sinh sống. Không rừng, không ruộng, bà phải làm đủ nghề để kiếm sống. Gánh hàng xén trên đôi vai của bà đã rong ruổi khắp Tân Hương, Mông Sơn rồi Bảo Ái. Bà nói vui: “Trong rất nhiều nơi đã đến và đi, tôi thấy gần gũi, thân thiết nhất với con người nơi đây. Chắc hẳn tôi có duyên với đất Phúc An này rồi!”. Người con gái út của bà nhiều lần theo mẹ lên Phúc An đã bén duyên và lập gia đình với một anh chàng người Dao nơi đây.

Đã qua nhiều năm, bà Doan cũng không nhớ chính xác mình đã lên thôn Đồng Tha từ thời điểm nào, nhưng có một điều bà cảm nhận được đó là những người dân nơi đây vẫn còn nghèo và khổ. Là làng ven hồ Thác Bà nên người Đồng Tha chỉ có nghề chính là đan rọ tôm và đánh bắt cá. Chị Đặng Thị Hoa, thôn Đồng Tha cho biết: “Nhà tôi có 4 người nhưng lại không có một mảnh ruộng nào, nên thu nhập chính là đan rọ tôm và đi làm thuê”. Khá hơn, gia đình chị Nông Thị Sao có 4 sào ruộng dưới cốt nước hồ nhưng lại có tới 8 khẩu, mùa nước lên thì chỉ còn lại hồ nước mênh mông.

Với những người nghèo thôn Đồng Tha, bà Doan như người mẹ, người bà của họ. Bà tâm sự: “Mình nghèo chỉ có thể giúp họ như vậy thôi. Dù nhiều người vẫn nói ra, nói vào về việc làm của tôi, nhưng để giúp được người Đồng Tha thì tôi vẫn làm”. Ban đầu, bà chỉ mang quần áo cũ cho những người quen, mỗi lần một vài bộ của người thân, họ hàng. Sau đó, bà quyên góp quần áo cũ của những người quen, hàng xóm rồi tổ dân phố. Số quần áo xin được bà phân loại, giặt sạch sẽ cất vào bao.

 Nhiều lúc, người con gái thấy mẹ vất vả can ngăn, không cho bà tiếp tục công việc này, nhưng rồi thương mẹ, thương những đứa trẻ nghèo, chị cũng lao vào giặt giũ đống quần áo cũ cùng người mẹ già. Mỗi lần lên Đồng Tha, bà Doan lại khệ nệ vác chiếc bao tải to đùng ra đầu đường đón ô tô.

Chi phí cho mỗi chuyến đi cũng ngót nghét 100 nghìn đồng - số tiền không phải là nhỏ với một người vẫn đang nằm trong diện nghèo của thị trấn như bà. Với bà, điều quan trọng nhất là thấy được niềm vui trên gương mặt của những người nghèo ở Đồng Tha.

Tết này, người nghèo Đồng Tha sẽ đón tết vui hơn, ấm áp hơn, bởi việc làm của bà Doan chính là ngọn lửa tình người sưởi ấm cho những hoàn cảnh khó khăn trong những ngày đầu xuân năm mới.

Hùng Cường

Các tin khác
Công an xã Tú Lệ và em Hà Kiều Oanh bàn giao tài sản cho chị Lò Thị Thu.

Em Hà Kiều Oanh – học sinh Trường Tiểu học xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn sau khi nhặt được ví da có gần 6 triệu đồng đã nhờ công an trả lại người đánh mất.

Buổi ra mắt mô hình du lịch của chị Lý Thị Thiêm - Bí thư Đoàn xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải.

Khi nói về cách nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước…”. Thực hiện lời dạy của Người, nhiều cán bộ, đảng viên trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu trong mọi hoạt động, phong trào, trong đó có phong trào phát triển kinh tế, để đồng bào học và làm theo.

Cựu chiến binh Phùng Tiến Nhung (ngồi giữa) xúc động kể lại câu chuyện chiến đấu năm xưa.

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những ký ức về một thời mưa bom, bão đạn vẫn là những kỷ niệm in đậm trong cựu chiến binh (CCB) Phùng Tiến Nhung ở tổ 3, thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên.

Anh Phạm Tuấn Anh làm việc tại xưởng nhôm kính.

Học tập và làm theo gương Bác ở đức tính cần cù, chịu khó trong lao động, chàng thanh niên trẻ Phạm Tuấn Anh ở thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã quyết tâm vượt khó vươn lên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục