Chuyện những chàng trai say mê sáng tạo

  • Cập nhật: Thứ sáu, 28/1/2011 | 3:01:28 PM

YBĐT - Thành công nối tiếp thành công, các năm 2008 - 2009 và 2009 - 2010, năm học nào học sinh Trường Nguyễn Lương Bằng cũng tham gia từ hai đến ba công trình và đều đạt giải thưởng lớn cấp quốc gia.

Giáo viên và nhóm học sinh sáng tạo trẻ năm 2010
của Trường Nguyễn Lương Bằng.
Giáo viên và nhóm học sinh sáng tạo trẻ năm 2010 của Trường Nguyễn Lương Bằng.

"Các công cụ lao động như dao, cưa, kìm, tuốc-nơ-vít... rồi những vật liệu thường có như gỗ, sắt phế liệu, máy móc hỏng, đồ chơi hư hỏng có rất nhiều, các em ở nông thôn khi rảnh việc học, đi lên nương coi ngô hay ra bãi thả trâu đã sáng tạo ra những cỗ máy có thể chưa hoàn thiện nhưng ý tưởng lại rất hữu ích" - thầy giáo Tống Văn Thành, giáo viên Trường THPT Nguyễn Lương Bằng (Văn Yên) đã nói với chúng tôi như vậy. Và chính anh chứ không phải ai khác đã bỏ tiền, bỏ công ra giúp đỡ các em sáng chế ra những cỗ máy và hoàn thiện toàn bộ đề tài để đi tham dự các cuộc thi trong nước và cả quốc tế.

Thầy Thành mở máy vi tính cho chúng tôi xem nội dung những đề tài nghiên cứu của các học trò miền sơn cước: "Máy pha nước tự động" của em Trần Văn Huỳnh, thôn Đại Thịnh xã An Thịnh; công trình "Ươm hạt giống nhờ năng lượng ánh sáng mặt trời" của em Trần Huyền Trang thôn 5, xã Đại Phác và em Vũ Thị Nhung thôn Cổng Trào; các công trình của em Trang, em Quyết, em Hưng... là những sáng tạo rất độc đáo.

Mở đầu cho phong trào Sáng tạo trẻ của học sinh trường Nguyễn Lương Bằng là em Đỗ Nhị Hương Trang  - một nam học sinh có cái tên rất con gái và học cũng rất giỏi. Năm 2006, Trang thấy nhà trường mua một chiếc máy lọc nước uống, áp dụng phương pháp diệt khuẩn bằng tia cực tím. Đọc sách, hỏi thầy, Trang hiểu được nguyên lý của tia cực tím nên em đã nảy ra ý tưởng nghiên cứu đề tài ứng dụng tia cực tím để diệt khuẩn trong các phòng phẫu thuật tại các cơ sở y tế. Đề tài được gửi đi dự thi cuộc thi Sáng tạo trẻ toàn quốc nhưng rất tiếc năm đó em Trang đã không nhận được giải thưởng cho dù qua đánh giá, cách làm này rất hiệu quả và ít tốn kém nhưng có lẽ vì đề tài không được soạn thảo trên máy vi tính và nhất là phương pháp diễn giải còn thiếu cơ sở và kém lô gíc...

Cũng mùa giải đó, đề tài "Xe điện địa hình đa năng" do em Trang nghiên cứu đã đạt giải khuyến khích. Phần thưởng tuy không lớn nhưng là nguồn động viên, khích lệ các em học sinh để đến năm học 2007 - 2008 nhóm tác giả Đỗ Văn Quyền, Lương Văn Hưng, Đỗ Nhị Hương Trang dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Tống Văn Thành đã nghiên cứu đề tài "Trồng cây ký canh" một công trình được xem là khá hoàn thiện cả về ý tưởng và sự thể hiện ở lứa tuổi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông. Khi công trình được gửi đi dự Giải thưởng Sáng tạo trẻ, thầy, trò và những ai quan tâm đến công trình cũng đều rất hồi hộp. Để rồi tất cả vỡ oà niềm vui khi được tin công trình đã giành giải nhất cấp quốc gia năm 2007 - 2008. Niềm vui ấy lại được nhân đôi khi nhận được giải Bạc Liên hoan Sáng tạo trẻ quốc tế tổ chức tại Đài Loan (Trung Quốc).

Thành công nối tiếp thành công, các năm 2008 - 2009  và 2009 - 2010, năm học nào học sinh Trường Nguyễn Lương Bằng cũng tham gia từ hai đến ba công trình và đều đạt giải thưởng lớn cấp quốc gia. Điều đáng nói là tất cả các công trình đều gắn liền với đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhà nông trong vùng như: máy bào vỏ quế, máy hút khí thải của lò gạch, máy bắt sâu bọ v.v...

Thế hệ trẻ có lòng đam mê và sự sáng tạo. Ý tưởng sáng tạo đôi khi cũng đến một cách tình cờ như chuyện có em học sinh uống xong cốc nước xoài nhưng lười rửa, hôm sau mấy con gián vào ăn rồi chết trong đó. Thế là ý tưởng làm một cái máy bắt côn trùng đã ra đời. Đám học trò đầy thông minh và sáng tạo nhưng cũng vô cùng tinh nghịch hóm hỉnh cùng phá lên cười tạm biệt chúng tôi trước lúc chia tay. Chúc cho các em có thêm nhiều thành công trong sáng tạo khoa học từ những ý tưởng nhỏ bé hôm nay.

Lê Phiên

Các tin khác
Công an xã Tú Lệ và em Hà Kiều Oanh bàn giao tài sản cho chị Lò Thị Thu.

Em Hà Kiều Oanh – học sinh Trường Tiểu học xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn sau khi nhặt được ví da có gần 6 triệu đồng đã nhờ công an trả lại người đánh mất.

Buổi ra mắt mô hình du lịch của chị Lý Thị Thiêm - Bí thư Đoàn xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải.

Khi nói về cách nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước…”. Thực hiện lời dạy của Người, nhiều cán bộ, đảng viên trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu trong mọi hoạt động, phong trào, trong đó có phong trào phát triển kinh tế, để đồng bào học và làm theo.

Cựu chiến binh Phùng Tiến Nhung (ngồi giữa) xúc động kể lại câu chuyện chiến đấu năm xưa.

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những ký ức về một thời mưa bom, bão đạn vẫn là những kỷ niệm in đậm trong cựu chiến binh (CCB) Phùng Tiến Nhung ở tổ 3, thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên.

Anh Phạm Tuấn Anh làm việc tại xưởng nhôm kính.

Học tập và làm theo gương Bác ở đức tính cần cù, chịu khó trong lao động, chàng thanh niên trẻ Phạm Tuấn Anh ở thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã quyết tâm vượt khó vươn lên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục