Thoát nghèo nhờ trồng cam

  • Cập nhật: Thứ tư, 9/2/2011 | 3:13:05 PM

YBĐT - Để tìm đến nhà bác Bùi Xuân Bầy thôn An thái, Minh An (Văn Chấn -Yên Bái) không hề khó khăn bởi từ đầu thôn đến cuối thôn hỏi ai cũng biết hộ bác trồng nhiều cam nhất và giàu nhất vùng này.

Đi trên con đường đất đỏ, qua nhiều đồi dốc được “mục sở thị” vườn cam đang lấp ló những chùm quả vàng mọng trải rộng khắp xung quanh các sườn đồi khe suối, được trồng rất cẩn thận theo hàng lối, chúng tôi lại càng khâm phục nghị lực và tinh thần lao động cần mẫn của bác vươn lên thoát nghèo bằng đôi tay của chính mình.

Nhờ có hướng đi đúng, phát triển cây ăn quả dựa trên lợi thế, tiềm năng sẵn có, bác Bùi Xuân Bầy đã có sự đột phá trong phát triển kinh tế. Trong khi những vườn cam ở các nơi khác đang trở nên vàng vọt, cằn cỗi thì vườn cam của nhà bác Bầy có hơn 1.000 gốc cam đã ngoài 17 năm tuổi như: cam sành, cam xen, cam quýt lửa, cam đường canh vẫn mướt một màu xanh tốt, thu hoạch trung bình từ 40 đến 50 tấn quả mỗi năm.

Có được kết quả như vậy là bởi hàng năm bác đều tham gia các Hội thảo về kỹ thuật trồng và cách chăm sóc cam do thôn bản, xã phối hợp với các công ty về tận nơi để hướng dẫn giúp người dân hiểu, có kinh nghiệm hơn trong việc sử dụng thuốc trừ sâu đúng bệnh, đúng thời điểm. Đến nay với tinh thần tự học hỏi là chính, mày mò, tự đúc kết kinh nghiệm “làm nhiều thành quen” bệnh gì, con sâu nào hại cam bác đều nắm rõ.

Bác Bầy cho hay: “Đạt được hiệu quả kinh tế cao như vậy là nhờ có công sức chăm sóc vun trồng đầu tư bón phân đúng cách nên cho thu nhập cao hơn những cây khác như chè và làm ruộng. Mấy ha cam nhà tôi hàng năm với giá thu hái tại vườn từ 10.000 - 12.000 đồng/kg cam các loại cũng cho thu nhập từ 300 đến 400 triệu đồng”.

Không dừng lại ở đó cuối năm 2008 đầu năm 2009 gia đình bác Bầy còn đầu tư thêm 400 triệu tiền để mua hơn 3 tạ ba ba bố, mẹ với giá 1,2 đến 1,3 triệu đồng/kg và xây hai ao nuôi với diện tích mặt nước khoảng 200m2. Tính trung bình mỗi con một năm đẻ hai lứa mỗi lứa khoảng 30 trứng nhưng do mới nuôi chưa có kinh nghiệm kỹ thuật chăm sóc nên số chứng nở chỉ chiếm khoảng 60 – 70%.

Tuy vậy, với giá thị trường đang tăng cao như hiện nay không những bác đã thu lại số vốn đầu tư ban đầu mà còn cho lãi hàng trăm triệu đồng. Đến với thôn An Thái hôm nay một điều dễ nhận thấy là đời sống của nhân dân thôn An Thái khá ổn định, các hộ đều có nhà xây kiên cố, nhà cao tầng khang trang.

Theo ông Vũ Đức Đông trưởng thôn An Thái cho biết toàn thôn có 89 hộ thì tất cả các hộ đều trồng cam và cho thu nhập cao. Ngoài gia đình bác Bùi xuân Bầy còn nhiều các hộ có thu nhập từ 100 - 150 triệu đồng tiêu biểu như các gia đình ông: Trần Quang Lịch; Nguyễn Văn Tin; Tạ Đức Hà; Nguyễn Văn Tấn; Phạm Văn Doanh; Nguyễn Xuân Hạnh; Đỗ Văn Minh; Nguyễn Văn Tưởng...

Tấm gương sản xuất giỏi của bác Bầy và sự nỗ lực của người dân xã Minh An đã góp phần làm thay đổi diện mạo của vùng sâu Văn Chấn..

Triệu Xuân Tiên

Các tin khác
Hàng tháng, gia đình bà Cù Thị Vân Hồng sản xuất khoảng trên 300 m2 khối gỗ ván bóc xuất bán ra thị trường.

Với đức tính cần cù, ham học hỏi, bà Cù Thị Vân Hồng năm nay ngoài 50 tuổi, ở thôn Cầu Khai, xã Mậu Đông, huyện Văn Yên luôn nỗ lực tập trung phát triển kinh tế gia đình từ chăn nuôi, làm ván bóc, vươn lên làm giàu chính đáng trên quê hương và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Hàng năm, gia đình bà Hồng có thu nhập vài trăm triệu đồng.

Cựu chiến binh Lê Chí Công giới thiệu về quy trình kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm.

Luôn biết tìm ra hướng phát triển kinh tế mới, vừa là chi hội trưởng cựu chiến binh (CCB) vừa là giám đốc hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tự thành lập với tổng nguồn thu hàng năm từ 600 - 800 triệu đồng và việc nào cũng "tròn vai". Người CCB năng động này là Lê Chí Công, Chi hội trưởng Chi hội CCB thôn Tiền Phong, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên.

Ông Nguyễn Văn Thêm tại Lễ ra mắt cuốn sách Lịch sử Đảng bộ phường Nguyễn Thái Học.

Vinh dự được các cấp, các ngành khen thưởng vì những thành tích xuất sắc, ông Nguyễn Văn Thêm - Trưởng ban công tác Mặt trận tổ dân phố số 14, phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái là tấm gương tiêu biểu trong các phong trào thi đua yêu nước tại địa phương.

Công an xã Tú Lệ và em Hà Kiều Oanh bàn giao tài sản cho chị Lò Thị Thu.

Em Hà Kiều Oanh – học sinh Trường Tiểu học xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn sau khi nhặt được ví da có gần 6 triệu đồng đã nhờ công an trả lại người đánh mất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục