Tâm sáng của một giám đốc

  • Cập nhật: Thứ tư, 16/2/2011 | 3:01:27 PM

YBĐT - Tên anh là Bùi Khắc Sơn nhưng mọi người vẫn gọi anh là A Sơn, anh cũng tự xưng tên mình như thế bởi theo anh, “A Sơn” nghe gần gũi, thân mật giống như A Páo, A Khay, A Khua... trong làng, trong bản vậy.

Ngày 20-1-2011 nhiều hoạt động chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI thành công tốt đẹp được tổ chức. Tại vùng cao xã Suối Quyền huyện Văn Chấn, lễ khởi công xây dựng cụm công trình trường mầm non, trường tiểu học, nhà công vụ và nhà ở cho giáo viên đã diễn ra để chào mừng sự kiện quan trọng này. Điều đặc biệt là toàn bộ kinh phí xây trường gần 1 tỷ đồng đều do cá nhân anh Bùi Khắc Sơn - Giám đốc Công ty cổ phần Thủy điện Văn Chấn đảm nhận.

Tên anh là Bùi Khắc Sơn nhưng mọi người vẫn gọi anh là A Sơn, anh cũng tự xưng tên mình như thế bởi theo anh, “A Sơn” nghe gần gũi, thân mật  giống như A Páo, A Khay, A Khua... trong làng, trong bản vậy.

Cuối tháng Chạp, chúng tôi vào xã vùng sâu An Lương (Văn Chấn) trong cái rét tê tái của vùng cao Tây Bắc. Vất vả mấy cũng đi, anh em động viên nhau như vậy bởi mọi người đều biết rằng vùng cao thiếu thốn như thế, rét buốt như thế mà A Sơn vẫn ở lại để chia quà tết cho đồng bào nghèo và cùng ăn tết trên công trường với anh em công nhân. Đường đi An Lương bây giờ đơn giản lắm, xe chạy thẳng từ Liên Sơn, qua “cổng trời” Coóng Kéng vào thẳng xã, chuyện như mơ mà có thật 100%, niềm vui ấy có được là tấm lòng của nhà đầu tư xây dựng công trình nhà máy thủy điện 57 MW với tổng mức đầu tư khoảng trên 1.600 tỷ đồng này.

Đồng bào Văn Chấn đều hiểu rằng:  “Hội đồng quản trị, Ban giám đốc đã quyết định làm cả một cây cầu lớn bắc qua suối Thia, làm 13 cây số đường bằng phẳng qua 5 xã vùng cao của huyện để xe cả trăm tấn qua lại dễ dàng. Việc làm đó không chỉ xuất phát từ lợi ích doanh nghiệp mà phải là vì tình cảm và trách nhiệm với địa phương, với đồng bào”.

Trở lại với  những việc làm tình nghĩa của Giám đốc Bùi Khắc Sơn, chúng tôi đề nghị anh thống kê số tiền, tài sản và số lần đã cho tặng chính quyền, các nhà trường và người dân Văn Chấn, A Sơn khiêm tốn và thật thà: “Mình, gia đình và các bạn của mình làm từ thiện vì tấm lòng và trách nhiệm của người đã từng sống nghèo khó nay cuộc sống khá hơn thì phải biết sẻ chia chứ không phải vì thương hiệu nên khó có thể nhớ hết”.

Được biết, ngay từ khi đặt chân lên vùng đất Liên Sơn, Sùng Đô, An Lương, Suối Quyền (Văn Chấn) để xây dựng công trình nhà máy thủy điện, A Sơn đã rất tích cực hưởng ứng công tác từ thiện nhân đạo như: tết nào anh cũng bỏ ra vài chục triệu đồng tặng các hộ nghèo trong các xã vui xuân, đón tết; năm học nào cũng bỏ tiền túi mua vài trăm cặp sách, vài nghìn quyển vở tặng các cháu học sinh. Cuối năm 2009 anh đã mua tặng 30 hộ nghèo, mỗi hộ một chiếc ti vi, năm 2010 anh xây 3 nhà bán trú cho học sinh ba xã gồm: An Lương, Suối Quyền, Sùng Đô với tổng giá trị hơn 800 triệu đồng.

Nhân dịp khai giảng năm học mới 2010 - 2011 đã có 2 bộ máy tính 500 bộ quần áo và 2000 quyển vở viết đã được gia đình anh Bùi Khắc Sơn chuyển đến các nhà trường trong niềm vui hân hoan của học sinh vùng cao đón chào năm học mới.

Trong câu chuyện từ thiện, hiếu nghĩa với Bùi Khắc Sơn, chúng tôi nhận thấy ở anh toát lên vẻ chân thành và dễ mến. Anh cho biết, thành công nhất trong hành trình đến với người nghèo là anh đã vận động được các bạn của mình cùng góp tiền làm từ thiện. Từ những việc làm của anh Sơn đã khơi dậy tinh thần đùm bọc lẫn nhau trong đồng bào. 77 hộ dân ở thôn Vàng Ngần xã Suối Quyền đã tự nguyện mỗi tháng đóng một cân gạo để giúp học sinh bán trú con nhà nghèo có lương thực đi học.

Thấy A Sơn bỏ gần 1 tỷ đồng xây phòng học và nhà ở cho học sinh của bản, bà con cũng hiến tặng 2000 m2 đất. “Nhà máy còn đang trong giai đoạn thi công, khi hoàn thành, phát điện thương mại chắc chắn mình và gia đình sẽ có điều kiện hơn nữa để sẻ chia những khó khăn với đồng bào” - A Sơn tâm sự với chúng tôi bên dòng suối Thia trong vắt, cuộn chảy khi mùa xuân đang ngập tràn trên những nhánh lan rừng.

Lê Phiên

Các tin khác
Ông La Tài Quan (bên trái) trao đổi với lãnh đạo xã và bà con thôn Thác Tiên về phát triển và bảo tồn gen quế giống.

Mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, học và làm theo Bác để cùng với Ban Chi ủy Chi bộ vận động đồng bào thực hiện tốt hương ước làng xóm, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và cùng nhau đóng góp công xây dựng thành công thôn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu vào cuối năm 2024. Ông cũng là điển hình được đề nghị tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2021 - 2025 với những thành tích tiêu biểu thực hiện Chỉ thị 05. Đó là Phó thôn La Tài Quan - người có uy tín trong đồng bào dân tộc Dao ở thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng, huyện Văn Yên.

Hàng tháng, gia đình bà Cù Thị Vân Hồng sản xuất khoảng trên 300 m2 khối gỗ ván bóc xuất bán ra thị trường.

Với đức tính cần cù, ham học hỏi, bà Cù Thị Vân Hồng năm nay ngoài 50 tuổi, ở thôn Cầu Khai, xã Mậu Đông, huyện Văn Yên luôn nỗ lực tập trung phát triển kinh tế gia đình từ chăn nuôi, làm ván bóc, vươn lên làm giàu chính đáng trên quê hương và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Hàng năm, gia đình bà Hồng có thu nhập vài trăm triệu đồng.

Cựu chiến binh Lê Chí Công giới thiệu về quy trình kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm.

Luôn biết tìm ra hướng phát triển kinh tế mới, vừa là chi hội trưởng cựu chiến binh (CCB) vừa là giám đốc hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tự thành lập với tổng nguồn thu hàng năm từ 600 - 800 triệu đồng và việc nào cũng "tròn vai". Người CCB năng động này là Lê Chí Công, Chi hội trưởng Chi hội CCB thôn Tiền Phong, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên.

Ông Nguyễn Văn Thêm tại Lễ ra mắt cuốn sách Lịch sử Đảng bộ phường Nguyễn Thái Học.

Vinh dự được các cấp, các ngành khen thưởng vì những thành tích xuất sắc, ông Nguyễn Văn Thêm - Trưởng ban công tác Mặt trận tổ dân phố số 14, phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái là tấm gương tiêu biểu trong các phong trào thi đua yêu nước tại địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục