Chị Xuân làm giàu từ sắt vụn

  • Cập nhật: Thứ năm, 17/2/2011 | 9:15:14 AM

YBĐT - Chị Phạm Thị Xuân ở tổ 10, thị trấn Yên Thế (Lục Yên) sinh năm 1962, quê ở Hưng Yên là nơi có những làng nghề buôn bán sắt vụn lớn.

Xuất thân trong một gia đình đông anh chị em, hoàn cảnh khó khăn, chị Xuân không có điều kiện học hành, đành phải dở dang với nhiều mơ ước, dự định trong tương lai của mình. Cuộc sống vất vả, miếng cơm manh áo lo từng bữa, quanh năm suốt tháng phải " bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" mà vẫn không đủ ăn. Chị Xuân đã không ít lần rơi nước mắt khi thấy 5 đứa con của mình nheo nhóc, gầy còm. Nhận thấy ở quê có nghề làm sắt vụn đem lại hiệu quả kinh tế nhưng thị trường để làm ăn còn rất hẹp, do quá đông người làm.

Năm 1993, gia đình chị đã quyết định lên Lục Yên để bắt tay vào nghề buôn bán sắt vụn này, chị Xuân tâm sự: "Trước đây kinh tế gia đình khó khăn, cuộc sống  đầy lo toan, hai vợ chồng đều không được học hành đến nơi, đến chốn, vì vậy gặp việc gì có thể kiếm ra đồng tiền là làm, sau nhiều công việc khác nhau, tôi và chồng quyết định chọn nghề này và đã gắn bó hơn chục năm nay".

Năm 1995 chị bàn bạc với chồng mở một cửa hàng chuyên thu mua sắt vụn, đồng thời vay thêm ngân hàng và các anh em họ hàng để mở rộng của hàng. Đến nay chị đã có 19 lao động với mức lương trung bình 2 triệu đồng/người/tháng, đối với lao động làm công nhật chị trả lương theo ngày.

Chị Nguyễn Thị Lan - nhà ở thôn 6, xã Minh Xuân đã làm việc ở cửa hàng nhà chị Xuân được hơn 6 năm, kinh tế của gia đình chị vốn trông vào đồng ruộng chỉ đủ ăn chứ không mua sắm được gì cả, từ khi làm việc ở điểm thu mua sắt vụn của chị Xuân, thu nhập cũng khá ổn định, có đồng ra, đồng vào nuôi các con ăn học, chị Lan cho biết: "Tôi được chị Xuân giúp đỡ tạo công ăn việc làm thường xuyên, đến nay gia đình đã có của ăn của để, không khó khăn như trước đây nữa". Đến nay, sau hơn 10 năm làm nghề buôn bán sắt vụn đã giúp gia đình chị thoát nghèo và vươn lên làm giàu.

Chị đã mua đất mặt đường để xây dựng cơ ngơi khang trang, sắm sửa được nhiều trang thiết bị sinh hoạt có giá trị và có điều kiện nuôi các con ăn học, trưởng thành. Chị cho biết, công việc này rất vất vả, nếu không kiên trì thì sẽ nản lòng và sớm bỏ việc, sáng phải dậy từ gần 4 giờ sáng, đến gần 9 giờ tối mới được thảnh thơi chân tay. Chị chia sẻ: "Tôi xác định chuyên tâm với cái nghề này, đồng thời giúp đỡ các chị em nông thôn có việc làm và có điều kiện tăng nguồn thu cho gia đình".

Với lợi nhuận từ kinh doanh sắt vụn, năm 2004, chị Xuân quyết định đầu tư thêm 1 xe ôtô tải 5 tấn, đồng thời mua máy móc, thiết bị sơ chế nhựa phế liệu ngay tại nhà, qua đó thị trường của chị cũng được mở rộng tới các doanh nghiệp sản xuất đồ nhựa tư nhân tại quê Hưng Yên, nhà máy Hoà Phát - Hà Nội và các công ty Nhựa ở Vĩnh Phúc, Bắc Ninh... là những mối quan hệ lâu dài. Tấm gương vượt khó vươn lên làm kinh tế giỏi của chị Xuân thật đáng để nhiều phụ nữ nghèo trong huyện Lục Yên cùng noi theo. 

  Khắc Điệp

Các tin khác
Ông La Tài Quan (bên trái) trao đổi với lãnh đạo xã và bà con thôn Thác Tiên về phát triển và bảo tồn gen quế giống.

Mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, học và làm theo Bác để cùng với Ban Chi ủy Chi bộ vận động đồng bào thực hiện tốt hương ước làng xóm, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và cùng nhau đóng góp công xây dựng thành công thôn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu vào cuối năm 2024. Ông cũng là điển hình được đề nghị tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2021 - 2025 với những thành tích tiêu biểu thực hiện Chỉ thị 05. Đó là Phó thôn La Tài Quan - người có uy tín trong đồng bào dân tộc Dao ở thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng, huyện Văn Yên.

Hàng tháng, gia đình bà Cù Thị Vân Hồng sản xuất khoảng trên 300 m2 khối gỗ ván bóc xuất bán ra thị trường.

Với đức tính cần cù, ham học hỏi, bà Cù Thị Vân Hồng năm nay ngoài 50 tuổi, ở thôn Cầu Khai, xã Mậu Đông, huyện Văn Yên luôn nỗ lực tập trung phát triển kinh tế gia đình từ chăn nuôi, làm ván bóc, vươn lên làm giàu chính đáng trên quê hương và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Hàng năm, gia đình bà Hồng có thu nhập vài trăm triệu đồng.

Cựu chiến binh Lê Chí Công giới thiệu về quy trình kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm.

Luôn biết tìm ra hướng phát triển kinh tế mới, vừa là chi hội trưởng cựu chiến binh (CCB) vừa là giám đốc hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tự thành lập với tổng nguồn thu hàng năm từ 600 - 800 triệu đồng và việc nào cũng "tròn vai". Người CCB năng động này là Lê Chí Công, Chi hội trưởng Chi hội CCB thôn Tiền Phong, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên.

Ông Nguyễn Văn Thêm tại Lễ ra mắt cuốn sách Lịch sử Đảng bộ phường Nguyễn Thái Học.

Vinh dự được các cấp, các ngành khen thưởng vì những thành tích xuất sắc, ông Nguyễn Văn Thêm - Trưởng ban công tác Mặt trận tổ dân phố số 14, phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái là tấm gương tiêu biểu trong các phong trào thi đua yêu nước tại địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục