Già làng ở Lang Thíp

  • Cập nhật: Thứ sáu, 25/3/2011 | 2:48:12 PM

YBĐT - Có đến tận nơi, chứng kiến cuộc sống của người dân thôn Khe Đĩa và thôn Đam II xã Lang Thíp (huyện Văn Yên) mới thấu hiểu được vai trò của già làng Giàng Quán Dín trong nhiều năm qua.

Các đồng chí lãnh đạo huyện Văn Yên trao đổi với già làng, trưởng bản tại Hội nghị biểu dương già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng.
Các đồng chí lãnh đạo huyện Văn Yên trao đổi với già làng, trưởng bản tại Hội nghị biểu dương già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng.

Cả 2 thôn có 89 hộ, trong đó một nửa là đồng bào Mông, không ngành nghề phụ, cuộc sống của người dân chủ yếu là trồng rừng và làm nương rẫy. Chính bởi xa trung tâm xã, trình độ dân trí thấp nên trong nhiều năm qua Khe Đĩa và thôn Đam II là những thôn nghèo nhất nhì trong xã. Với vai trò là già làng, được nhân dân tín nhiệm, ông Dín luôn trăn trở với trách nhiệm của mình đó là làm thế nào để người dân thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Xuất phát từ những suy nghĩ ấy nên việc đầu tiên ông Dín làm là vận động gia đình, con cháu thực hiện tốt các phong trào của địa phương, trong đó chú trọng đến việc phát triển kinh tế, tăng thu nhập và làm giàu. Không ngần ngại tuổi già, ông lặn lội tìm đọc qua sách báo rồi đến học tập kinh nghiệm về cách trồng rừng, cách phát triển kinh tế của những hộ có kinh nghiệm trong xã và các xã lân cận, sau đó ông cùng gia đình làm thử nghiệm trên chính mảnh đất của gia đình.

Không kể sớm hôm, mưa nắng, chưa được ông còn đến những nơi mà mình đã học tập kinh nghiệm nhờ họ về chỉ bảo tận tình, đồng thời nhờ khuyến nông viên cơ sở giúp đỡ. Sau nhiều ngày mày mò thử nghiệm, những cây, con giống đã hợp khí hậu, thổ nhưỡng và cho hiệu quả.

Từ những thành công đó, ông đã vận động nhân dân học và làm theo mình. Đối với một số hộ nghèo trong thôn không có tiền mua cây, con giống để phát triển kinh tế, ông đã tạo điều kiện giúp họ làm kinh tế vươn lên thoát nghèo.

Nhiều gia đình được ông tận tình chỉ bảo đã có bát ăn bát để. Tiếng lành đồn xa, không chỉ có các hộ dân trong thôn, trong xã mà nhiều hộ dân ở các xã khác cũng tìm đến ông học cách trồng rừng và làm kinh tế gia đình.

Ngoài ra, ông Dín còn cùng với ban công tác mặt trận thôn và các đoàn thể đến tận các gia đình vận động nhân dân ký cam kết thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng Nhà nước, các hương ước, quy ước của thôn và thực hiện tốt phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc..., hàng năm căn cứ vào các nội dung của cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư để cụ thể hoá thành các chỉ tiêu thi đua cho từng gia đình.

Từ đó đã tạo được sự đồng thuận trong cộng đồng dân cư, chính trị ổn định, các tệ nạn xã hội và các hủ tục lạc hậu trong cuộc sống đồng bào Mông không còn, người dân đã yên tâm định canh định cư ổn định cuộc sống, tỷ lệ hộ khá trong thôn ngày một tăng, qua bình xét năm 2010 số hộ đạt danh hiệu gia đình văn hoá chiếm trên 85%. Các hộ dân trong thôn đã đoàn kết tương trợ giúp đỡ nhau trong khó khăn hoạn nạn cũng như thực hiện tốt các phong trào thi đua lao động sản xuất, xây dựng gia đình, làng bản no ấm.

Giản dị, gương mẫu trong mọi công việc, già làng Giàng Quán Dín luôn được mọi người dân trong thôn, trong xã tin tưởng và quý mến. Nhiều năm qua, ông luôn được xã Lang Thíp, huyện Văn Yên biểu dương khen thưởng.

Thanh Tân

Các tin khác
Ông La Tài Quan (bên trái) trao đổi với lãnh đạo xã và bà con thôn Thác Tiên về phát triển và bảo tồn gen quế giống.

Mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, học và làm theo Bác để cùng với Ban Chi ủy Chi bộ vận động đồng bào thực hiện tốt hương ước làng xóm, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và cùng nhau đóng góp công xây dựng thành công thôn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu vào cuối năm 2024. Ông cũng là điển hình được đề nghị tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2021 - 2025 với những thành tích tiêu biểu thực hiện Chỉ thị 05. Đó là Phó thôn La Tài Quan - người có uy tín trong đồng bào dân tộc Dao ở thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng, huyện Văn Yên.

Hàng tháng, gia đình bà Cù Thị Vân Hồng sản xuất khoảng trên 300 m2 khối gỗ ván bóc xuất bán ra thị trường.

Với đức tính cần cù, ham học hỏi, bà Cù Thị Vân Hồng năm nay ngoài 50 tuổi, ở thôn Cầu Khai, xã Mậu Đông, huyện Văn Yên luôn nỗ lực tập trung phát triển kinh tế gia đình từ chăn nuôi, làm ván bóc, vươn lên làm giàu chính đáng trên quê hương và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Hàng năm, gia đình bà Hồng có thu nhập vài trăm triệu đồng.

Cựu chiến binh Lê Chí Công giới thiệu về quy trình kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm.

Luôn biết tìm ra hướng phát triển kinh tế mới, vừa là chi hội trưởng cựu chiến binh (CCB) vừa là giám đốc hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tự thành lập với tổng nguồn thu hàng năm từ 600 - 800 triệu đồng và việc nào cũng "tròn vai". Người CCB năng động này là Lê Chí Công, Chi hội trưởng Chi hội CCB thôn Tiền Phong, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên.

Ông Nguyễn Văn Thêm tại Lễ ra mắt cuốn sách Lịch sử Đảng bộ phường Nguyễn Thái Học.

Vinh dự được các cấp, các ngành khen thưởng vì những thành tích xuất sắc, ông Nguyễn Văn Thêm - Trưởng ban công tác Mặt trận tổ dân phố số 14, phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái là tấm gương tiêu biểu trong các phong trào thi đua yêu nước tại địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục