Bảo vệ trẻ em không bị bóc lột lao động

  • Cập nhật: Thứ ba, 12/6/2018 | 3:29:03 PM

YBĐT - Tình trạng lạm dụng và bóc lộc lao động trẻ luôn là vấn đề được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm. Dù chưa có số liệu cụ thể, nhưng thực tế, không ít trẻ em, nhất là trẻ em người dân tộc thiểu số ở các huyện vùng cao, đặc biệt khó khăn bỏ học để tham gia lao động từ rất sớm.

Nguyên nhân chủ yếu, đầu tiên là đói nghèo. Đói nghèo đã khiến các em phải bỏ học đi làm kiến tiền phụ giúp gia đình. Sâu xa hơn cả là nhận thức. Nhiều gia đình không hẳn quá khó khăn nhưng vẫn để con trẻ đi làm, thậm chí làm quá sức. Đặc biệt, ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nhiều người còn quan niệm con mình cần làm việc sớm mới "thành người”, vô tình đánh mất đi tương lai của trẻ.

Lao động trẻ em còn do không ít trẻ suy nghĩ nông nổi, học kém nên chán học, muốn kiếm tiền để khẳng định bản thân. Trong khi đó, không ít chủ sử dụng lao động vẫn sử dụng lao động trẻ em bởi giá nhân công rẻ, dễ bảo, chịu phục tùng. Sử dụng lao động trẻ em là trái quy định của luật pháp.
 
Nghị định số 144 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ chăm sóc trẻ em nêu rõ: phạt tiền từ 1 - 3 triệu đồng đối với hành vi của cha, mẹ, người giám hộ, người nuôi dưỡng trẻ em bắt trẻ em làm công việc gia đình quá sức, quá thời gian, ảnh hưởng đến việc học tập, vui chơi, giải trí, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ em; phạt tiền từ 1 - 3 triệu đồng đối với hành vi dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc trẻ em bỏ học, nghỉ học...

Xử phạt là cần thiết nhưng song cùng thì các cấp, các ngành, địa phương, doanh nghiệp cần thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật Bảo vệ chăm sóc trẻ em. Trong đó, tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng; lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo với công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; chủ động phát hiện, xử lý nghiêm những hành vi lạm dụng lao động trẻ em.

Những việc làm này, cần trở thành việc làm thường xuyên, liên tục, trong đó Tháng hành động Vì trẻ em hàng năm chỉ là tháng cao điểm thể hiện trách nhiệm của các cấp, các ngành, địa phương, doanh nghiệp và mỗi bậc cha mẹ với trẻ em.

Lê Thương

Các tin khác
Nhà thiết kế Dung May và bộ sưu tập áo dài trong Chương trình nghệ thuật

Phát huy vai trò của phụ nữ trong thời đại mới và tạo mọi điều kiện giúp phụ nữ phát triển toàn diện là một trong những mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng được khẳng định trong Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 20/1/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII.

Chùa Ba Vàng đã có một số hoạt động vi phạm quy định của pháp luật. Ảnh: Internet

Từ hoạt động tín ngưỡng thực chất đến trục lợi tín ngưỡng là một ranh giới khá mong manh. Do những tác hại rất lớn của việc trục lợi tín ngưỡng nên hành vi này bị nghiêm cấm theo Điều 5, Luật Tín ngưỡng tôn giáo và các cơ quan chức năng đẩy mạnh xử lý nghiêm. Ở Yên Bái chưa phát hiện những hành vi trục lợi tín ngưỡng, tôn giáo lớn, song cũng có người dân đã từng bị sập bẫy trục lợi tín ngưỡng tôn giáo trên một số trang mạng xã hội.

Lễ kết nạp đảng cho tân binh trước khi lên đường nhập ngũ ở xã Yên Thắng, huyện Lục Yên.

Nâng cao nhận thức chính trị cho thanh niên trước khi nhập ngũ là một chủ trương đúng đắn, là nhiệm vụ quan trọng, góp phần xây dựng thế hệ trẻ có đủ phẩm chất, năng lực để bảo vệ Tổ quốc.

Năm 2024, Yên Bái phấn đấu trồng 6,61 triệu cây và năm 2025 là 6,75 triệu cây.

Về cơ bản, cấp ủy, chính quyền các cấp ở Yên Bái đã quyết liệt, sát sao trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo. Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tiễn trong tình hình mới, vẫn còn một số ít cấp ủy, tổ chức đảng, nhất là cấp cơ sở có lúc, có thời điểm còn thiếu tính chủ động, linh hoạt trong thực hiện nhiệm vụ, còn có biểu hiện trông chờ vào chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên, nhất là việc mới, việc khó.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục