Hành động vì một đất nước mạnh khỏe

  • Cập nhật: Thứ hai, 4/3/2019 | 8:33:19 AM

YênBái - Ngày 27/3/1946, để bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ chính quyền non trẻ của chúng ta trước thù trong, giặc ngoài, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã yêu cầu mỗi người dân từ già, trẻ, lớn, bé đều phải có sức khỏe để xây dựng và bảo vệ đất nước. 

Trong bài báo "Sức khỏe và thể dục” đăng trên tờ Cứu quốc, Người viết: "Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây dựng đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công. Mỗi một người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe, tức là cả nước mạnh khỏe”.

Thực hiện lời dạy của Bác, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã và đang không ngừng phát huy mạnh mẽ các phong trào thi đua lao động sản xuất, xây dựng đời sống mới, tích cực rèn luyện thân thể với mục tiêu "Khỏe để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” trong giai đoạn cách mạng mới. 

Đặc biệt, trước sự bùng nổ và phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, cách mạng công nghiệp 4.0, trước nguy cơ "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa”, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, của các tư tưởng văn hóa độc hại, càng đòi hỏi mỗi người dân trong xã hội vừa phải tích cực rèn luyện thân thể vừa phải không ngừng tu dưỡng đạo đức, rèn luyện ý chí phấn đấu vươn lên để có được tinh thần và thể lực tốt nhất, sung mãn nhất xây dựng đất nước Việt Nam khỏe mạnh, cường tráng, đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới đất nước và chống lại sự phá hoại của các thế lực thù địch.

Thiết thực hành động vì một đất nước khỏe mạnh, Chương trình Sức khỏe Việt Nam vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1092/QĐ-TTg ngày 2/9/2018, nhằm thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. 

Trong đó, Chương trình đề ra các nhiệm vụ và giải pháp để tập trung thực hiện 28 chỉ tiêu của 11 lĩnh vực sức khỏe ưu tiên gồm: dinh dưỡng hợp lý; vận động thể lực; chăm sóc sức khỏe trẻ em, học sinh; phòng chống tác hại của thuốc lá, rượu bia; vệ sinh môi trường; an toàn thực phẩm; phát hiện sớm và quản lý bệnh không lây nhiễm; chăm sóc, quản lý sức khỏe người dân; sức khỏe người cao tuổi; sức khỏe người lao động. 

Theo đó, ngày 27/2/2019, các hoạt động trong buổi lễ phát động Chương trình Sức khỏe Việt Nam đã được diễn ra đồng thời tại tất cả các địa phương trên toàn quốc như: tổ chức đo huyết áp, đo chức năng hô hấp, xét nghiệm nhanh đường máu và tư vấn sức khỏe để tuyên truyền, vận động người dân thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe phát hiện sớm bệnh tật... 

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, giảm tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi xuống dưới 20%; khống chế tỷ lệ người trưởng thành bị béo phì ở mức dưới 12%; tăng chiều cao trung bình của thanh niên 18 tuổi lên mức 167cm (với nam), 156cm (với nữ); giảm tỷ lệ hút thuốc ở nam giới trưởng thành xuống 37%; giảm tỷ lệ uống rượu, bia mức nguy hại ở nam giới trưởng thành xuống 39%... 

Sự vào cuộc và phát huy hiệu quả vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp, các ban, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị, xã hội cùng ý thức, bổn phận và nghĩa vụ của mỗi người dân yêu nước trong nhiệm vụ chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân sẽ tạo nền tảng quan trọng, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng khỏe mạnh, phồn vinh và phát triển.

Thanh Hương

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Nhằm tôn vinh nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, ngày 19/4/2009, tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam đã diễn ra Lễ công bố Quyết định 1668 của Thủ tướng Chính phủ, lấy ngày 19/4 hằng năm làm Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Sản xuất bột đá CaCO3 tại Công ty cổ phần Stone Việt Nam tại huyện Lục Yên.

Cụ thể hóa chủ trương, chính sách, nghị quyết, chương trình hành động, kịch bản bằng những việc làm, hành động cụ thể; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đánh giá; chủ động, kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh theo thẩm quyền; nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức.

Những quán hàng rong với nhiều loại thức ăn, nước uống được bày bán tại khu vực cổng trường học có nguy cơ không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo số liệu của Bộ Y tế, trong quý I năm 2024, cả nước xảy ra 16 vụ làm 659 người bị ngộ độc thực phẩm (tăng gần gấp ba lần so với cùng kỳ năm 2023), trong đó có ba trường hợp tử vong.

Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Mù Cang Chải thăm khám bệnh cho người dân

Bắt đầu từ năm 1950, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quyết định lấy ngày 7/4 hàng năm làm Ngày Sức khỏe thế giới, viết tắt là WHD (World Health Day). Trong ngày này, WHO sẽ tổ chức các sự kiện quốc tế, khu vực và địa phương liên quan đến một chủ đề nhất định, nhằm lan tỏa thông tin và nâng cao nhận thức của người dân toàn cầu về tầm quan trọng của sức khỏe con người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục