Nâng cao chất lượng dân số để phát triển

  • Cập nhật: Thứ sáu, 25/12/2020 | 7:50:48 AM

YênBái - Nghị quyết số 21 Hội nghị Trung ương 6 khóa XII đã xác định: “Tiếp tục chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển”. Nghị quyết cũng đề ra mục tiêu đến năm 2030 “Chỉ số phát triển con người (HDI) nằm trong nhóm 4 nước hàng đầu khu vực Đông Nam Á” và nhiều chỉ tiêu khác liên quan đến chất lượng dân số.

Hội phụ nữ xã Phình Hồ, huyện Trạm Tấu phối hợp với trạm y tế xã tuyên truyền, hướng dẫn các bà mẹ trong câu lạc bộ dinh dưỡng. (Ảnh Minh Huyền)
Hội phụ nữ xã Phình Hồ, huyện Trạm Tấu phối hợp với trạm y tế xã tuyên truyền, hướng dẫn các bà mẹ trong câu lạc bộ dinh dưỡng. (Ảnh Minh Huyền)

Do vậy, nâng cao chất lượng dân số đang được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng, có tính quyết định đến công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước.

Theo báo cáo của ngành chức năng, mặc dù công tác DS-KHHGĐ đã đạt được những kết quả tích cực, song mức sinh giữa các vùng, miền vẫn còn chênh lệch, tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh tăng nhanh; tầm vóc, thể lực của người Việt Nam chậm được cải thiện; chưa phát huy lợi thế của thời kỳ dân số vàng và thích ứng với già hóa dân số; phân bố dân số, quản lý di cư còn nhiều bất cập; tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống còn phổ biến ở một số đồng bào dân tộc ít người… là những thách thức lớn trong công tác nâng cao chất lượng dân số của cả nước nói chung và tỉnh Yên Bái nói riêng. 

Nguyên nhân của tình trạng này là do công tác truyền thông, giáo dục về dân số ở cơ sở, nhất là địa bàn các xã vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số chưa phát huy hiệu quả; chế độ của cán bộ chuyên trách cơ sở cũng như nguồn lực đầu tư cho công tác DS-KHHGĐ còn thấp... 

Ngoài ra, các thông điệp truyền thông dân số vẫn còn nặng về KHHGĐ, chưa chuyển đổi kịp thời với những vấn đề mới như nâng cao chất lượng dân số, dân số "vàng”, già hóa dân số, di cư… 

Đặc biệt, việc xây dựng, duy trì và phát triển các mô hình truyền thông về DS-KHHGĐ ở cơ sở chưa được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo tổ chức triển khai, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm, làm ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng hoạt động của các mô hình.

Hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về dân số và Ngày Dân số Việt Nam 26/12/2020 và để thực hiện tốt Nghị quyết số 21 của Trung ương về công tác dân số trong tình hình mới, ngoài nỗ lực của ngành y tế đòi hỏi phải có sự chung tay vào cuộc đồng bộ của tất cả cấp ủy, chính quyền, của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của toàn xã hội. 

Trong đó, công tác truyền thông dân số cần hướng tới hình thành và phát triển phong trào chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; hệ lụy của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đối với sức khỏe bà mẹ, trẻ em; vận động nam, nữ thanh niên vùng cao, vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn kết hôn đúng tuổi theo luật định... 

Song song với đó, tăng cường đầu tư, bổ sung kinh phí cho công tác dân số và phát triển; củng cố, kiện toàn, đổi mới tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác dân số phù hợp với yêu cầu chuyển hướng chính sách từ DS-KHHGĐ sang dân số và phát triển bền vững, gắn trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở với công tác dân số và phát triển… 

Đồng thời, tiếp tục thực hiện tốt công tác DS-KHHGĐ, góp phần nâng cao chất lượng dân số, đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước.

Thanh Hương

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Nhằm tôn vinh nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, ngày 19/4/2009, tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam đã diễn ra Lễ công bố Quyết định 1668 của Thủ tướng Chính phủ, lấy ngày 19/4 hằng năm làm Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Sản xuất bột đá CaCO3 tại Công ty cổ phần Stone Việt Nam tại huyện Lục Yên.

Cụ thể hóa chủ trương, chính sách, nghị quyết, chương trình hành động, kịch bản bằng những việc làm, hành động cụ thể; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đánh giá; chủ động, kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh theo thẩm quyền; nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức.

Những quán hàng rong với nhiều loại thức ăn, nước uống được bày bán tại khu vực cổng trường học có nguy cơ không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo số liệu của Bộ Y tế, trong quý I năm 2024, cả nước xảy ra 16 vụ làm 659 người bị ngộ độc thực phẩm (tăng gần gấp ba lần so với cùng kỳ năm 2023), trong đó có ba trường hợp tử vong.

Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Mù Cang Chải thăm khám bệnh cho người dân

Bắt đầu từ năm 1950, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quyết định lấy ngày 7/4 hàng năm làm Ngày Sức khỏe thế giới, viết tắt là WHD (World Health Day). Trong ngày này, WHO sẽ tổ chức các sự kiện quốc tế, khu vực và địa phương liên quan đến một chủ đề nhất định, nhằm lan tỏa thông tin và nâng cao nhận thức của người dân toàn cầu về tầm quan trọng của sức khỏe con người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục