Không để lợi dụng tổ chức lễ hội làm ảnh hưởng đến văn hóa truyền thống

  • Cập nhật: Thứ năm, 21/1/2021 | 7:57:10 AM

YênBái - Không để các hành vi lợi dụng di tích, lễ hội để trục lợi, kích động bạo lực, lưu hành, kinh doanh văn hóa phẩm trái phép, các nghi lễ có dấu hiệu tà đạo, mê tín dị đoan, cờ bạc, cờ bạc trá hình, ăn mày, dịch vụ đổi tiền hưởng chênh lệch giá... diễn ra trong lễ hội

Lễ hội đền Đông Cuông (Văn Yên) tổ chức ngày Mão đầu tiên của tháng Giêng hàng năm. Ảnh minh họa
Lễ hội đền Đông Cuông (Văn Yên) tổ chức ngày Mão đầu tiên của tháng Giêng hàng năm. Ảnh minh họa

Bên cạnh những kết quả đáng mừng trong công tác tổ chức và quản lý lễ hội, trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số lễ hội dân gian được tổ chức ở cấp cơ sở, làng, thôn, bản chưa được các cấp ủy, chính quyền quan tâm chỉ đạo; một số lễ hội nội dung tổ chức còn sơ sài, các hoạt động văn hóa, thể thao, trò chơi dân gian truyền thống chưa có sự đổi mới; một số nơi tình trạng đốt đồ mã, vàng mã, mất vệ sinh trong các hoạt động dịch vụ tại lễ hội vẫn còn diễn ra, còn có ban quản lý chưa sát sao trong việc hướng dẫn khách đến thắp hương, đặt tiền ‘‘giọt dầu" không đúng nơi quy định…

Vì vậy, để mùa lễ hội năm 2021 trên địa bàn tỉnh được diễn ra vui tươi, an toàn, tiết kiệm, lành mạnh, các địa phương cần tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong nhân dân nội dung các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội; thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật lao động, tuyệt đối không đi lễ trong giờ hành chính, không sử dụng xe công đi lễ hội trừ trường hợp thực thi nhiệm vụ. 

Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền giới thiệu, quảng bá về nguồn gốc quy trình thực hành và giá trị của lễ hội, danh thắng, di tích và các nhân vật được thờ phụng, tôn vinh; rà soát, thống kê, phân loại lễ hội, bảo tồn có chọn lọc những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc theo xu hướng lành mạnh, tiến bộ, tiết kiệm, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân. 

Đặc biệt, thường xuyên cập nhật, theo dõi tình hình dịch Covid-19 nhằm kịp thời thông tin đầy đủ, chính xác đến người dân và du khách. Trường hợp dịch Covid-19 bùng phát, chủ động tham mưu các biện pháp tạm dừng tổ chức lễ hội theo đúng quy định của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội.

Để các lễ hội phát huy ý nghĩa chứng tỏ tính cố kết của cộng đồng, là minh chứng cho nét đẹp văn hóa ngàn đời của ông cha ta, đồng thời tạo nên sự thoải mái, vui vẻ cho người đi dự hội, các ban tổ chức lễ hội, ban quản lý di tích địa phương cần có biện pháp không để các hành vi lợi dụng di tích, lễ hội để trục lợi, kích động bạo lực, lưu hành, kinh doanh văn hóa phẩm trái phép, các nghi lễ có dấu hiệu tà đạo, mê tín dị đoan, cờ bạc, cờ bạc trá hình, ăn mày, dịch vụ đổi tiền hưởng chênh lệch giá... diễn ra trong lễ hội. Bố trí khu dịch vụ đảm bảo thuận tiện, không gây cản trở, ùn tắc giao thông; niêm yết giá, bán đúng giá, không chèo kéo khách, không ép giá, không bày bán thịt động vật hoang dã và các đồ chơi có tính bạo lực. 

Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và các quy định của cơ quan chức năng. Có phương án bố trí cơ sở vật chất, nguồn nhân lực thu gom rác thải hợp lý, thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong tổ chức lễ hội. Bố trí bãi trông giữ phương tiện giao thông; có phương án phòng, chống cháy nổ, đảm bảo an ninh, an toàn cho nhân dân và du khách khi tham gia lễ hội. 

Đối với những lễ hội có các hoạt động diễn ra trên sông nước, phải xây dựng kế hoạch đảm bảo an toàn cho du khách và người tham gia lễ hội, chấp hành nghiêm các quy định của Luật Giao thông đường thủy nội địa. 

Xây dựng phương án quản lý hòm công đức; bố trí lực lượng thu gom kịp thời tiền lễ, tiền "giọt dầu” đặt không đúng nơi quy định; sử dụng tiền công đức công khai, minh bạch, đúng mục đích. Không đưa các linh vật ngoại lai, hiện vật lạ không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc vào các khu di tích, khu thờ tự, đảm bảo tính nguyên trạng của di tích theo đúng Luật Di sản văn hóa và các văn bản hướng dẫn thi hành. 

Các lực lượng chức năng cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi tổ chức lễ hội, kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các lễ hội vi phạm, đặc biệt là các hành vi lợi dụng di tích, lễ hội để trục lợi, kích động bạo lực, lưu hành, kinh doanh văn hóa phẩm trái phép, ảnh hưởng đến nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc; không để các đối tượng lợi dụng, lôi kéo đông người tại lễ hội để tuyên truyền, quảng bá các hoạt động có dấu hiệu tà đạo, mê tín, dị đoan, trái với thuần phong mỹ tục, vi phạm quy định về thực hiện nếp sống văn minh…
Thành Trung

Tags Yên Bái thể thao trò chơi dân gian văn hóa truyền thống

Các tin khác

Năm 2020, vượt lên rất nhiều khó khăn, thách thức, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh; nỗ lực của các cấp, các ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, đồng thuận của nhân dân, Yên Bái vẫn đạt tốc độ tăng GRDP (giá so sánh 2010) 5,41%, xếp thứ 4/14 tỉnh vùng trung du và miền núi phía Bắc.

Hội phụ nữ xã Phình Hồ, huyện Trạm Tấu phối hợp với trạm y tế xã tuyên truyền, hướng dẫn các bà mẹ trong câu lạc bộ dinh dưỡng. (Ảnh Minh Huyền)

Nghị quyết số 21 Hội nghị Trung ương 6 khóa XII đã xác định: “Tiếp tục chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển”. Nghị quyết cũng đề ra mục tiêu đến năm 2030 “Chỉ số phát triển con người (HDI) nằm trong nhóm 4 nước hàng đầu khu vực Đông Nam Á” và nhiều chỉ tiêu khác liên quan đến chất lượng dân số.

Quy định số 213-QĐ/TW về trách nhiệm của đảng viên đang công tác thường xuyên giữ mối liên hệ với tổ chức Đảng và nhân dân nơi cư trú ban hành đầu năm 2020 thay thế Quy định số 76-QĐ/TW, ngày 15/6/2000 của Bộ Chính trị khóa VIII.

ảnh minh họa

Tròn 20 ngày nữa là hết năm và tết Nguyên đán đã cận kề. Đây là thời điểm mà các cơ quan chức năng và địa phương cần nhanh chóng tập trung vào thực hiện kế hoạch cung ứng hàng hóa, bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục