Ngày hội tôn vinh sự nghiệp "trồng người"

  • Cập nhật: Thứ sáu, 19/11/2021 | 7:41:29 AM

YênBái - Cách đây 39 năm, ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ra Quyết định số 167-HĐBT, lấy ngày 20/11 là Ngày Nhà giáo Việt Nam. Từ đó đến nay, ngày 20/11 hàng năm đã trở thành ngày hội tôn vinh những đóng góp to lớn của các thầy, cô giáo cho sự nghiệp "trồng người" của đất nước.

Ngày 20/11 hàng năm đã trở thành ngày hội tôn vinh những đóng góp to lớn của các thầy, cô giáo cho sự nghiệp trồng người của đất nước. (Ảnh: Thanh Chi)
Ngày 20/11 hàng năm đã trở thành ngày hội tôn vinh những đóng góp to lớn của các thầy, cô giáo cho sự nghiệp trồng người của đất nước. (Ảnh: Thanh Chi)

Cùng với các cấp, các ngành và toàn xã hội, gần 2 năm qua, ngành giáo dục cả nước cũng chịu ảnh hưởng rất nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Dịch bệnh đã khiến cho các thầy, cô giáo và học sinh của tỉnh Yên Bái nói riêng và nhiều địa phương trong cả nước nói chung phải thực hiện giãn cách, thậm chí ở một số địa phương thầy, trò không thể duy trì thời gian đến trường. 

Hơn thế, trong số trên 13.000 giáo viên đang công tác tại các trường học trên địa bàn toàn tỉnh, có hàng ngàn thầy, cô giáo công tác ở những địa bàn vùng cao, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn nhưng vẫn ngày đêm bám lớp, bám trường, không quản ngại khó khăn vượt suối, trèo đèo tới các thôn, bản xa xôi, vận động trẻ ra lớp. 

Đồng thời, có nhiều đổi mới, sáng tạo trong phương pháp giảng dạy, phù hợp với thực tiễn để đưa bài giảng, kiến thức tới cho học trò vùng đặc biệt khó khăn, đảm bảo tốt công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. 

Đó cũng chính là mục tiêu mà ngành giáo dục và đào tạo Yên Bái đã duy trì thực hiện Cuộc vận động "Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học tập và sáng tạo” trong suốt những năm qua, góp phần khơi dậy lòng nhân ái, tinh thần trách nhiệm và lương tâm nhà giáo, tạo nền tảng vững chắc nâng cao chất lượng giáo dục của địa phương.

Theo đó, 5 năm qua, toàn tỉnh đã có 2.859 lượt học sinh đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh và cấp quốc gia. Đặc biệt, em Nguyễn Đình Hoàng - Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành 3 lần đoạt giải học sinh giỏi quốc gia với 2 lần đoạt giải Nhất và năm 2019 đoạt Huy chương Bạc tại Kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế. 

Năm học 2020 - 2021, hệ thống các trường phổ thông dân tộc bán trú của tỉnh được củng cố và phát triển; giáo dục mũi nhọn tăng cả về chất lượng và số lượng; công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia được quan tâm; công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2020 - 2021 đảm bảo an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế, chất lượng cao hơn so với năm học trước, tăng 8 bậc trong bảng xếp hạng các tỉnh, thành trên toàn quốc. 

Đó là những kết quả của sự đóng góp công sức, trí tuệ cho sự nghiệp trồng người trên quê hương Yên Bái mà đội ngũ những người thầy từ vùng thấp tới vùng cao của tỉnh đã nỗ lực phấn đấu đạt được. 

Sinh thời, Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng khẳng định: "Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo vì nó đã sáng tạo ra những con người sáng tạo”.

Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hôm nay, Đảng ta  coi giáo dục là "Quốc sách hàng đầu”, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển. Vì vậy, cùng với sự quan tâm lãnh đạo, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền và các cấp các ngành từ tỉnh tới cơ sở, đội ngũ những người làm công tác giáo dục tỉnh Yên Bái cần xác định rõ sứ mệnh và trách nhiệm của mình để thực hiện xuất sắc lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người thầy vĩ đại của dân tộc: "Vì lợi ích mười năm phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm phải trồng người”. 

Để làm được điều đó, mỗi cán bộ, giáo viên không chỉ là một người thầy giỏi sáng tạo trong truyền thụ tri thức, kinh nghiệm, bài giảng mà còn phải là tấm gương sáng về tư tưởng, đạo đức, lối sống, tự học tập, tự rèn luyện, có trách nhiệm với công việc và hết lòng yêu thương học sinh. Đồng thời, mỗi học sinh, mỗi gia đình và toàn xã hội phải cùng đồng lòng chia sẻ, chung tay xây dựng xã hội học tập, phát huy truyền thống "tôn sư trọng đạo”, góp phần đưa sự nghiệp "trồng người” của quê hương, đất nước ngày càng đi lên.

Thanh Hương

Tags ngày hội tôn vinh sự nghiệp trồng người đại dịch Covid-19

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Nhằm tôn vinh nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, ngày 19/4/2009, tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam đã diễn ra Lễ công bố Quyết định 1668 của Thủ tướng Chính phủ, lấy ngày 19/4 hằng năm làm Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Sản xuất bột đá CaCO3 tại Công ty cổ phần Stone Việt Nam tại huyện Lục Yên.

Cụ thể hóa chủ trương, chính sách, nghị quyết, chương trình hành động, kịch bản bằng những việc làm, hành động cụ thể; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đánh giá; chủ động, kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh theo thẩm quyền; nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức.

Những quán hàng rong với nhiều loại thức ăn, nước uống được bày bán tại khu vực cổng trường học có nguy cơ không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo số liệu của Bộ Y tế, trong quý I năm 2024, cả nước xảy ra 16 vụ làm 659 người bị ngộ độc thực phẩm (tăng gần gấp ba lần so với cùng kỳ năm 2023), trong đó có ba trường hợp tử vong.

Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Mù Cang Chải thăm khám bệnh cho người dân

Bắt đầu từ năm 1950, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quyết định lấy ngày 7/4 hàng năm làm Ngày Sức khỏe thế giới, viết tắt là WHD (World Health Day). Trong ngày này, WHO sẽ tổ chức các sự kiện quốc tế, khu vực và địa phương liên quan đến một chủ đề nhất định, nhằm lan tỏa thông tin và nâng cao nhận thức của người dân toàn cầu về tầm quan trọng của sức khỏe con người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục