Báo động về đại dịch AIDS ở thành phố Yên Bái

  • Cập nhật: Thứ sáu, 25/5/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Là một thành phố miền núi thơ mộng đại dịch AIDS đã len lỏi đến 11/11 phường, xã của thành phố Yên Bái và đã có rất nhiều người chết vì căn bệnh thế kỷ này, khiến cho người dân sống ở đây đang rất lo ngại về công tác phòng chống HIV/ AIDS trên địa bàn.

Đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS.
Đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS.

Ông Nguyễn Duy Đạt - Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng thành phố cho biết: : “Tháng 9 năm 1997, tỉnh Yên Bái phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm HIV; đối tượng bị nhiễm căn bệnh thế kỷ này là một người dân ở thành phố Yên Bái. Trước tình hình như vậy, thành phố luôn chú trọng đến công tác chỉ đạo phòng chống HIV/AIDS và coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình phát triển kinh tế- xã hội hàng năm của thành phố”.

Công tác phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn thành phố được Thành uỷ, HĐND,UBND thành phố luôn quan tâm chỉ đạo sâu sát; Ban chỉ đạo phòng chống HIV/ AIDS của thành phố đã triển khai Pháp lệnh phòng chống AIDS tới các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, trường học, các tổ chức chính trị xã hội, Bệnh viện thành phố và các Ban chỉ đạo phòng chống HIV/AIDS ở 11 phường, xã của thành phố.

Hàng năm các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội, mà nòng cốt là ngành y tế, công an, giáo dục, Phòng Văn hoá- Thông tin, Đài truyền thanh- truyền hình thành phố... đã phối hợp tuyên truyền; truyền thông, cổ động... để nâng cao nhận thức hiểu biết về HIV/AIDS cho nhân dân biết cách phòng chống căn bệnh này. Song do sự bó buộc của Pháp lệnh phòng chống HIV/AIDS nên công tác tiếp cận tuyên truyền, quản lý các đối tượng đã bị nhiễm HIV/AIDS đang rất khó khăn, nhất là ở khu vực bến xe, nhà ga và một số nhà nghỉ, khách sạn... nơi thường có nhiều đối tượng đi lại và có nhiều hoạt động giải trí “ vui vẻ”, vì thế đại dịch AIDS cứ âm thầm bùng phát trên khắp các phường, xã của thành phố.

Nếu như năm 1997, tỉnh Yên Bái mới phát hiện trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS đầu tiên tại địa bàn thành phố Yên Bái. Thì  đến nay, 11/11 phường, xã của thành phố đều có người bị nhiễm HIV/AIDS; số người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn thành phố đã lên tới 638 người (chủ yếu là nam giới từ 20- 35 tuổi), trong đó phường Nguyễn Thái học có 149 đối tượng bị nhiễm HIV/AIDS, phường Hồng Hà có 96 đối tượng, phường Nguyễn Phúc có 84 đối tượng, phường Đồng Tâm có 61 đối tượng, phường Yên Thịnh có 57 đối tượng, phường Minh Tân có 41 đối tượng, xã Tuy Lộc có 22 đối tượng, Minh Bảo 14 đối tượng, Tân Thịnh 9 đối tượng, Nam Cường 5 đối tượng và không rõ địa chỉ 4 đối tượng. Trong danh các đối tượng bị nhiệm HIV/AIDS mà Trung tâm y tế dự phòng thành phố quản lý đã có 74 người chuyển sang giai đoạn AIDS và đã có 28 người chết vì căn bệnh này.

Trên thực tế số người bị nhiễm HIV và bị chết vì AIDS ở thành phố còn cao gấp nhiều lần so với số đối tượng mà Trung tâm y tế dự phòng thành phố có hồ sơ theo dõi, quản lý. Bởi có rất nhiều đối tượng ở thành phố nghiện ma tuý, thường xuyên tiêm chích ma tuý, có thể đã bị nhiễm HIV nhưng không biết được vì chưa đi làm xét nghiệm!

Từ tháng 12 năm 2006- tháng 5 năm 2007, trên địa bàn thành phố có 2 người chết vì AIDS, nhưng thực tế thì số người chết vì AIDS lớn hơn rất nhiều. Chỉ tính riêng 20 ngày đầu tháng 5/2007,  theo thống kê của Trung tâm y tế thành phố đã có 4 người bị chết có đủ các triệu chứng chết vì AIDS, nhưng do trong quá trình đi xét nghiệm các đối tượng không khai rõ tên tuổi, địa chỉ hoặc gia đình giấu không cho biết, vì vậy khi Trung tâm y tế thành phố khớp danh sách không chính xác.

Do Pháp lệnh quá gò bó nên những người trực tiếp tham gia làm công tác phòng chống HIV/AIDS đang gặp nhiều khó khăn. Chị Trần Thị Cơ- cán bộ chuyên trách về công tác phòng chống HIV/AIDS (Trung tâm y tế dự phòng thành phố) tâm sự: “Mình là cán bộ chuyên trách nhưng không được biết danh sách đối tượng bị nhiễm HIV/AIDS thì làm sao có thể tiếp cận tuyên truyền, tư vấn cho họ được.”
     
Công tác phòng chống AIDS ở thành phố Yên Bái hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn, bởi số người nghiện tiêm chích ma tuý trên địa bàn khá nhiều, chưa kể công tác quản lý “vui chơi” trong một số nhà nghỉ, khách sạn còn có biểu hiện lơi lỏng “nhẹ tay”, vẫn để cho một số nhà nghỉ, khách sạn trên địa bàn thành phố vẫn lén lút tổ chức “dịch vụ” mại dâm... đó cũng là một trong những nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến lây nhiễm HIV/AIDS.

Thực tế đã cho thấy, nguyên nhân các đối tượng bị nhiễm HIV ở thành phố, chủ yếu là do tiêm chích ma tuý bị lây nhiễm và cũng có trường hợp chồng lây nhiễm sang vợ, mẹ lây nhiễm sang con.

Để công tác phòng chống AIDS ở thành phố Yên Bái được tốt hơn. Trước tiên thành phố cần có kế hoạch cụ thể ngay từ đầu năm về công tác phòng chống HIV/ AIDS để triển khai xuống các phường, xã, vì đã gần hết 5 tháng đầu năm 2007, nhưng thành phố vẫn chưa có kế hoạch phòng chống HIV/AIDS năm 2007 để triển khai xuống các phường, xã thì làm sao công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2007 tốt được? Mặt khác thành phố cần phải thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho người dân và nhất là phải làm tốt công tác quản lý các đối tượng nghiện thường xuyên tiêm chích ma tuý; các nhà nghỉ, khách sạn có biểu hiện hoạt động mại dâm... có như vậy công tác phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn mới đạt được kết quả tốt hơn.

Minh Hằng

Các tin khác
Tình trạng xâm phạm rừng làm nương rẫy của bà con nhân dân vẫn còn tồn tại.

YBĐT - Công tác phòng cháy chữa cháy (PCCCR) rừng luôn được các cấp uỷ quan tâm, song năm nào Yên Bái cũng xảy ra cháy rừng. Trong những nguyên nhân gây cháy rừng thì có tới trên 80% là do đốt nương, làm rẫy.

YBĐT - Hát văn là một trong những loại hình dân ca ra đời sớm nhất ở vùng Bắc bộ. Khởi thủy của loại hình dân ca này chỉ để sử dụng rộng rãi trong sinh hoạt văn hóa văn nghệ của công chúng. Tuy nhiên, dần dần người ta đã dùng loại hình dân ca này để phục vụ cho tín ngưỡng dân gian, thông qua việc xây dựng các giá hát văn phục vụ nghi lễ hầu đồng (hầu bóng) thờ công đồng tứ phủ của tục thờ mẫu.

Nhờ giá lên cao, nông dân xã Việt Cường (Trấn Yên) phấn khởi lên đồi thu hái chè.

YBĐT - Chưa bao giờ giá chè búp tươi lại cao như thời điểm này: bình quân từ 4.500-5.000 đồng/kg, gần gấp ba năm 2006. Cuộc sống người làm chè khấm khá nhưng các doanh nghiệp chè điêu đứng vì không giữ được nguyên liệu và thu mua nguyên liệu trong dân. Một "cuộc chiến" nguyên liệu mới lại bắt đầu mà phần thua đã thuộc về các doanh nghiệp. Tình trạng này kéo dài, nhiều doanh nghiệp chè có nguy cơ phá sản!

Xã
Tích Cốc, huyện Yên Bình triển khai cấp thẻ bảo hiểm y tế
cho hộ nghèo.
(Ảnh: 
Vương Trọng Phục)

YBĐT - Chúng tôi đến gia đình cụ Nguyễn Thị Gái ở tổ 34 phường Minh Tân, thành phố Yên Bái vào những ngày cuối tháng tư. Năm nay cụ đã bước vào tuổi 96. Cụ Gái cho biết: Sống được đến tuổi này là thọ lắm rồi, nhưng vì tuổi ngày càng cao nên cũng ốm đau luôn. Mới đây thôi, cụ bị ngã, ấy thế mà tất cả tiền thuốc thang cũng không được miễn giảm bất cứ khoản nào.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục