Nỗi lo đò ngang

  • Cập nhật: Thứ hai, 11/6/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Nếu ai đã từng qua sông hay đón người thân tại bến đò ngang thị trấn Cổ Phúc - Y Can, huyện Trấn Yên. Vào đầu giờ buổi sáng, buổi trưa và buổi chiều thời gian học sinh qua lại nhiều thì đều chứng kiến hiện tượng lộn xộn, mất an toàn trên những con đò.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo quy định mỗi chuyến đi chỉ được phép chở 12 người, nhưng thực tế thì số người trên đò cùng hàng hóa luôn gấp 2-3 lần so với quy định. Có mặt tại bến đò đúng vào giờ tan học buổi trưa cùng với các thiết bị phục vụ cho vấn đề tác nghiệp, khi phát hiện ra nhóm phóng viên chúng tôi thì số lượng người trên mỗi chuyến đò đã giảm đáng kể và nó quay về với đúng quy định chở khách, đồng thời liền một lúc có 2 chiếc thuyền máy nhịp nhàng sóng đôi chứ thường ngày chỉ có một chiếc hoạt động. Thống kê sơ bộ mỗi ngày cũng có hàng trăm người trên đò chủ yếu là học sinh THPT ở các xã hữu ngạn sông Hồng theo học ở trung tâm thị trấn huyện lỵ. Ở trường các em đều đã được học tập và tìm hiểu Luật An toàn giao thông nhưng vì nhiều lý do, trong đó có lý do giờ giấc mà các em đã hiển nhiên trở thành người đồng lõa vi phạm an toàn giao thông. Em Trần Công Đoàn, học sinh lớp 12, Trường THPT bán công Nguyễn Du (Trấn Yên) cho biết: "Có những hôm đò đông lên tới 60 người nhưng chúng em vẫn phải đi không thì muộn học".

Áp lực về thời gian, phải nhanh đến trường để kịp giờ học…, đó là cái khó của các em học sinh và cũng là cái khó của nhiều khách đi đò. Nhưng cái khó này hoàn toàn khắc phục được nếu như không có chuyện nghịch lý: thuyền thì nằm chơi, thuyền thì quá tải. Bến đò này có tới những 5 chiếc thuyền máy. Với một chiếc thuyền bé nhỏ lại thiếu các thiết bị bảo hiểm, chỉ có hai chiếc vỏ lốp xe, 12 phao cứu sinh tự chế được buộc chặt trên mui thuyền thì quả là nguy cơ tai nạn luôn rình rập với người đi đò. Ông Nguyễn Văn Lợi - Chủ đò ngang thị trấn Cổ Phúc - Y Can biện minh với chúng tôi: "Mọi hôm nhà đò vừa ăn cơm trưa vừa chở khách, còn hôm nay học sinh về sớm, anh em bận ăn cơm nên chưa sang kịp".
Tồn tại yếu kém xảy ra tại bến đò ngang Cổ Phúc - Y Can đã lâu nhưng phải chăng các ngành chức năng và chính quyền địa phương còn buông lỏng quản lý hay vì lý do nào khác ? Về vấn đề này, ông Triệu Đình Khoa Chủ tịch UBND xã Y Can, huyện Trấn Yên cho rằng: "Thuyền trọng tải lớn với số lượng người như thế thì không vấn đề gì, còn giấy phép chở 12 người/chuyến thì quả là lãng phí"!

Sẽ không trở nên quá muộn và không xảy ra những tai nạn đáng tiếc trên mỗi chuyến đò ngang khi những bất cập, yếu kém nêu trên được kịp thời khắc phục. Vì vậy, rất cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của các ngành chức năng và chính quyền địa phương trong việc quản lý hoạt động đò ngang. Đồng thời với đó là đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền giáo dục Luật An toàn giao thông cho tất cả mọi người. Đồng bộ thực hiện các biện pháp trên thì nỗi lo đò ngang mới chấm dứt được.

Trúc Quỳnh

Các tin khác
Đồng bào Mông xã Púng Luông (Mù Cang Chải) chăm sóc chè giâm bầu phục vụ trồng chè năm 2007. (Ảnh: Thanh Sơn)

YBĐT - Theo báo cáo nhanh của Phòng Trồng trọt (Sở Nông nghiệp và PTNT), toàn tỉnh đã thu hái được trên 17.500 tấn chè búp tươi trong 5 tháng đầu năm 2007. Nhưng đến thời điểm này vẫn có thể khẳng định rằng: Trong sản xuất chè ở tỉnh Yên Bái chưa có một công ty nhà nước hoặc công ty cổ phần nào thu mua đủ nguyên liệu để các dây chuyền chế biến hoạt động đủ công suất.

YBĐT - Thời gian qua, công tác nâng cao chất lượng đoàn viên rất ít được các cấp công đoàn chú ý. Phải chăng hàng năm công đoàn đã có chủ trương công tác xây dựng công đoàn cơ sở (CĐCS) vững mạnh nên công tác này chưa được coi trọng? Hay công đoàn đã buông lỏng công tác này?

Hệ thống xử lý chất thải của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái do Pháp tài trợ.

YBĐT - Theo số lượng thống kê gần đây thì lượng phế thải trung bình của một giường bệnh dao động từ 2,1 - 2,8kg/giường bệnh/ngày, chỉ số rác thải cho một giường bệnh là 2,45 kg, trong đó tỉ lệ 20 - 25% là chất thải y tế nguy hiểm cần phải xử lý đặc biệt.

Khai thác vô tội vạ nguồn lợi thủy sản trên hồ.

YBĐT - Cá ở hồ Thác Bà nhiều đến mức người dân ven hồ cứ nghĩ là nhiều vô tận, khiến họ càng ra sức khai thác một cách vô tội vạ, với rất nhiều kiểu đánh bắt khác nhau.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục