Tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

  • Cập nhật: Thứ hai, 29/7/2024 | 7:49:43 AM

YênBái - Trong những năm qua, Mặt trận Tổ quốc các cấp của tỉnh Yên Bái đã tập trung đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; khẳng định vai trò, vị trí và tổ chức hiệu quả các phong trào thi đua, các cuộc vận động, góp phần thiết thực vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh.

Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Yên Bình trao nhà Đại đoàn kết cho hộ gia đình chị Nguyễn Thị Hoa, thôn Khe Ngang, xã Yên Thành. Ảnh tư liệu
Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Yên Bình trao nhà Đại đoàn kết cho hộ gia đình chị Nguyễn Thị Hoa, thôn Khe Ngang, xã Yên Thành. Ảnh tư liệu


Đánh giá hàng năm cho thấy, kinh tế tỉnh Yên Bái duy trì tăng trưởng khá, bình quân từ đầu nhiệm kỳ đến hết năm 2023, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn đạt 7,24% (đứng thứ 6/14 tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc). Kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông tiếp tục được đầu tư xây dựng. Bộ mặt đô thị và nông thôn có nhiều khởi sắc. 

Trong 5 năm qua, các chính sách an sinh xã hội được tỉnh chú trọng. Công tác giảm nghèo bền vững được triển khai tích cực, góp phần giảm 4,3% hộ nghèo mỗi năm. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc được cải thiện rõ rệt, chỉ số hạnh phúc được nâng cao - đạt 65,62% vào cuối năm 2023, vượt so với kế hoạch (63,3%).

Những kết quả có được là nhờ Đảng bộ, chính quyền cùng các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh đã chung sức, đồng lòng xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX để ra cũng như các chỉ tiêu nhiệm vụ theo chương trình hành động thực hiện nhiệm vụ hàng năm của cấp ủy từ tỉnh đến cơ sở.


Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Mù Cang Chải nhiệm kỳ 2024 - 2029 ra mắt Đại hội. Ảnh tư liệu

Mặt trận Tổ quốc các cấp đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức trong hệ thống chính trị tuyên truyền, vận động, tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân. Đa dạng phương thức, 100% cán bộ mặt trận các cấp, trên 90% đoàn viên, hội viên và người dân được tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết đại hội mặt trận Tổ quốc các cấp. Nhiều phong trào thi đua yêu nước, cuộc vận động cũng lan tỏa mạnh mẽ, hướng về cơ sở. 

Có thể kể đến như các đợt thi đua lập thành tích chào mừng đại hội Đảng các cấp, nhiệm kỳ 2020-2025; bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; đợt thi đua đặc biệt "Yên Bái cùng cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch COVID-19”; các phong trào thi đua do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên phát động được các tầng lớp nhân dân hưởng ứng, góp phần khơi dậy ý chí, khát vọng vươn lên trong xây dựng quê hương Yên Bái phát triển.

Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị gắn với thực hiện Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực và có sức lan tỏa mạnh mẽ. Trong 5 năm qua, hàng chục nghìn đoàn viên, hội viên và nhân dân đã tự nguyện 200 ha đất cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng; đồng thời đóng góp bằng tiền trên 500 tỷ đồng, ủng hộ trên 7.000 ngày công lao động xây dựng đường giao thông, nhà văn hóa... khang trang, hiện đại, tạo nên cuộc "cách mạng” thay đổi diện mạo các làng quê, đóng góp quan trọng vào thành tích xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo… . 

Kết quả đó đã góp phần để 106/150 xã trong toàn tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, 37 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 18/23 phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị; thành phố Yên Bái được công nhận đô thị loại II; 4/9 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; Yên Bái là điểm sáng xây dựng nông thôn mới của vùng Tây Bắc.

Đó cũng là tiền đề, là điều kiện để hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao phát triển, các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp được phát huy; để người dân thực hiện nếp sống văn hóa, góp phần xây dựng con người Yên Bái "Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”; xây dựng "Thôn, bản, tổ dân phố hạnh phúc”, "Gia đình hạnh phúc”. Đến cuối năm 2023, tỷ lệ gia đình văn hóa toàn tỉnh đạt 83%; tỷ lệ thôn, bản, tổ dân phố văn hóa đạt 71%. 


Người dân thôn Khe Đắc, xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn vui văn nghệ chào mừng Ngày đại đoàn kết toàn dân tộc 18/11. Ảnh tư liệu

Với cách thức tổ chức vận động phù hợp, nhiệm kỳ qua, Quỹ "Vì người nghèo” và chương trình an sinh xã hội các cấp đã huy động và tiếp nhận trên 200 tỷ đồng để thực hiện hỗ trợ làm mới và sửa chữa trên 4.200 nhà ở cho hộ nghèo; hỗ trợ người nghèo có hoàn cảnh khó khăn số tiền trên 40 tỷ đồng; hỗ trợ trên 1.000 mô hình phát triển kinh tế tạo sinh kế… Nhờ đó, đến hết năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh chỉ còn 9,16%; hộ cận nghèo còn 3,92%...

Cùng với đó, Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã triển khai kịp thời hoạt động vận động cứu trợ, phối hợp thực hiện công tác "Đền ơn đáp nghĩa”, chính sách hậu phương quân đội; chỉ đạo thường xuyên Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; phát động phong trào "Toàn dân đoàn kết thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt” nâng cao nhận thức, trách nhiệm cộng đồng trong bảo vệ môi trường…

Đến nay, Mặt trận Tổ quốc các cấp đã thành lập và duy trì hoạt động 3.492 tổ tự quản ở 1.356 thôn bản, tổ dân phố, trong đó gần 800 tổ hoạt động tiêu biểu xuất sắc. Cùng mô hình tổ tự quản, Mặt trận Tổ quốc đã phát huy tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; đẩy mạnh công tác giám sát và phản biện xã hội… , phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội với phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.

Những kết quả được nêu khẳng định sự đóng góp quan trọng của Mặt trận Tổ quốc các cấp vào sự phát triển của tỉnh Yên Bái trong 5 năm qua để tiếp tục phấn đấu trở thành tỉnh phát triển trong khu vực vùng Trung du và miền núi Bắc bộ.


Tổ tự quản Hội Cựu chiến binh xã Minh Quân, huyện Trấn Yên phối hợp cùng Công an xã tuyên truyền, vận động người dân tham gia phòng chống tội phạm.

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX xác định: "Khơi dậy khát vọng vươn lên, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa và xây dựng con người Yên Bái "thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập"; tăng cường quản lý phát triển xã hội tiến bộ, công bằng, bền vững; phát huy quyền làm chủ của nhân dân và sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc gắn với bảo đảm kỷ cương xã hội, nâng cao chỉ số hạnh phúc cho nhân dân” là 1 trong 7 nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ 2020 - 2025. 

Điều đó đòi hỏi Mặt trận Tổ quốc các cấp trong thời gian tới phải tiếp tục đổi mới, sáng tạo, nâng cao năng lực hoạt động; bám sát tình hình thực tiễn địa phương, tuyên truyền, vận động, tập hợp, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân; củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết các dân tộc ngày càng vững chắc, khơi dậy mạnh mẽ khát vọng phát triển...

Hôm nay - 29/7, Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Yên Bái lần thứ XVI chính thức được tổ chức. Đại hội sẽ tập trung xem xét, thống nhất xác định và thông qua các mục tiêu quan trọng cần thực hiện trong nhiệm kỳ 2024-2029. Đồng thời, Đại hội sẽ thông qua Chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc với những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu đề ra. Phát huy tinh thần "Đoàn kết - Dân chủ - Đổi mới - Trách nhiệm - Hiệu quả” của Đạị hội , sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc chắc chắn sẽ được tăng cường, đóng góp vào sự phát triển của tỉnh Yên Bái trong giai đoạn mới.

Quang Tuấn

Tags tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Các tin khác
Chỉ có 10% số thí sinh lựa chọn bài thi tổ hợp khoa học tự nhiên trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Những năm gần đây, Việt Nam đã chứng kiến một xu hướng đáng lo ngại trong lựa chọn tổ hợp thi của học sinh THPT - sự gia tăng đáng kể của các thí sinh chọn thi tổ hợp Khoa học xã hội (KHXH). Điều này đặt ra nhiều câu hỏi về tương lai của nền giáo dục và sự chuẩn bị của thế hệ trẻ cho tương lai trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Các đội tham gia phần thi thực hành các hoạt động chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và CNCH

Công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong thời gian qua được tăng cường thực hiện với tinh thần “tự nguyện, tự phòng, tự quản”. Con số lực lượng chữa cháy tại chỗ tự dập tắt được 15/21 vụ cháy cho thấy sự chuyển biến về nhận thức để nâng cao ý thức của cấp ủy, chính quyền địa phương và người dân là yếu tố quan trọng.

Các bé lớp mẫu giáo 5 tuổi ở xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải được các cô giáo tổ chức cho xem truyền hình trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ sáng ngày 7/5/2024 vừa qua.

Đại lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đã trôi qua gần một tháng, song dư âm của sự kiện vẫn còn đọng mãi trong mỗi người dân đất Việt. Thời điểm ấy, hình ảnh các cô giáo ở một lớp mầm non của huyện Mù Cang Chải tổ chức cho trẻ xem truyền hình trực tiếp Lễ kỷ niệm gây ấn tượng mạnh trong cộng đồng. Có vài ý kiến cho rằng mức độ tiếp thu lịch sử hay niềm tự hào dân tộc của trẻ còn hạn chế. Song, đại bộ phận lại khẳng định lịch sử phải được dạy từ sớm, phải được dạy từ thuở còn thơ cùng với dạy lễ nghĩa và cách sống.

Sinh viên tình nguyện trong khuôn khổ chương trình

Theo khung kế hoạch, thời gian năm học 2023-2024 sẽ kết thúc trước ngày 31/5. Như vậy, hơn 20 triệu học sinh, sinh viên cả nước sẽ chính thức bước vào kỳ nghỉ hè bắt đầu từ tháng 6. Đây là thời gian để học sinh được ra ngoài hoạt động, tham gia các môn thể thao để cải thiện sức khỏe thể chất, tinh thần sau một năm học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục