Sẵn sàng đối phó với thiên tai
- Cập nhật: Thứ hai, 22/4/2013 | 9:01:57 AM
YBĐT - Mưa đá, lốc xoáy ở Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu và cả huyện Văn Yên của Yên Bái... những ngày vừa qua gây nguy hiểm tính mạng con người, làm thiệt hàng ngàn tỷ đồng đã gióng lên hồi chuông báo động một năm thời tiết bất thường và một mùa mưa bão nguy hiểm đang cận kề.
Dù chưa bị ảnh hưởng nhưng cũng như các tỉnh bạn song nhìn lại, hậu quả thiên nhiên đã gây ra cho chúng ta những năm trước không hề nhỏ. Năm 2012, toàn tỉnh đã có 27 người chết, 2 người bị mất tích, 15 người bị thương do bão lũ. Mưa bão còn làm thiệt hại 9.348 ngôi nhà (trong đó có 197 nhà bị sập đổ hoàn toàn, 6.229 nhà bị tốc mái nhẹ, 2.059 nhà bị tốc mái trên 30%, 335 nhà bị sạt lở đất); hư hỏng 1.240,38 ha lúa, hoa màu và 75,42 ha ao cá; làm hư hỏng 44 các công trình công cộng, sạt lở trên nhiều tuyến tuyến giao thông. Ước thiệt hại về kinh tế do bão lũ gây ra trong năm khoảng 55 tỷ đồng.
Bước sang năm 2013, theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, số cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam trong đó có Yên Bái sẽ nhiều hơn mọi năm. Bên cạnh đó, do biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan hơn, diễn biến bất thường hơn, đặc biệt là tố lốc, mưa đá cục bộ sẽ xảy ra nhiều hơn. Để hạn chế thấp nhất hậu quả do bão lũ gây ra, công tác phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai (PCLB - GNTT) cần được quan tâm ngay từ bây giờ.
Cùng việc kiện toàn ban chỉ huy PCLB và tìm kiếm cứu nạn các cấp từ tỉnh đến cơ sở, ban chỉ đạo các cấp cần thực hiện tốt việc phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên, đôn đốc, kiểm tra các ngành, các địa phương lập và thực hiện các phương án, kế hoạch về công tác PCLB; làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức cho người dân về thiên tai, cách thức phòng, chống...
Các ngành và địa phương cần kiểm tra, tu bổ các hồ chứa nước, đập thủy lợi để đảm bảo an toàn hồ chứa, đồng thời củng cố hệ thống đê kè đảm bảo chắc chắn khi mùa mưa bão đến.
Thực tế cho thấy, Yên Bái là tỉnh miền núi, địa hình chia cắt mạnh, núi cao, sườn dốc, dễ sạt lở, rừng bị tàn phá nhiều trong khi việc dự báo lũ quét, mưa đá chưa kịp thời và chính xác... Những nhân tố đó đã tạo điều kiện để lũ quét và sạt lở đất có thể xảy ra ở nhiều nơi trong tỉnh gây thiệt hại lớn về người, tài sản của nhân dân.
Để phòng tránh có hiệu quả, các địa phương phải tổ chức giải phóng ngay các công trình kiến trúc và các vật cản ở tất cả các khe suối trước mùa mưa năm nay. Đặc biệt chú ý các suối ở thành phố Yên Bái, Ngòi Thia, Ngòi Nhì ở Văn Chấn và Nghĩa Lộ.
Bên cạnh tổ chức quản lý sử dụng có hiệu quả các thiết bị phòng chống lũ quét như: thiết bị đo mưa đơn giản ở cả 9 huyện, thị xã, thành phố và mốc cảnh báo lũ quét, các trạm đo mưa tự động cần tích cực vận động nhân dân trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, quy hoạch việc sử dụng đất, quy hoạch lại các khu dân cư thường xảy ra lũ quét...
Khi có mưa bão cần nắm chắc thông tin diễn biến thời tiết để chủ động chỉ đạo, thực hiện với phương châm "4 tại chỗ", công tác PCBL - giảm nhẹ thiên tai phải khắc phục triệt để bệnh chủ quan.
Nhân dân là đối tượng trực tiếp chịu tác động của bão lũ, ngoài những kiến thức cơ bản để bảo vệ bản thân, bà con trong vùng có nguy cơ xảy ra thiên tai cần chủ động hợp tác với chính quyền, với cộng đồng, cần chấp hành nghiêm mọi quy định như: di dời khỏi nơi nguy hiểm, không vớt củi, đánh cá trên sông, suối khi có mưa bão hay hoạt động lao động, sản xuất tại điểm sạt lở để bảo vệ bản thân và gia đình.
Nguyễn Đình
Các tin khác
Mùa tuyển sinh năm học 2012 - 2013 đang đến gần, giảng đường đại học luôn là ước mơ cháy bỏng của các sỹ tử nhưng đó không phải là con đường lập thân, lập nghiệp duy nhất.
YBĐT - Bệnh cúm ở người đang thời điểm lây lan mạnh và có thể bùng phát thành dịch. Trong khoảng hai tháng qua, bệnh cúm A có nguồn gốc từ gia cầm các chủng H1N1, H3N1, H5N1… đã bùng phát ở một số tỉnh, thành trong nước. Ở Yên Bái, bệnh cúm xuất hiện ở huyện Yên Bình, Mù Cang Chải, Văn Chấn.
YBĐT - Sinh thời, Hồ Chủ tịch đã viết: "Dân ta phải biết sử ta/Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam". Hiểu rộng ra là phải học sử để biết rõ nguồn cội của quốc gia, cương vực và dân tộc mình; biết rõ quá khứ đấu tranh bảo vệ và xây dựng của đất nước mình đã được lịch sử đúc kết để mà kế thừa, phát triển, nuôi dưỡng tinh thần tự tôn dân tộc. Thậm chí, học sử không chỉ để biết riêng "sử ta" mà còn cả lịch sử nhân loại...
YBĐT - Những năm gần đây, tình hình bệnh dịch trên gia súc, gia cầm diễn biến rất phức tạp, nhiều địa phương trong tỉnh Yên Bái trước đây chưa bao giờ có mầm bệnh nhưng nay đã xuất hiện.