Những chiếc xe đạp thồ "phi thường" trên đường lên Điện Biên Phủ

  • Cập nhật: Thứ bảy, 3/5/2014 | 8:33:50 AM

“Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Thanh Hóa góp 12 vạn dân công vận tải lương thực cho bộ đội. Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó. Tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự đến đó”.

Chiếc xe đạp thồ của ông Trịnh Ngọc, dân công thị xã Thanh Hóa đã chở được 345,5kg, đạt kỷ lục chở nặng nhất bằng xe đạp thồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
Chiếc xe đạp thồ của ông Trịnh Ngọc, dân công thị xã Thanh Hóa đã chở được 345,5kg, đạt kỷ lục chở nặng nhất bằng xe đạp thồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

Đó là những lời khen ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quân và dân Thanh Hóa với những đóng góp to lớn cho chiến thắng Điện Biên Phủ trong lần Bác về thăm Thanh Hóa ngày 16/3/1957.

Tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa triển lãm ảnh và tư liệu “Thanh Hóa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước giai đoàn 1945 - 1975” với hơn 400 tài liệu, hiện vật, tư liệu… được trưng bày những ngày qua đã thể hiện đầy đủ và sinh động về những đóng góp, công lao to lớn của quân và dân Thanh Hóa trong hai cuộc đấu tranh chống Pháp, chống Mỹ bảo vệ Tổ Quốc.

Đặc biệt, những tư liệu quý giá là những hình ảnh, hiện vật, tài liệu… về những đóng góp to lớn của quân và dân Thanh Hóa đối với chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954. Thanh Hóa là địa phương đã thể hiện rõ vai trò to lớn, hậu phương chiến lược, cung cấp đầy đủ, kịp thời mọi yêu cầu về sức người, sức của.

Đoàn dân công Thanh Hóa vận chuyển lương thực bằng xe đạp thồ tiếp tế cho Điện Biên Phủ năm 1954.

Đoàn dân công Thanh Hóa vận chuyển lương thực bằng xe đạp thồ tiếp tế cho Điện Biên Phủ năm 1954.

Việc vận chuyển lương thực tiếp tế cho tiền tuyến trong chiến dịch Điện Biên Phủ là vấn đề khó khăn và gian khổ nhất. Vì khoảng cách địa lí từ hậu phương ra tiền tuyến khá xa xôi, cộng với địa hình hiểm trở của vùng rừng núi, khí hậu khắc nghiệt. Tuy nhiên, để đảm bảo lương thực, thực phẩm, thuốc men và các vật dụng cần thiết để đánh thắng thực dân Pháp, hơn 12 vạn dân công dài hạn và trên 76 nghìn dân công ngắn hạn của Thanh Hóa đã được huy động đảm bảo hậu cần cho chiến dịch, với phương tiện vận chuyển “chuyên dụng” nhất là chiếc xe đạp thồ.

Thời điểm đó, tỉnh Thanh Hóa đã huy động số lượng phương tiện lớn nhất trong cả nước với 11.200/20.000 xe đạp thồ, 1.300 chiếc thuyền các loại. Mở đầu đợt vận chuyển, Trung ương giao Thanh Hóa huy động, vận chuyển 1.352 tấn gạo và 100 tấn thực phẩm. Đợt 2, đầu tháng 3/1954, Trung ương giao Thanh Hóa huy động, vận chuyển 1.000 tấn gạo và 165 tấn thực phẩm giao tại Km số 22, đường 41, Thanh Hóa hoàn thành trước thời hạn 3 ngày.

Đoàn dân công Thanh Hóa vận chuyển lương thực bằng xe đạp thồ tiếp tế cho Điện Biên Phủ năm 1954.

Đoàn dân công Thanh Hóa vận chuyển lương thực bằng xe đạp thồ tiếp tế cho Điện Biên Phủ năm 1954.
Mũ, quần áo, dép cao su, túi xách… những vận dụng quen thuộc của dân công Thanh Hóa dùng để phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.

Những đoàn xe đạp thồ, dân công gánh bộ từ miền Tây Thanh Hóa qua suối Rút, Mộc Châu sang Cò Nòi, đến Sơn La, vượt hơn 500 km xuyên rừng, lội suối, trèo đèo an toàn và bí mật đưa hàng tới đích. Những người nông dân ở nhiều vùng quê trong tỉnh đã không ngại gian khổ hy sinh, tự nguyện tham gia phục vụ kháng chiến.

So với một dân công chỉ gánh được khoảng 25kg lương thực một lần, thì những chiếc xe đạp thồ được coi là những chú “ngựa sắt” với sức chở gấp 7 - 8 lần. Kỷ lục vận chuyển lương thực bằng xe đạp thồ phải kể đến dân công Trịnh Ngọc, người ở thị xã Thanh Hóa với 345,5kg/chuyến. Hình ảnh đó đã được trưng bày tại triển lãm khiến nhiều người phải thán phục về những đóng góp từ chiếc xe đạp thồ này và chủ nhân của nó. Hay dân công Cao Văn Tỵ, người vận chuyển thường xuyên 320kg lương thực/chuyến…

Bên cạnh hiện vật về những đóng góp của tỉnh Thanh Hóa cho chiến thắng Điện Biên Phủ, triển lãm còn trưng bày nhiều hiện vật, tranh ảnh, tư liệu về cuộc chiến tranh gian khổ của quân dân Thanh Hóa cùng cả nước đánh thắng hai Đế quốc ngoại xâm Pháp và Mỹ từ năm 1945.


 Cờ hiệu tặng thưởng cho đơn vị có những đóng góp cho chiến dịch.
 Cờ hiệu tặng thưởng cho đơn vị có những đóng góp cho chiến dịch.

Dân công Thanh Hóa băng rừng tiếp tế lương thực.
Dân công Thanh Hóa băng rừng tiếp tế lương thực.

Dân công Thanh Hóa băng rừng tiếp tế lương thực.
 Ngoài vận chuyển bằng đường bộ, dân công còn vận chuyển bằng đường thủy từ Thanh Hóa lên Điện Biên Phủ.

Cận cảnh chiếc xe đạp thồ đạt kỷ lục của ông Trịnh Ngọc - dân công xe đạp thồ Thanh Hóa.
Cận cảnh chiếc xe đạp thồ đạt kỷ lục của ông Trịnh Ngọc - dân công xe đạp thồ Thanh Hóa.
Cận cảnh chiếc xe đạp thồ đạt kỷ lục của ông Trịnh Ngọc - dân công xe đạp thồ Thanh Hóa.
Cận cảnh chiếc xe đạp thồ đạt kỷ lục của ông Trịnh Ngọc - dân công xe đạp thồ Thanh Hóa.
Cận cảnh chiếc xe đạp thồ đạt kỷ lục của ông Trịnh Ngọc - dân công xe đạp thồ Thanh Hóa.
Cận cảnh chiếc xe đạp thồ đạt kỷ lục của ông Trịnh Ngọc - dân công xe đạp thồ Thanh Hóa.
Cận cảnh chiếc xe đạp thồ đạt kỷ lục của ông Trịnh Ngọc - dân công xe đạp thồ Thanh Hóa.
Cận cảnh chiếc xe đạp thồ đạt kỷ lục của ông Trịnh Ngọc - dân công xe đạp thồ Thanh Hóa.

Cận cảnh chiếc xe đạp thồ đạt kỷ lục của ông Trịnh Ngọc - dân công xe đạp thồ Thanh Hóa.
 Anh hùng Tô Vĩnh Diện, Trần Đức, Trương Công Man… là những người con của Thanh Hóa đã dũng cảm hy sinh vì thắng lợi của cả dân tộc.

(Theo Dân Trí)

Các tin khác
Chiếc xe đạp thồ của ông Ma Văn Thiềng (huyện Thanh Ba, Phú Thọ) đã chuyên chở hàng trăm kg lương thực, thực phẩm tiếp viện cho chiến trường Điện Biên Phủ trưng bày tại Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên).
Ảnh: H.N

YBĐT - Người đẩy xe thồ ở Điện Biên Phủ ấy tên là Xuân. Ông có dáng người hơi khác với anh em trong cơ quan, cao to, lộc ngộc thường thấy mặc bộ quần áo ta màu xanh công nhân. Chiếc quần ống voi hơi cộc so với khổ người của ông, chân đi đôi giày vải không tất nên dáng ông lúc nào cũng lộc ngộc, thô thô.

Gia đình anh Dương Ngọc Chinh ở thôn Đồng Tâm lúc nào cũng đông người đan rọ.

YBĐT - Bằng sự quyết tâm gìn giữ vốn nghề truyền thống của người dân, có một làng nghề vẫn tồn tại và âm thầm phát triển bất chấp những đổi thay của thời gian. Đó là nghề đan rọ tôm của người dân xã Phúc An huyện Yên Bình (Yên Bái).

YBĐT - Chương trình bố trí dân cư theo Quyết định 193/2006/QĐ – TTg ngày 24/8/2006 được triển khai phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh Yên Bái, góp phần quan trọng trong việc ổn định kinh tế - xã hội trên địa bàn, đặc biệt ở các vùng có nguy cơ xảy ra thiên tai cao. Tuy nhiên, việc thực hiện dự án tại một số địa phương chưa đạt hiệu quả như mong muốn, đòi hỏi sự vào cuộc tích cực hơn từ chính quyền các cấp.

Ngày mới ở Côn Đảo.

YBĐT - Từng miên man vui với Phú Quốc nhưng không hiểu sao gặp Côn Đảo tôi run rẩy, cảm giác như sắp tan biến vào chốn xa xăm kì bí của ký ức - nơi đương lưu giữ một trăm mười ba năm "địa ngục trần gian" của những người yêu nước thương nòi Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục