Xanh thắm đảo hồ

  • Cập nhật: Thứ hai, 30/3/2015 | 3:52:54 PM

YBĐT - Mầu xanh của rừng ở Yên Bình hôm nay đã trải dài khắp 26 xã, thị trấn và đảo hồ Thác Bà. Việc phát triển mạnh nghề trồng rừng không chỉ góp phần đưa mức thu nhập bình quân đầu người của huyện đạt 29,5 triệu đồng/người/năm và giảm thêm 4,74% hộ nghèo trong năm 2014 mà nó còn làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức của người dân trong công tác bảo vệ - phòng chống cháy rừng ( PCCCR).

Rừng trồng trên đảo hồ Thác Bà.
(Ảnh: Thanh Miền)
Rừng trồng trên đảo hồ Thác Bà. (Ảnh: Thanh Miền)

Hiệu quả của nghề trồng rừng

Những ngày này, nếu có dịp đến với Yên Bình,  ngồi trên chiếc thuyền máy chạy lướt trên hồ Thác Bà, bạn sẽ cảm nhận được mầu xanh bạt ngàn của núi rừng. Bởi trung bình mỗi năm, huyện đặt ra mục tiêu trồng mới từ 2.300 đến 2.500ha rừng trở lên và năm nào mục tiêu đó cũng hoàn thành. Riêng năm 2014 vừa qua, nhân dân trong huyện đã trồng mới được hơn 2.700ha rừng, đạt 113, 7% so với kế hoạch và đạt cao nhất từ đầu nhiệm kỳ đến nay, nâng tổng diện tích rừng trồng của toàn huyện hiện có lên gần 40.000ha với độ tàn che phủ đạt 66%. Hàng năm, trên 70% số hộ dân trong huyện có thu nhập lớn từ  nghề trồng rừng.

Đạt được kết quả đó là do trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010 - 2015, huyện Yên Bình luôn xác định nghề trồng rừng  là một trong những thế mạnh thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển theo hướng bền vững. Đặc biệt, để khuyến khích người dân trồng rừng hiệu qủa, hàng năm, huyện đã tập trung chỉ đạo ngành chức năng kịp thời triển khai đầy đủ các chính sách hỗ trợ sản xuất nông, lâm nghiệp của tỉnh, của huyện một cách công khai, đồng thời chỉ đạo Hạt Kiểm lâm, Trạm Khuyến nông huyện thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền hướng dẫn bà con chu đáo về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây. Chỉ đạo các vườn ươm chuẩn bị đầy đủ cây giống bảo đảm chất lượng cung ứng đúng thời vụ cho nhân dân.

Từ đó, phong trào trồng rừng của huyện ngày càng phát triển rộng khắp, đã có nhiều địa phương, nhiều hộ dân giàu lên từ rừng. Hộ anh Đặng Văn Vinh ở thôn 1, xã Ngọc Chấn là một điển hình. Anh Vinh chia sẻ, cuộc sống gia đình chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp nhưng cũng chỉ có 4 sào ruộng,  lại đông con nên gia đình cứ luẩn quẩn trong vòng đói nghèo. Để phát triển kinh tế lúc đầu, anh Vinh đầu tư phát triển chăn nuôi  nhưng vì không có nhiều vốn nên hiệu quả không cao. Sau đó anh đầu tư vào trồng rừng.

Tận dụng đất đồi và đất ngoài đảo hồ, đến nay, gia đình anh đã có gần 100ha rừng và là hộ có diện tích rừng trồng nhiều nhất xã. Hàng năm, nguồn thu từ rừng đã đem về cho gia đình anh hàng trăm triệu đồng. Ở Ngọc Chấn bây giờ không chỉ có gia đình anh Vinh giàu lên từ nghề trồng rừng mà còn nhiều hộ gia đình khác cũng vậy. Hiện tại, trên 90% số hộ dân của  xã có thu nhập từ rừng. Trung bình mỗi năm Ngọc Chấn trồng mới trên 100ha rừng, chủ yếu là keo và bạch đàn, trong đó, năm 2014 trồng được 207ha.

Ông  Nguyễn Văn Huấn - Chủ tịch UBND xã khẳng định: “Từ nghề trồng rừng đã góp phần quan trọng làm cho đời sống của nhân dân Ngọc Chấn được nâng cao. Năm 2014, toàn xã đã giảm được 8% hộ nghèo và tăng tỷ lệ hộ có đời sống khá giàu lên trên 20%”.

Xuân Long những năm trước đây là địa phương khá phức tạp về tình trạng người dân vi phạm Luật Quản lý bảo vệ rừng thì nay cũng đã khác. Người dân Xuân Long không chỉ ý thức hơn trong việc bảo vệ rừng mà còn thực hiện rất tốt phong trào trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Toàn xã hiện có hơn 900 hộ dân sinh sống ở 11 thôn và hầu như nhà nào cũng trồng rừng. Năm vừa qua, bà con khai thác trên 7.000m3 gỗ rừng trồng cung ứng ra thị trường, thu về hàng tỷ đồng. Khai thác đến đâu xã đã chỉ đạo nhân dân  tiến hành trồng kế tiếp ngay đến đó. Do vậy mà từ đầu vụ xuân năm 2015 đến nay, Xuân Long đã trồng được 100ha rừng/ 150ha kế hoạch giao và trở thành địa phương dẫn đầu trong phong trào trồng, chăm sóc rừng ở địa phương. Hộ gia đình anh Hoàng Văn Xuân ở thôn 4 trồng 15ha rừng, trong đó có khoảng 7ha keo đã đến tuổi khai thác, dự kiến tới đây anh khai thác gỗ bán cũng có nguồn thu hàng trăm triệu đồng. Hay hộ anh Hoàng Văn Nhi ở thôn 8 cũng  trồng 18ha rừng ngoài đảo hồ. Nhờ rừng, gia đình anh đã thoát khỏi cảnh đói nghèo đang hướng tới làm giàu.

Điều đáng nói là hiện nay tất cả 26/26  xã, thị trấn của huyện Yên Bình đều có rừng, hầu như nhà nào, thôn nào cũng trồng rừng. Ngay cả ở thị trấn Yên Bình  có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành nghề khác nhưng vẫn không thể thiếu được nghề trồng rừng. Nhiều hộ gia đình ở thị trấn đã trồng vài chục héc-ta, thậm chí hàng trăm héc-ta rừng ngoài đảo hồ như hộ ông Nguyễn Tấn Tuyển, Trần Văn Hùng...

Phát huy kết quả đạt được và thực hiện tốt mục tiêu xã hội hóa trồng rừng. Năm 2015, huyện Yên Bình tiếp tục đặt ra kế hoạch trồng mới 2.500ha rừng trở lên. Hiện nay, tranh thủ thời tiết thuận lợi và thời gian nông nhàn, nhân dân Yên Bình đang tập trung đẩy nhanh tiến độ trồng rừng vụ xuân, phấn đấu trong vụ xuân này, toàn huyện  trồng được 1.800ha rừng trở lên.

Để giúp bà con bao tiêu sản phẩm mà không bị tư thương ép giá, huyện Yên Bình đã khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tập thể cá nhân có vốn đầu tư  mở các xưởng chế biến gỗ rừng trồng ngay tại địa phương. Hiện tại, trên địa bàn huyện có 160 cơ sở sản xuất, chế biến gỗ rừng trồng. Trong đó có 7 công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn, 5 doanh nghiệp tư nhân và 4 hợp tác xã, còn lại là hộ cá thể. Trong năm vừa qua, các cơ sở này đã tiêu thụ trên 70.000m3 gỗ rừng trồng cho người dân, đồng thời tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động với mức thu nhập từ 2,5 đến 4 triệu đồng/người/tháng. 

Trồng gắn với quản lý và bảo vệ rừng

Đi đôi với làm tốt công tác trồng mới, công tác chăm sóc, quản lý, bảo vệ, PCCCR rừng cũng luôn được Yên Bình quan tâm, chú trọng. Huyện đã chỉ đạo Hạt Kiểm lâm phối hợp chặt chẽ với các ngành và các xã, thị trấn thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Luật Quản lý bảo vệ rừng, PCCCR tới đông đảo các tầng lớp nhân dân; chủ động, tăng cường lực lượng bám sát địa bàn và phát huy tối đa vai trò của 213 tổ đội bảo vệ rừng ở các cộng đồng dân cư để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm cũng như ứng cứu khi có cháy rừng xảy ra. Huyện cũng đã triển khai và thực hiện có hiệu quả Dự án Quản lý rừng bền vững và đa dạng sinh học tại 8 xã là: Xuân Long, Cẩm Ân, Bảo Ái, Tân Nguyên, Tân Hương, Cảm Nhân, Tích Cốc và Ngọc Chấn với diện tích hơn 2.400ha. Thông qua Dự án đã góp phần nâng cao nhận thức cho người dân trong công tác quản lý và chăm sóc bảo vệ rừng theo hướng bền vững. Do vậy mà những năm gần đây trên địa bàn huyện không xảy ra vụ cháy rừng nào lớn, số vụ vi phạm lâm luật cũng đã giảm nhiều so với trước. Năm 2014, toàn huyện chỉ xảy ra 1 vụ vận chuyển lâm sản trái phép.

Rừng của Yên Bình hôm nay đã phủ kín khắp các bản làng thôn xóm và ngoài đảo hồ. Mầu xanh của những cánh rừng đại ngàn đã và đang là nguồn thu không nhỏ góp phần tích cực vào công tác xóa đói giảm nghèo và đem lại cuộc sống ấm no cho người dân vùng Hồ Thác.

Kiều Mười  

Các tin khác

YBĐT - Trong những năm qua, các cấp uỷ Đảng, chính quyền thị xã Nghĩa Lộ luôn quan tâm xây dựng lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh theo phương châm "vững mạnh, rộng khắp", đồng thời gắn việc xây dựng lực lượng DQTV với phát triển kinh tế. Nhờ đó, thị xã Nghĩa Lộ ngày càng có nhiều những quân dân tiêu biểu với các mô hình phát triển kinh tế đem lại hiệu quả cao.

Người dân thôn Tà Xùa, xã Bản Công (Trạm Tấu) tham gia làm đường giao thông nông thôn.

YBĐT - 5 năm, Trạm Tấu đã viết tiếp những huyền thoại về những con đường ý Đảng, lòng dân, vươn lên những đỉnh non xanh cao vời vợi, từ đó, có điện, có trường, có trạm, có những quán "cóc" mang hương vị phố huyện...

Lực lượng cảnh sát cơ động trước giờ tuần tra.

YBĐT - Là lực lượng vũ trang sẵn sàng chiến đấu, bảo đảm an ninh trật tự (ANTT); bảo vệ an toàn các mục tiêu quan trọng về chính trị - kinh tế - văn hóa; tham gia tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, phòng, chống khắc phục thiên tai; bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt..., những năm qua, cán bộ, chiến sỹ (CBCS) Phòng Cảnh sát bảo vệ và cơ động (CSBV&CĐ) Công an tỉnh luôn mưu trí, dũng cảm, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, xứng danh lực lượng mũi nhọn trong đấu tranh trấn áp các loại tội phạm.

Đồng chí Đỗ Công Bích - Bí thư Chi bộ khu dân cư Đoàn Kết (thứ 4, phải sang) trao đổi với các thành viên Ban kiến thiết của tổ 20 về tiến độ làm đường.

YBĐT - Với vùng cao, chuyện người dân hiến cả trăm mét đất cho các công trình giao thông được xem như "chuyện thường ngày" ở huyện. Song, với thành phố, chuyện hộ nghèo hiến "tấc vàng" cho công trình giao thông quả không đơn giản. Nhưng, đó lại là chuyện có thật của những hộ nghèo ở tổ dân phố 20, khu dân cư Đoàn Kết, phường Yên Ninh - một trong những phường rộng và đông dân nhất nhì thành phố Yên Bái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục