Cổ tích trên đỉnh Tà Chì Nhù (phần 2)

  • Cập nhật: Thứ sáu, 5/2/2016 | 8:01:40 PM

YBĐT: Lên đỉnh Tà Chì Nhù, chúng tôi được nghe, được chứng kiến những thành quả do chính bàn tay của anh Thào A Tủa, thôn Suối Giao, xã Xà Hồ làm ra giữa nơi mênh mông đất trời ấy mà tôi cứ ngỡ như mình đang lạc vào thế giới của những câu chuyện cổ tích thần kỳ.

Sinh năm 1969, lấy vợ năm 1996, cuộc sống gia đình khó khăn do nhà đông anh em, tập quán canh tác lạc hậu, một năm nhà Tủa phải thiếu ăn vài tháng.  Sau nhiều năm chăn nuôi thất bại, năm 1999, anh Tủa huy động anh em trong dòng họ lên đỉnh Tà Chì Nhù dựng lán,  đưa 10 con dê lên đây để nuôi. Rồi anh Tủa vay Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện 15 triệu đồng mua thêm 10 cặp dê sinh sản và 1 cặp trâu bò về chăn nuôi, đầu tiên để chủ động sản xuất, sau đó  nhân giống.

Đàn ngựa của anh Thào A Tủa trên đỉnh Tà Chì Nhù

 Để đàn gia súc quen được với khí hậu ở đây, đem gia súc lên anh không vội thả ngay mà nuôi nhốt ở một chỗ, dùng bạt quây kín và cắt cỏ cho gia súc ăn. Mỗi lần như thế anh đều bỏ thêm ít muối cho gia súc ăn để tăng cường sức đề kháng. Một tháng, hai tháng, những ngày nắng, gió nhẹ, anh đưa đàn gia súc tự đi ăn cỏ ngoài tự nhiên, tối đến lại lùa vào chuồng. Điều lạ ở Tà Chí Nhù du rất lạnh song lại có những loại cỏ phù hợp cho trâu, bò và dê ăn như cỏ chạc, cỏ chay và măng sặt. Cứ như vậy, khi đàn gia súc của anh đã quen với khí hậu, anh thả chúng ra và bắt đầu nhân giống để nuôi. Với những con dê non, bò non được mẹ sinh ra ở đây đã quen khí hậu thì tỷ lệ sống đạt gần 100%. Việc nhân giống thành công, anh bắt đầu nghĩ đến mở rộng trang trại chăn nuôi của mình.

Sau 16 năm khởi nghiệp trên vùng đất khó, từ một vài con gia súc ban đầu với 1 lán nuôi, đến nay anh đã có 5 lán nuôi với số lượng dê ước tính từ 300 – 400 con; bò trên 100 con, 8 con trâu và 12 con ngựa, diện tích khu vực chăn nuôi rộng hàng chục ha. Tính theo giá thị trường hiện nay với 120.000 đồng/kg dê thịt; từ 25 – 40 triệu đồng/ con trên bò; trên 30 triệu đồng/con ngựa, anh đã có vài tỷ đồng từ nuôi gia súc. Có kinh tế vững chắc, anh Tủa vận động con cháu trong gia đình chăm chỉ học hành vì anh biết rằng, làm bất cứ việc gì cũng cần có kiến thức. Hiện nay, người con trai cả của anh đang là cán bộ của Ban quản lý dự án huyện, 2 người con đã tốt nghiệp trung cấp thú y và trung cấp nhạc họa và người con út đang học cấp 3 ở huyện.

Bằng trách nhiệm với cuộc sống của chính mình và tình yêu với bản làng và quyết tâm “bắt đất nhả vàng”, anh Tủa là tấm gương sáng về nghị lực vượt khó vươn lên làm giàu từ chính mảnh đất khó khăn, viết lên một câu chuyện cổ tích trên đỉnh Tà Chì Nhù.

Sau hai ngày chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù, tự hào như mình đã với tới mây trời, gió núi nhưng nghị lực vượt khó vươn lên giữa đại ngàn của những con người như anh Thào A Tủa – người đã biết vượt lên chính mình để khẳng định bản thân, biến những miền “đất lạ” thành quen, “bắt đất, nhả vàng”, mới viết thành câu chuyện cổ tích trên đỉnh Cột Cờ.

Mạnh Cường - Hoài Văn

Các tin khác
Đoàn viên, thanh niên huyện Mù Cang Chải giúp dân vùng lũ dậy lại nhà cửa

Hậu quả trận mưa lớn kèm lũ quét những ngày đầu tháng 8 là nỗi đau, mất mát không gì bù đắp của người dân vùng tâm lũ Mù Cang Chải, đặc biệt là đồng bào các xã Hồ Bốn, Lao Chải và Khao Mang. Song, cũng chính trong lúc đau thương đã sáng lên câu chuyện tình người giúp nhau qua cơn hoạn nạn.

Bà Trần Thị Bích.

Trong hai ngày 12 và 13/6/2023, Báo Yên Bái đăng tải phóng sự (2 kỳ) với nhan đề “Xung quanh việc bà Trần Thị Bích tổ chức cai nghiện ma túy” của tác giả Lê Xuân Trường. Bài viết đã nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc. Sau khi bài viết được đăng tải, bà Trần Thị Bích (nhân vật trong bài viết), người tổ chức cai nghiện tại thị xã Nghĩa Lộ có đơn đề nghị gửi Báo Yên Bái.

Măng Bát Độ được người dân xã Kiên Thành thu hoạch, mang bán tại các cơ sở thu mua tập trung.

Tròn 20 năm bén duyên đất Trấn Yên, đến nay, cây tre măng Bát Độ đã phủ xanh những triền đồi, cánh rừng ở các xã vùng cao Hồng Ca, Kiên Thành, Lương Thịnh, Hưng Khánh. Khẳng định được vị thế của mình là cây trồng đa lợi ích cho người dân, cây tre măng Bát Độ đã góp phần đổi thay diện mạo, đưa Trấn Yên trở thành huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Yên Bái và các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc.

Hiện nay, những bản làng xa xôi của huyện Mù Cang Chải đang ngày một đổi thay, đời sống nhân dân cải thiện rõ rệt... Đây là minh chứng cho sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng, Nhà nước, sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự bám sát thực tiễn, phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất, ý chí, khát vọng vươn lên trong triển khai, đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống ở nơi vùng cao đặc biệt khó khăn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục