Những người “lính giỏi” ở Khe Thùng
- Cập nhật: Thứ ba, 24/7/2018 | 7:56:23 AM
YBĐT - Những ngày trung tuần tháng 7, chúng tôi có dịp trở lại Khe Thùng - thôn 7, xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên gặp lại những người lính hiện giờ là những ông chủ trang trại.
Lãnh đạo Hội CCB xã Đào Thịnh thăm cơ sở sản xuất tinh dầu quế của HTX 6/12.
|
Tuyến đường bê tông nối từ đường Yên Bái - Khe Sang từ thôn 5 vào đến thôn 7 dài trên 6 km nay đã được bê tông hóa. Nhiều ngôi nhà xây của những gia đình cựu chiến binh (CCB) và các hộ dân xây dựng khang trang tạo thành khu phố ở trung tâm thôn 7 nối tiếp nhau vào tới Khe Thùng. Thành quả hôm nay phải kể đến công sức đóng góp rất lớn của những CCB ở Đào Thịnh trên trận tuyến mới suốt 25 năm qua.
- Tuyến đường bê tông nối từ đường Yên Bái - Khe Sang vào đến thôn 7 được đầu tư lâu chưa?
- Được đầu tư bằng nguồn vốn kích cầu của Nhà nước cộng với sự đóng góp của nhân dân bê tông hóa 3 km từ trước năm 2015. Còn 3 km từ trung tâm thôn 7 vào đến trang trại quế, Nhà nước hỗ trợ vật liệu chính, nhân dân trong thôn đóng góp một phần, còn chủ yếu là nguồn vốn của Hợp tác xã (HTX) 6/12 của các CCB ở đây đóng góp bê tông hóa xong từ năm 2015 - ông Nguyễn Đức Quỳ đáp lời.
Câu chuyện ông Quỳ trao đổi còn dang dở thì chúng tôi đã tới trang trại quế của các CCB ở Khe Thùng. Tôi cho xe đỗ vào sân của trụ sở trang trại được xây dựng khá khang trang, rộng khoảng 60 m2, xung quanh là rừng quế xanh vút tầm mắt. Anh Nguyễn Hồng Thắng - nguyên là tổ trưởng trang trại này, nay là Giám đốc HTX 6/12 giới thiệu:
- Hiện nay, trang trại của chúng tôi có 83 ha, trong đó quế từ 1 đến 15 năm tuổi có trên 60 ha, bồ đề 5 ha, còn lại là rừng đầu nguồn anh em nhận trông coi bảo vệ. Có được thành quả hôm nay, anh em phải lao động hết sức vất vả trong gần 25 năm qua.
- Ai là người đầu tiên đưa ra ý tưởng phát triển trang trại trồng quế của các CCB ở đây anh Quỳ - tôi hỏi?
- Những năm 80 của thế kỷ trước, điều kiện kinh tế hết sức khó khăn. Nhưng thật may, ông Triệu Kim Định
Thế là ý tưởng thành lập trang trại CCB do ông Định khởi xướng đã được hình thành. Năm 1993, Hội CCB xã xin phép Đảng ủy, chính quyền địa phương và Hạt Kiểm lâm huyện cho phép Hội CCB xã khai hoang đất tại Khe Thùng để làm trang trại trồng quế.
- Sau khi tách ra thành 2 trang trại, các anh tiếp tục đầu tư trồng quế ở hai trang trại quế như thế nào?
- Năm 1993, khi vào đây khai hoang anh em góp vốn mua được 20 kg hạt, gieo ươm, năm 1994 trồng được gần 10 ha quế. Khi quế đã trồng, cả hai trang trại đều phải dựng lán trại để có chỗ nghỉ trưa sinh hoạt cho anh em và cắt cử nhau ở lại ban đêm trông coi, bảo vệ quế mới trồng, tránh bị nhổ trộm - anh Nguyễn Hồng Thắng trả lời.
- Trong điều kiện thiếu vốn để trồng quế, các anh làm thế nào để duy trì phát triển trang trại?
- Phải kiên trì thôi, những năm tiếp theo không có vốn nhiều, mỗi năm một trang trại chỉ gieo ươm trồng từ 2 - 3 ha quế, kết hợp trồng sắn, trồng chè, trồng tre măng Bát độ, chăn nuôi dê, trâu, bò... để lấy ngắn nuôi dài...
Sự kiên trì không biết mệt mỏi trong lao động sản xuất của những CCB ở đây trong nhiều năm qua đã đưa ý tưởng của họ trở thành hiện thực. Đến năm 2000, tổ trang trại của anh Thắng đã trồng trên 20 ha quế, những diện tích trồng thời kỳ đầu đã cho thu hoạch. Hàng năm, các anh tỉa thưa cây bán vỏ quế, còn cành, lá để làm nguyên liệu, đầu tư lò nấu dầu thủ công, mỗi ngày nấu được khoảng 0,6 kg dầu bán đi, một phần chia cho hội viên để nâng cao đời sống, phần còn lại tái đầu tư sản xuất.
Sau 4 năm HTX hoạt động theo mô hình vừa trồng, chăm sóc vừa khai thác, chế biến tinh dầu quế, đến nay, các thành viên trong HTX đã trồng kín trên 60 ha quế từ 1 đến 15 năm tuổi, 5 ha bồ đề trong diện tích đất được giao và bảo vệ tốt 14 ha rừng đầu nguồn Khe Thùng để giữ nguồn sinh thủy phục vụ nước sản xuất cho nhân dân thôn 7 và các thôn lân cận.
Sau 25 năm "cùng làm, cùng ăn, cùng ngủ” gắn bó với cây quế, 20 CCB vào gây dựng trang trại quế ở Khe Thùng lên tới trên 110 ha, trị giá hàng chục tỷ đồng. Trong đó, trang trại của HTX 6/12 do anh Thắng làm Giám đốc là trên 60 ha; diện tích còn lại là của các thành viên HTX 3/2 do anh Nguyễn Tiến Nam, con trai của một CCB ở đây làm Giám đốc. Các CCB ở đây là những người đi đầu trong phong trào phát triển kinh tế trang trại ở Đào Thịnh để nhân dân trong và ngoài xã học tập làm theo.
Minh Hằng
Các tin khác
YBĐT - Tuyến xã là "xương sống” của hệ thống y tế, những năm qua, tỉnh, huyện đã tích cực đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực để giúp người dân được hưởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe (CSSK) tốt hơn. Tuy nhiên hiện nay, để phát huy tối đa vai trò của trạm y tế xã (TYTX) thì vẫn còn rất nhiều khó khăn, vướng mắc.
YBĐT - Hệ thống y tế cơ sở (YTCS), trong đó có trạm y tế xã (TYTX), phường, thị trấn là đơn vị y tế đóng vai trò quan trọng, là tuyến đầu, hay nói cách khác là "người gác cổng” trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.
YBĐT - Đã có thời kỳ nghề dệt thổ cẩm bị mai một, nhưng bằng tình yêu, nhiệt huyết của nhiều chủ nhân văn hóa thổ cẩm đã làm cho nét đặc trưng giàu truyền thống ấy hồi sinh.
YBĐT - Thái Lan - đất nước cùng nằm trong cộng đồng ASEAN với Việt Nam. Đi rồi, đến rồi, nhìn thấy và hòa mình trên những con đường trên đất Thái, tôi mới cảm nhận Thái Lan đặc biệt bởi sự cuốn hút về cách làm du lịch của bạn.