Lục Yên: Cảnh báo “tín dụng đen”

  • Cập nhật: Thứ hai, 22/4/2019 | 8:18:41 AM

YênBái - Một trong những thủ đoạn của "tín dụng đen" là trong hợp đồng vay không ghi số lãi suất cụ thể hoặc chỉ ghi lãi suất theo thỏa thuận giữa hai bên. Trong thực tế, lãi suất cho vay "tín dụng đen" thường ở mức từ 150 đến 200%/tháng, cụ thể từ 5.000 – 6.000 đồng/1 triệu đồng/ngày hoặc có thể cao hơn.

Các quảng cáo cho vay không thế chấp được dán ở nhiều nơi trên địa bàn thị trấn Yên Thế.
Các quảng cáo cho vay không thế chấp được dán ở nhiều nơi trên địa bàn thị trấn Yên Thế.

Thời gian gần đây, nạn cho vay nặng lãi hay còn gọi là "tín dụng đen” (TDĐ) ở Lục Yên đã len lỏi từ thành thị đến các vùng nông thôn, gây ra nhiều hệ lụy xấu cho xã hội. Tuy chính quyền các địa phương và cơ quan chức năng đã có nhiều biện pháp nhằm đẩy lùi tình trạng này nhưng hoạt động cho vay nặng lãi trên địa bàn vẫn diễn biến rất phức tạp và đáng lo ngại.

Mới đây, Tòa án nhân dân huyện Lục Yên đã thụ lý đơn kiện của bà M ở thị trấn Yên Thế để giải quyết việc bà M cho bà Q ở xã Tân Lĩnh vay số tiền 250 triệu đồng, đến hạn trả nhưng chưa được bà Q trả theo hợp đồng. Tưởng như đây chỉ là trường hợp vay tiền bình thường theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 về hợp đồng vay tài sản. 

Tuy nhiên, qua tìm hiểu được biết, bà Q không chỉ vay tiền của bà M mà còn huy động, vay tiền của rất nhiều người với con số lên hàng tỷ đồng. Cũng vì lời hứa lãi suất cao, lại là người thân quen, thậm chí có người là anh em, họ hàng nên nhiều người sẵn sàng cho bà Q vay tiền. Số tiền bà Q vay được của mọi người lại cho một người khác vay với lãi suất cao hơn để lấy tiền lãi chênh lệch. 

Thời gian đầu, tiền lãi được trả đều cho bà Q; đồng thời, bà Q trả cho những người khác đầy đủ. Tuy nhiên, sau một thời gian, bà Q không được trả lãi, nợ gốc cũng không đòi được, bà Q cũng không có khả năng trả nợ cho những người bà đã vay. Như vậy, đây là trường hợp có nhiều biểu hiện, nghi vấn liên quan đến "TDĐ” và cũng không phải trường hợp duy nhất trên địa bàn huyện. 

Ông Trần Đăng Ninh - Chánh án Tòa án nhân dân huyện Lục Yên cho biết: "Những năm gần đây, việc người dân đến Tòa án nộp đơn khởi kiện để giải quyết việc vay tiền ngày càng nhiều, bản chất của các vụ việc đều liên quan đến TDĐ. Hiện nay, Tòa thụ lý 11 vụ việc liên quan đến TDĐ với tổng số tiền lên tới hàng chục tỷ đồng. Có trường hợp con số vay ban đầu chỉ 100 triệu đồng nhưng sau gần 2 năm, số nợ lên tới gần 2 tỷ đồng”. 

Đại úy Nguyễn Tuyên Hoàng - Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về hình sự, kinh tế, ma túy, Công an huyện Lục Yên cho biết: "TDĐ là hình thức cho vay với lãi suất cao vượt quá nhiều lần mức lãi suất quy định của pháp luật cho phép. TDĐ không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng với dòng lưu thông tiền tệ của xã hội mà còn ảnh hưởng đến cá nhân và gia đình nếu không có khả năng chi trả. Nó gây mất an ninh trật tự, kéo theo nhiều hành vi vi phạm pháp luật khác như giết người, cố ý gây thương tích, gây rối trật tự, cướp tài sản, cưỡng đoạt tài sản, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm... cũng không ít vụ vì rơi vào nợ nần mà có người dại dột tìm đến cái chết”. 

Điển hình như vụ dựng chuyện bị cướp trên địa bàn xã Phan Thanh của đối tượng Hoàng Văn Khuyên (31 tuổi, trú tại bản Hốc, xã Phan Thanh) do làm ăn thua lỗ, không còn khả năng thanh toán nên Khuyên đã dàn dựng cảnh bị cướp 100 triệu đồng để tìm cách giãn nợ. 

Trước thời điểm dàn dựng vụ cướp giả, đối tượng thường xuyên bị các chủ nợ gây sức ép đòi tiền. Ngày 8/10/2018, đến hạn phải trả nợ, Khuyên nảy sinh ý định dàn dựng vụ cướp giả nhằm giãn nợ nên đã mua dao và dàn dựng vụ cướp. Khuyên chọn địa điểm gây án là khu vực vắng người qua lại; dùng dao tự cứa vào yên xe máy tạo dựng hiện trường giả... và sắp xếp lời khai hợp lý nhưng vẫn bị phát hiện và bắt giữ. 

Cũng theo Đại úy Nguyễn Tuyên Hoàng, hoạt động "TDĐ” ngày càng gia tăng, bởi các quỹ "TDĐ” đáp ứng được nhu cầu vay của người dân với thủ tục nhanh chóng, không cần thế chấp, đánh vào lòng tham với cách huy động vốn lãi suất rất cao. Đấu tranh với tội phạm liên quan đến "TDĐ” rất khó khăn, bởi người tham gia "TDĐ” chưa thật sự hiểu hết sự nguy hiểm cũng như hoạt động của nó, khi ý thức được thì ngại trình báo với cơ quan chức năng. 

Theo Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015 về lãi suất do các bên thỏa thuận thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Như vậy, có nghĩa là tiền lãi cho vay không được vượt quá 1,66%/tháng. 

Một trong những thủ đoạn của "TDĐ” là trong hợp đồng vay không ghi số lãi suất cụ thể hoặc chỉ ghi lãi suất theo thỏa thuận giữa hai bên. Chính điều này đã gây khó khăn trong việc xác định lãi suất vay và giải quyết vụ việc của cơ quan chức năng. Trong thực tế, lãi suất cho vay "TDĐ” rất cao, thường ở mức từ 150 đến 200%/tháng, cụ thể từ 5.000 – 6.000 đồng/1 triệu đồng/ngày hoặc có thể cao hơn.

Hoạt động "TDĐ” trên địa bàn huyện Lục Yên hiện nay đang ngày càng có chiều hướng gia tăng. Các tờ rơi, các bảng thông báo với nội dung cho vay tiền, hỗ trợ tài chính thủ tục đơn giản, nhanh chóng xuất hiện ngày càng nhiều. Khi đến những địa chỉ này, người vay sẽ phải chịu  lãi "cắt cổ”, tiền lãi khấu trừ ngay vào tiền gốc, đến kỳ hạn trả lãi mà không có tiền sẽ bị đe dọa hoặc sẽ được tính theo kiểu "lãi mẹ đẻ lãi con”. 

Những người rơi vào "TDĐ” kiểu vay tiền lãi suất cao này chủ yếu là thanh niên ham chơi lô đề, cờ bạc... khi vào bước đường cùng thì dù lãi suất cao đến mấy cũng "nhắm mắt” để vay. Một biểu hiện khác đó như là hình thức huy động vốn dựa vào mối quan hệ thân quen, tin tưởng lẫn nhau, thậm chí là người trong họ hàng, gia đình cùng lời hứa lãi suất rất cao. Do đó, kể cả người có tiền hoặc thậm chí không có tiền sẽ đi vay lãi suất thấp về cho vay để lấy tiền lãi chênh lệch hàng tháng. 



Hợp đồng vay tiền đơn giản và không có cơ sở pháp lý.

Với hình thức này, trên địa bàn huyện Lục Yên đã có nhiều trường hợp phải bán nhà, bán đất mà vẫn chưa thể trả hết nợ và ngẫu nhiên rơi vào tình huống vừa là đối tượng vừa là nạn nhân. Một thực tế trên địa bàn huyện là những người rơi vào bẫy "TDĐ” chủ yếu là người dân lao động lương thiện, công chức, viên chức vì thiếu hiểu biết, vì tin cậy và cũng vì lòng tham mà lâm vào cảnh "tiền mất tật mang”. 

Có thể thấy "TDĐ” đang gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội, do đó, ngăn chặn "TDĐ” là việc làm rất cần thiết và cấp bách của các cấp, các ngành, từ tỉnh tới cơ sở mà nòng cốt là lực lượng công an. Theo đó, cùng với việc đấu tranh, triệt phá của lực lượng công an, cấp ủy, chính quyền cơ sở cần triển khai các giải pháp để người dân tiếp cận được nguồn tín dụng chính thức phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh và đời sống. 

Đặc biệt, tại các vùng nông thôn, người đang có nhu cầu vay vốn nên tránh xa những quảng cáo kêu gọi vay vốn ưu đãi, không cần chứng minh thu nhập hoặc thu nhập thấp. Kiểm tra thông tin khi quyết định vay vốn của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào. 

Những người có tiền cũng đừng vì lời hứa lãi suất "khủng” mà dễ dàng trao tiền, bởi thực tế chẳng có công việc kinh doanh chính đáng nào có thể cho lãi nhanh và cao đến vậy. Khi đi vay hoặc cho vay, trong hợp đồng cần ghi rõ ràng, cụ thể số tiền vay, lãi suất, thời hạn trả cũng như tuân thủ các quy định của pháp luật. 

Bất kỳ ai cũng có thể là đối tượng và nạn nhân của "TDĐ” nếu thiếu hiểu biết. Thực tế cho thấy, những trường hợp vỡ nợ vì "TDĐ” trong thời gian gần đây trên địa bàn huyện Lục Yên là bài học đắt giá và hồi chuông cảnh báo cho tất cả mọi người và toàn xã hội.

Anh Dũng

Tags Lục Yên tín dụng đen cho vay Phan Thanh Yên Thế

Các tin khác
Đoàn viên, thanh niên huyện Mù Cang Chải giúp dân vùng lũ dậy lại nhà cửa

Hậu quả trận mưa lớn kèm lũ quét những ngày đầu tháng 8 là nỗi đau, mất mát không gì bù đắp của người dân vùng tâm lũ Mù Cang Chải, đặc biệt là đồng bào các xã Hồ Bốn, Lao Chải và Khao Mang. Song, cũng chính trong lúc đau thương đã sáng lên câu chuyện tình người giúp nhau qua cơn hoạn nạn.

Bà Trần Thị Bích.

Trong hai ngày 12 và 13/6/2023, Báo Yên Bái đăng tải phóng sự (2 kỳ) với nhan đề “Xung quanh việc bà Trần Thị Bích tổ chức cai nghiện ma túy” của tác giả Lê Xuân Trường. Bài viết đã nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc. Sau khi bài viết được đăng tải, bà Trần Thị Bích (nhân vật trong bài viết), người tổ chức cai nghiện tại thị xã Nghĩa Lộ có đơn đề nghị gửi Báo Yên Bái.

Măng Bát Độ được người dân xã Kiên Thành thu hoạch, mang bán tại các cơ sở thu mua tập trung.

Tròn 20 năm bén duyên đất Trấn Yên, đến nay, cây tre măng Bát Độ đã phủ xanh những triền đồi, cánh rừng ở các xã vùng cao Hồng Ca, Kiên Thành, Lương Thịnh, Hưng Khánh. Khẳng định được vị thế của mình là cây trồng đa lợi ích cho người dân, cây tre măng Bát Độ đã góp phần đổi thay diện mạo, đưa Trấn Yên trở thành huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Yên Bái và các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc.

Hiện nay, những bản làng xa xôi của huyện Mù Cang Chải đang ngày một đổi thay, đời sống nhân dân cải thiện rõ rệt... Đây là minh chứng cho sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng, Nhà nước, sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự bám sát thực tiễn, phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất, ý chí, khát vọng vươn lên trong triển khai, đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống ở nơi vùng cao đặc biệt khó khăn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục