Chào mừng kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930 -14/10/2020)

Nông dân Yên Bái góp sức xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh

  • Cập nhật: Thứ tư, 14/10/2020 | 9:33:13 AM

YênBái - Thông qua các phong trào, Hội Nông dân tỉnh đã đóng góp quan trọng trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Đó là một trong những thành tích nổi bật của các cấp Hội và hội viên nông dân (HVND) Yên Bái qua 90 năm vinh quang đồng hành cùng đất nước, góp phần xây dựng Yên Bái trở thành tỉnh phát triển nhanh, bền vững theo hướng "Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”.


Ngày 25/9/1958, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái vô cùng vinh dự được đón Bác Hồ về thăm và làm việc. Đây là sự kiện trọng đại, một kỷ niệm thiêng liêng mãi mãi khắc ghi trong tâm trí và tình cảm cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái. 

Bác đã dặn "Phải làm thế nào để đời sống nhân dân sướng hơn, được ăn no, mặc ấm, được học hành". Để làm được điều đó thì phải "tăng gia sản xuất", mà "muốn tăng gia sản xuất thì phải có tổ chức", phải "làm cho đồng bào tự nguyện, tự giác tham gia vào tổ đổi công", phải "làm định canh, tăng vụ…". 

Thấm nhuần lời dạy của Bác, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã hăng hái thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế và có những đóng góp quan trọng trong công cuộc bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước. Nông dân Yên Bái đã biết làm "Nông vận khéo” để đưa những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, đến được với hội viên, làm cho họ hiểu và làm theo.


 
Nông dân Yên Bái tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới.
 
20 năm nỗ lực, tích luỹ, gây dựng, đến nay anh Lê Mai Hiền, ở xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình đã có trang trại tổng hợp gồm 100 ha rừng, 1 xưởng chế biến gỗ ván bóc, 100 con dê, 40 bò và hơn chục con trâu, tổng doanh thu hơn 10 tỷ đồng/năm, trừ chi phí cho lãi hơn 3 tỷ đồng. 

Từ trang trại, anh Hiền đã tạo việc làm thường xuyên cho 40 lao động địa phương với thu nhập từ 7- 7,5 triệu đồng/người/tháng; hàng năm, đóng góp vào ngân sách địa phương từ 300 - 350 triệu đồng.  Ghi nhận sự cố gắng đó, năm 2020 anh được bình chọn là 1 trong 63 gương mặt được vinh danh là "Nông dân Việt Nam suất sắc”.



Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật, nhiều hộ hội viên nông dân tỉnh đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu. 

Từ Phong trào "Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” do Hội Nông dân các cấp phát động, đến nay, Yên Bái đã xuất hiện nhiều tỷ phú, triệu phú nông dân, làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương. 5 năm qua, đã có hàng nghìn hộ hội viên nông dân được tuyên dương sản xuất kinh doanh giỏi, trên 500 hộ hội viên được giúp đỡ thoát nghèo, góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm bình quân trên 4%/năm. 

Đặc biệt, thực hiện các Chương trình hành động 144, 190 của Tỉnh ủy, các cấp Hội đã xây dựng 103 mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả trên lĩnh vực nông nghiệp gắn với hợp tác xã, tổ hợp tác (HTX, THT); xây dựng 11 chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp; thu hút 13 doanh nghiệp, nhà đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân; vận động, tư vấn, hỗ trợ thành lập mới 24 HTX và 290 THT; đăng ký thực hiện 13 sản phẩm để tiêu chuẩn hóa OCOP trong năm 2020. 



Ông Giàng A Câu - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh thăm HTX Dịch vụ chăn nuôi Lâm Thượng, huyện Lục Yên. 

Cùng với đó, Hội Nông dân tỉnh cũng đã chủ động phối hợp với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam xây dựng các mô hình hỗ trợ hội viên nông dân phát triển sản xuất nông lâm nghiệp bền vững. Điển hình là Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) do Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) tài trợ thông qua Trung ương Hội Nông dân Việt Nam triển khai quy hoạch vùng nguyên liệu quế hữu cơ trên diện tích 600 ha tại xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên; hỗ trợ triển khai sản xuất gỗ rừng trồng theo tiêu chuẩn FSC diện tích trên 1.737 ha trên địa bàn huyện Yên Bình...

Phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới, 5 năm qua, đã có trên 6.000 lượt hộ hội viên nông dân hiến 500 nghìn mét vuông đất, đóng góp ủng hộ gần 1 triệu ngày công lao động, trên 350 tỷ đồng để làm mới, sửa chữa, bê tông hóa trên 700 km đường giao thông nông thôn, hơn 100 công trình kênh mương nội đồng, nhà văn hoá; đóng góp vật liệu, ngày công giúp 525 hộ nghèo làm nhà ở; xây dựng 61 tuyến đường tự quản, 65 tuyến đường thắp sáng đường quê...

Nhờ sự chung tay của cả cộng đồng, khắp các vùng quê ở Yên Bái hôm nay đã khoác lên mình diện mạo mới. Sản xuất nông nghiệp từ chỗ thâm canh nhỏ lẻ giờ đã hình thành những vùng hàng hóa quy mô, có năng suất, chất lượng cao. Thu nhập bình quân của người dân nông thôn đạt 32 triệu đồng/năm, gấp 2 lần so với năm 2015. 

Sau 5 năm toàn tỉnh có thêm 70 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), nâng tổng số xã nông thôn mới lên 76 xã, chiếm trên 50% số xã của tỉnh, gấp hơn 3 lần mục tiêu Nghị quyết Đại hội XVIII Đảng bộ tỉnh. Thành phố Yên Bái hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, huyện Trấn Yên trở thành huyện miền núi đầu tiên của khu vực Tây Bắc đạt chuẩn nông thôn mới. Nông thôn Yên Bái đã thực sự trở thành những miền quê đáng sống, sáng, xanh, sạch, đẹp. 



Công ty TNHH Đông dược Thế Gia Văn Chấn đã tạo ra sản phẩm Trà táo mèo Shan Thịnh đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao, giúp nâng cao giá trị, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm quả táo mèo của người dân vùng cao Yên Bái. 

Thông qua các phong trào, Hội Nông dân tỉnh đã đóng góp quan trọng trong phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM. Đến nay, tổ chức Hội được hình thành và phát triển ở 173/173 xã, phường, thị trấn với 1.302 chi hội (trong đó 1.293 chi hội hành chính, 9 chi hội nghề nghiệp) với trên 116 nghìn HVND, chiếm 80,5% số hộ nông nghiệp toàn tỉnh. Nhiều sản phẩm nông nghiệp có chất lượng gắn với thương hiệu nông dân Yên Bái như: gạo nếp Tú Lệ, chè Suối Giàng, quế hữu cơ, cam Văn Chấn, vịt bầu Lâm Thượng, miến đao Giới Phiên...  

90 năm vinh quang đồng hành cùng đất nước, với truyền thống cách mạng vẻ vang, cùng với giai cấp nông dân và Hội Nông dân Việt Nam, các cấp Hội và hội viên nông dân (HVND) Yên Bái tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, vững bước đi lên, góp phần thực hiện thực hiện mục tiêu "Phát triển nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh, hiện đại” theo tinh thần Nghị quyết Đại hội VII, Hội Nông dân Việt Nam, góp phần xây dựng Yên Bái trở thành tỉnh phát triển nhanh, bền vững theo hướng "Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”.

Minh Huyền - Mạnh Cường

Tags Nông dân Yên Bái

Các tin khác
Chị Sùng Thị Xía (giữa) trao đổi công tác phòng chống dịch Covid-19 với cán bộ y tế huyện và lãnh đạo xã Suối Bu.

Vượt qua những rào cản, tập tục lạc hậu của vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chị Sùng Thị Xía, người phụ nữ Mông ở thôn Bu Cao, Phó Chủ tịch UBND xã Suối Bu, huyện Văn Chấn đã vươn lên khẳng định vai trò của một cán bộ xã năng động, hết lòng vì bà con dân bản.

Anh Giàng A Sáu, thôn Đồng Ruộng xã Kiên Thành thu hoạch măng tre Bát độ.

Đến cuối tháng 10, vụ thu hoạch măng tre Bát độ mới chính thức khép lại, mặc dù vậy, đến thời điểm này có thể khẳng định rằng năm 2020 Trấn Yên đã có vụ măng Bát độ thắng lợi nhất từ trước tới nay.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy trao nhà Đại đoàn kết cho bệnh binh Nguyễn Văn Định ở thôn 3 Đông Văn, xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình

Những ngôi nhà ấm áp, vững chãi, thể hiện sinh động ý nghĩa nhân văn của Đảng để "không ai bị bỏ lại phía sau”... Đó chính là kết quả của sự nỗ lực thực hiện Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ gia đình người có công với cách mạng và hộ nghèo đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2020.

Có điện lưới quốc gia, người dân Đồng Ruộng đã phát triển nghề thêu.

Năm 2010, khi Trấn Yên bắt tay vào thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới mọi thứ còn rất mới mẻ, xa lạ. Đặc biệt, với thôn người Mông như Đồng Ruộng ở xã Kiên Thành càng lạ lẫm. Vậy mà hôm nay đói nghèo được đẩy lùi, Đồng Ruộng đã bừng sáng, là một thôn nông thôn mới…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục