Đời sống mới ở Phúc Sơn

  • Cập nhật: Thứ hai, 14/6/2021 | 7:50:21 AM

YênBái - Hôm nay, dọc con đường bê tông uốn lượn theo thửa ruộng, triền đồi về tới bản Lụ, bản Hán, bản Muông... của xã Phúc Sơn, thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái, bên cạnh những căn nhà sàn truyền thống, xuất hiện ngày càng nhiều những ngôi nhà to đẹp, khang trang với mẫu mã không khác gì phố thị miền xuôi.

Người dân bản Lụ 1 tham gia làm đường giao thông nông thôn.
Người dân bản Lụ 1 tham gia làm đường giao thông nông thôn.

Những năm trước, khi nói đến xã Phúc Sơn, thị xã Nghĩa Lộ, với nhiều người, đây là một vùng quê nghèo khó, tồn tại nhiều tập quán lạc hậu. Nhưng nay, Phúc Sơn đã khoác lên mình diện mạo mới - xã đạt chuẩn nông thôn mới: kinh tế, văn hóa - xã hội từng bước phát triển, đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân được nâng lên. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo theo tiếp cận nghèo đa chiều giảm xuống còn 8%, thu nhập bình quân đạt 36,17 triệu đồng/người/năm.

Chủ tịch UBND xã Phúc Sơn Lường Văn Hùng sinh năm 1987 là một người trẻ được đi nhiều, học nhiều nên luôn nhìn rõ những khó khăn, trở ngại của địa phương mình gặp phải trên bước đường phát triển đi lên. Đó là, xã có xuất phát điểm thấp, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp là chính, trong khi sản xuất nông nghiệp phát triển chưa bền vững, tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro, nhất là lĩnh vực chăn nuôi, ngành nghề nông thôn phát triển chưa đa dạng, thu nhập thấp; các ngành nghề khác phát triển chậm; cán bộ xã, thôn còn lúng túng trong chỉ đạo, triển khai chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; trình độ dân trí không đồng đều, chủ yêu là đồng bào người dân tộc thiểu số chiếm đến 99% dân số; tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo thấp... Tuy nhiên, không chỉ có khó khăn mà Phúc Sơn cũng còn có những thuận lợi riêng của mình.

Chủ tịch Lường Văn Hùng tâm sự: "Lãnh đạo địa phương, người dân luôn có chung trăn trở là làm gì, làm như thế nào để Phúc Sơn phát triển trong khi xã cũng có rất nhiều điều kiện thuận lợi. Đó là, xã có đường tỉnh 174 chạy qua, có hai tuyến đường liên xã, địa bàn xã giáp ranh với huyện Trạm Tấu cơ bản thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh thương mại, dịch vụ, giao thương kinh tế, văn hóa. Có sự quan tâm của Nhà nước đầu tư cho cơ sở hạ tầng kinh tế, các công trình phúc lợi công cộng, các chương trình dự án kinh tế, văn hóa - xã hội...”. 



Con đường mới ở bản Muông được xây dựng với sự đóng góp công, góp đất của người dân. 

Biết phát huy lợi thế, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc xã Phúc Sơn đồng tâm, đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tranh thủ các nguồn lực đầu tư, tạo công ăn việc làm khi nông nhàn, tăng thu nhập. Các phong trào thi đua tại địa phương tạo ra khí thế thi đua sôi nổi rộng khắp. 

Ông Hà Văn Thiết - Trưởng bản Lụ 1 tay chỉ ra con đường dẫn xuống cánh đồng thôn giới thiệu: "Trên 100 mét đường này được dân bản đóng góp công sức làm nên đấy anh ạ. Đường rộng hơn nên khi thu hoạch lúa vụ chiêm xuân năm nay, người dân trong bản đỡ vất vả hơn rất nhiều. Xe cơ giới đã có thể đến tận ruộng tiện lắm!”. 

Xác định trồng, thâm canh lúa là nguồn thu nhập chính của người dân, Phúc Sơn đã quy hoạch vùng lúa chuyên canh, chất lượng cao tại bản Lụ 2, có hợp tác xã nông sản hữu cơ sản xuất theo chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ đang phát triển trên địa bàn xã; duy trì một số mô hình trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: Bưởi diễn, na, táo... 

Trong những năm qua, trồng trọt ở Phúc Sơn đã có bước chuyển dịch cơ cấu giống, cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa. Lúa là cây trồng chủ lực, với diện tích gieo trồng và thu hoạch hàng năm trên 480 ha, sản lượng năm đạt 3.807 tấn. 

Trong đó: lúa trong vùng sản xuất hàng hóa chiếm trên 260 ha/năm; ngô vụ đông trên 190 ha/năm sản lượng đạt 946 tấn/năm. Trên địa bàn xã đã có những mô hình chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao như nuôi gia cầm quy mô hơn 1.000 con tại bản Điệp Quang, quy mô 500 con tại bản Lụ 1...

Cùng đi thăm cánh đồng bản Lụ 1, Phó Chủ tịch xã Phúc Sơn Hoàng Văn Hải phấn khởi: "Việc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp được nhân dân quan tâm đầu tư, toàn xã hiện có 120 máy cày bừa các loại, 33 máy tuốt lúa. Đặc biệt, không chỉ chú trọng phát triển kinh tế nông nghiệp, xã đã tổ chức, sắp xếp lại hình thức tổ chức sản xuất, duy trì phát triển Hợp tác xã Nông sản hữu cơ Phúc Sơn, 21 tổ hợp tác trên các lĩnh vực sản xuất. Xã thành lập 2 đội thợ xây dựng, số lao động thường xuyên tham gia lĩnh vực xây dựng trên 95 người, mức thu nhập bình quân đạt từ 4,5 đến 6,0 triệu đồng/người/tháng”. 

Từ việc lao động nông thôn có tay nghề, có việc làm đã đem lại thu nhập ổn định, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của xã đã giảm xuống còn 8%. 

Dọc con đường bê tông uốn lượn theo thửa ruộng, triền đồi về tới bản Lụ, bản Hán, bản Muông... bên cạnh những căn nhà sàn truyền thống, xuất hiện ngày càng nhiều những ngôi nhà to đẹp, khang trang với mẫu mã không khác gì phố thị miền xuôi. 

Đặc biệt, chương trình xây dựng nông thôn mới đã làm chuyển biến nhận thức của cán bộ, đảng viên, nhân dân, tạo sự đồng thuận, tham gia tích cực của cộng đồng. Với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm, huy động nội lực là chính, tranh thủ sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước” đã có trên 85 hộ hiến hơn 26.000 m2 đất ruộng, đất vườn, đất đồi. Người dân tham gia hàng nghìn ngày công lao động, đóng góp vật liệu làm đường giao thông nông thôn, chủ động xây dựng, cải tạo nhà ở, chỉnh trang khu dân cư, nhà văn hóa thôn, đường hoa, hệ thống điện thắp sáng đường quê, thu gom rác thải… 

Anh Hoàng Văn Việt ở bản Muông cho biết: "Để làm đường giao thông, gia đình tôi đã hiến trên 200 m2 đất ruộng, sau lại bỏ công sức cùng người dân thi công đường. Giờ đây, con đường đã hoàn thành giúp người dân đi lại thuận tiện, nhất là trẻ em được an toàn hơn khi đến trường…”.

Bí thư Chi bộ bản Muông Lường Văn Tong cho biết thêm: "Các nguồn lực trong xây dựng cơ sở hạ tầng được công khai, người dân được tham gia bàn bạc, quyết định và có sự giám sát của cộng đồng dân cư nên người dân thêm tin vào chính quyền, tự nguyện cùng góp công, góp của xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Trước đây, con đường này chỉ rộng chừng 1m, nhờ sự đồng thuận của người dân trong góp công, góp đất mà con đường nay đã rộng khoảng 3 mét. Có đường mới, gia đình anh Việt mới xây căn nhà 2 tầng kiên cố này đấy”. 

Trong vài năm gần đây, Phúc Sơn đã mở mới 2,96 km đường, kiên cố 11,49 km đường bê tông, đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của nhân dân. Cùng với phát triển kinh tế, đời sống tinh thần của người dân Phúc Sơn cũng được đặc biệt quan tâm. 

Riêng từ năm 2011 đến nay, xã đã triển khai xây dựng nhà văn hóa xã và hội trường, khu thể thao; xây dựng, tu sửa, nâng cấp 7 nhà văn hóa thôn, bản đảm bảo diện tích, khuôn viên, đáp ứng với nhu cầu người dân từ 80 chỗ ngồi trở lên; 1 sân thể thao có khán đài, hệ thống rãnh thoát nước, tường rào bao quanh. Không trông chờ ỷ lại vào sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước nên hiện nay, 9/9 thôn, bản có quỹ đất dành cho nhà văn hóa từ 200 m2 trở lên, diện mạo nông thôn Phúc Sơn đổi mới, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên là kết quả tất yếu khi tổ chức Đảng, chính quyền địa phương xác định đúng nhu cầu của người dân và tập trung thực hiện tốt. Từ đó, củng cố niềm tin và khơi dậy và phát huy vai trò chủ thể của người dân trong phát triển, quyết tâm đồng lòng xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. 

Thành Trung

Tags Đời sống mới Phúc Sơn thị xã Nghĩa Lộ

Các tin khác
Ban chuyên án xây dựng phương án bắt giữ đối tượng phạm tội về ma túy.

Những đêm đông rét cắt da cắt thịt ở chốn thâm sơn cùng cốc, những ngày nắng cháy da cháy thịt, hiểm nguy luôn rình rập, rồi cả hy sinh, khó có thể diễn tả thành lời nhưng khi khoác lên mình bộ quân phục, các chiến sĩ cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy sẵn sàng đến nơi xa xôi nhất, truy lùng những tên tội phạm nguy hiểm nhất để cuộc sống được bình yên.

Lực lượng kiểm soát khai báo y tế tại chốt kiểm dịch Km 119, cao tốc Nội Bài – Lào Cai, phường Hợp Minh, thành phố Yên Bái

Sự vất vả, cực nhọc của lực lượng tuyến đầu chống dịch Covid-19 đã nhiều lần được phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như mạng xã hội. Đảng, Chính phủ và nhân dân luôn ghi nhớ những cống hiến, hy sinh của đội ngũ cán bộ y tế, lực lượng vũ trang và các lực lượng tham gia trên tuyến đầu cam go ấy. Song, với những cán bộ làm nhiệm vụ tại chốt kiểm soát dịch Covid-19 Km 119 ở phường Hợp Minh, thành phố Yên Bái, chúng tôi vẫn muốn nói về họ. Bởi vì sao?

Mô hình đường hoa của Hội Phụ nữ xã Đại Minh, huyện Yên Bình.

Yên Bái đặt mục tiêu Chỉ số hạnh phúc (CSHP) tăng khoảng 15% trong 5 năm. Hàng năm, tỉnh sẽ có đo lường, có khảo sát, đánh giá. Trên cơ sở đó, sẽ điều chỉnh kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm và cả nhiệm kỳ để thiết thực nâng cao CSHP cho người dân.

Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các em học sinh Trường PTDTNT THCS huyện Mù Cang Chải.

Yên Bái là một trong những địa phương đầu tiên của cả nước thành lập bộ phận phục vụ hành chính công ở cả 3 cấp giúp người dân thuận lợi trong giải quyết các thủ tục hành chính; lần đầu tiên một tỉnh miền núi đã chăm lo, tặng quà tết cho 100% hộ nghèo; xây dựng nên những ngôi trường hạnh phúc... .

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục