Các địa phương chủ động cấm biển để ứng phó với bão số 8

  • Cập nhật: Thứ bảy, 24/10/2020 | 4:03:19 PM

Theo Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, các đơn vị, địa phương liên quan cần theo dõi chặt chẽ diễn biến bão số 8 và mưa lũ. Quản lý chặt chẽ các tàu thuyền ra khơi, chủ động quyết định việc cấm biển. Đồng thời, hướng dẫn bảo đảm an toàn cho tàu vận tải, tàu vãng lai, các hoạt động du lịch, sản xuất nuôi trồng thủy hải sản.

Hướng đi của bão số 8 (Ảnh: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia)
Hướng đi của bão số 8 (Ảnh: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia)

Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai cho biết, hồi 4 giờ ngày 24/10, vị trí tâm bão ở khoảng 17,8 độ Vĩ Bắc; 113,5 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 160km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115km/giờ), giật cấp 13. Dự báo trong 24h tới, bão di chuyển hướng Tây, mỗi giờ đi được 14km. Vùng nguy hiểm trên biển Đông trong 24 giờ tới từ vĩ tuyến 15,0 - 20,0 độ Vĩ Bắc; từ kinh tuyến 107,5 – 115,5 độ Kinh Đông. Cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 3.

Hiện nay, lũ trên các sông tại Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và các sông ở Bắc Quảng Bình đã xuống dưới  báo động 1. Riêng lũ trên sông Kiến Giang (Quảng Bình) còn ở trên mức báo động 1 và đang tiếp tục xuống.

Các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Tri, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định đã có Công điện, văn bản chỉ đạo công tác đối phó với bão số 8 và tổ chức các đoàn đi kiểm tra tàu thuyền và phương án ứng phó.

Theo báo cáo của Bộ đội Biên phòng và Tổng cục Thủy sản, tính đến 6h00 ngày 24/10, đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 59.477 tàu/289.298 lao động biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để di chuyển, thoát khỏi vùng nguy hiểm. Hiện còn 1 tàu cá BĐ 97126/4 lao động của tỉnh Bình Định đang ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, khu vực tâm bão đã đi qua (giảm 4 tàu cá của Quảng Ngãi đã di chuyển ra khỏi vùng nguy hiểm). Chủ tàu báo cáo tàu không bị hỏng máy và vẫn an toàn, giữ liên lạc thường xuyên, đang di chuyển ra khỏi khu vực nguy hiểm.

Theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải, các tỉnh Nghệ An - Quảng Ngãi có tổng số 525 tàu thuyền, phương tiện thủy nội địa đang neo đậu tại các khu vực cảng biển.

Cũng theo Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, ảnh hưởng của mưa lũ tính đến 17h ngày 23/10 đã làm 119 người chết và 19 người mất tích.

Về nhà ở, nhà bị hư hỏng: 813 nhà. Nhà bị ngập 600 nhà. Về giao thông, các tuyến đường còn sạt lở ách tắc gồm: Đường Hồ Chí Minh nhánh Tây còn 15 điểm (Quảng Bình 5 điểm, Quảng Trị 10 điểm); Quốc lộ 12A (đoạn Khe Ve - Cha Lo) tỉnh Quảng Bình; Quốc lộ 9B; Quốc lộ 9E (Km25+700 - Km30), Quốc lộ 15 (Km562+200 ngập nước tại ngầm tràn), tỉnh Quảng Bình.

Về điện lực, kể từ khi xảy ra mưa lũ đến nay đã khôi phục, cung cấp điện trở lại cho 267 xã. Cụ thể: Hà Tĩnh 74 xã, Quảng Bình 85 xã, Quảng Trị 72 xã, Thừa Thiên Huế 26 xã, Quảng Nam 10 xã. Hiện nay, còn 28 xã còn bị cắt điện, gồm: Hà Tĩnh 6 xã, Quảng Bình 8 xã, Quảng Trị 10 xã, Thừa Thiên Huế 1 xã, Quảng Nam 3 xã.

Theo Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, các đơn vị, địa phương liên quan cần theo dõi chặt chẽ diễn biến bão số 8 và mưa lũ. Rà soát, hướng dẫn đảm bảo an toàn đối với tàu thuyền đang hoạt động trên biển và neo đậu tại nơi tránh trú. Quản lý chặt chẽ các tàu thuyền ra khơi, chủ động quyết định việc cấm biển. Đồng thời, hướng dẫn bảo đảm an toàn cho tàu vận tải, tàu vãng lai, các hoạt động du lịch, sản xuất nuôi trồng thủy hải sản.

Tiếp tục tập trung tìm kiếm người mất tích, hỗ trợ lương thực, thực phẩm, nước uống và nhu yếu phẩm thiết yếu đối với những gia đình bị thiệt hại, nhất là những hộ có nhà bị sập, mất tài sản, kiên quyết không để người dân bị đói, rét. Tổ chức, huy động lực lượng, phương tiện hỗ trợ người dân dọn vệ sinh nhà ở, trường lớp, xử lý môi trường; sửa chữa, khắc phục công trình hạ tầng bị hư hỏng, nhất là công trình giao thông, y tế, điện, nước.

Đi liền với đó, kiểm tra an toàn hồ đập, đê điều nhất là các công trình xung yếu, đang thi công; khu vực sạt lở; chủ động điều tiết các hồ chứa, đặc biệt là các hồ chứa đã đầy nước để đảm bảo an toàn công trình, đồng thời dành dung tích phòng lũ để sẵn sàng ứng phó với đợt mưa lũ do bão số 8 gây ra.

Rà soát, sẵn sàng triển khai phương án sơ tán dân đảm bảo an toàn, nhất là các hộ dân đang ở tại nhà yếu, khu vực ven biển, vùng trũng thấp thường xuyên bị ngập lụt, khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất; tổ chức chằng chống nhà cửa, cây lớn có nguy cơ gẫy đổ, chặt tỉa cành cây,...

(Theo dangcongsan.vn)

Các tin khác
Các đoàn cứu trợ tập trung đưa những mặt hàng thiết yếu đến vùng bị nước lũ cô lập ở các xã của huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.

Các tỉnh được bổ sung kinh phí khắc phục hậu quả thiên tai, lũ lụt gồm Quảng Bình 100 tỷ đồng, Quảng Trị 100 tỷ đồng, Thừa Thiên-Huế 100 tỷ đồng, Quảng Nam 100 tỷ đồng, Hà Tĩnh 100 tỷ đồng.

Ảnh minh họa

Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, thời gian qua Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành đã tham mưu để cắt giảm hơn 400 hồ thủy điện nhỏ.

Vị trí và đường của cơn bão số 8.

Cường độ bão số 8 ở trên biển rất mạnh nhưng khi vào đất liền có thể suy yếu. áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) mới đi vào Biển Đông khoảng đêm 25/10, trở thành cơn bão số 9.

Hướng đi cơn bão số 8

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 10-15km.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục