Quản lý rủi ro thiên tai - cần dựa vào cộng đồng

  • Cập nhật: Thứ sáu, 15/10/2021 | 7:31:37 AM

YênBái - Con số thống kê cho biết, năm 2020, thiên tai chủ yếu là dông, lốc, lũ quét, sạt lở đất trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã làm 2 người chết, 16 người bị thương, gần 7.800 nhà ở, nhiều diện tích canh tác nông nghiệp, công trình bị ảnh hưởng và thiệt hại. Ước tính tổng giá trị thiệt hại do thiên tai trên 118 tỷ đồng.

Các xã trong toàn tỉnh đã ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác cảnh báo thiên tai nhằm giảm nhẹ rủi ro cho cộng đồng. Trong ảnh: Cảnh báo ngầm Ngòi Viễn, xã Xuân Ái, huyện Văn Yên nước lũ sáng 15/10 lên to, người dân chú ý qua khu vực này. (Ảnh: Thủy Thanh)
Các xã trong toàn tỉnh đã ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác cảnh báo thiên tai nhằm giảm nhẹ rủi ro cho cộng đồng. Trong ảnh: Cảnh báo ngầm Ngòi Viễn, xã Xuân Ái, huyện Văn Yên nước lũ sáng 15/10 lên to, người dân chú ý qua khu vực này. (Ảnh: Thủy Thanh)

Những ngày qua, ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão bão số 7, số 8, ở nhiều địa phương trong tỉnh đã có mưa to và rất to. Nhiều nơi, lượng mưa từ trên 130 đến 250 mm. Cá biệt, ở huyện Trạm Tấu, lượng mưa lên tới 320 mm và hai người đã thiệt mạng.

Dự báo của cơ quan khí tượng - thủy văn cho biết, từ nay đến ngày 16/10, các khu vực trong tỉnh tiếp tục có mưa to đến rất to, nguy cơ cao gây ngập úng ở thành phố Yên Bái, huyện Trấn Yên, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đá ở các huyện phía Tây của tỉnh. 

Để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ban, sở, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai các phương án phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn (PCTT - TKCN). Trong các phương án, công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống luôn được đặt lên hàng đầu và đã được các cấp, ngành, địa phương rất chú trọng. 

Tuy nhiên, thiệt hại vẫn xảy ra, không chỉ do sự khó lường và diễn biến phức tạp của thời tiết, mà còn có nguyên nhân từ sự chủ quan, coi nhẹ của chính con người. Ở các địa phương, việc kiểm tra, rà soát các hộ dân sống ở nơi nguy cơ cao xảy ra lũ quét, lũ ống, sạt lở đất... đã được triển khai; việc tổ chức sơ tán, di dời người dân đến nơi an toàn về cơ bản đã làm tốt. Tuy nhiên, ở một số nơi, nhất là địa bàn vùng cao, chất lượng và hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, thực hiện các biện pháp PCTT còn không ít hạn chế. 

Đáng chú ý, hồi tháng 3 năm nay, tại Hội nghị về công tác PCTT - TKCN của tỉnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước đã nhấn mạnh: các ban, sở, ngành, địa phương cần đúc rút kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ.

Trong đó, có việc triển khai kế hoạch tập huấn nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh. Lực lượng xung kích PCTT là lực lượng nòng cốt và luôn sẵn sàng nơi tuyến đầu. 

Do đó, việc tập huấn các phương án ứng phó với các tình huống thiên tai cho lực lượng này để họ luôn là những tuyên truyền viên, hướng dẫn viên giúp người dân chủ động phòng tránh sớm là rất quan trọng. Cấp ủy, chính quyền các cấp thời gian qua, đã coi trọng việc kiện toàn, bổ sung, xây dựng lực lượng tuyến đầu PCTT - TKCN.

Yêu cầu đặt ra là cùng với chú trọng xây dựng, củng cố, tăng cường cho lực lượng này, rất cần chú trọng đổi mới phương thức, hình thức tuyên truyền PCTT ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. 

Thực tiễn cho thấy, nơi nào người dân, cộng đồng dân cư được tăng cường kiến thức, nâng cao nhận thức về PCTT thì chính họ sẽ rất chủ động phòng tránh và ngược lại. Cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, suy cho cùng, chính là giải pháp hữu hiệu nhất.

Thanh Ba

Tags dông lốc lũ quét sạt lở đất thiên tai vùng cao vùng sâu vùng xa vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Các tin khác
Sạt lở đất trên tuyến tỉnh lộ 174.

Theo báo cáo nhanh từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai-Tìm kiếm cứu nạn (PCCT-TKCN) tỉnh Yên Bái, tính đến 18 giờ 14/10, mưa to đã làm sạt lở ta luy gây ảnh hưởng đến 8 ngôi nhà của người dân huyện Trạm Tấu (xã Trạm Tấu 4 nhà, thị trấn huyện 2 nhà, Bản Mù 1 nhà, Hát Lừu 1 nhà).

Văn phòng Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai chỉ đạo tiếp tục chỉ đạo ứng phó với áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão số 8.

Tiếp tục chỉ đạo ứng phó với áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão số 8, sáng nay (14/10) tại Hà Nội, Văn phòng Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai họp, cập nhật thiệt hại và ứng phó mưa lũ.

Đường giao thông trên tuyến đường Trạm Tấu - Nghĩa Lộ nhiều điểm đá rơi, nước trong khe chảy tràn ra đường, nguy cơ sạt lở bất cứ lúc nào.

Do ảnh hưởng hoàn lưu cơn bão số 7, trong 2 ngày 13 - 14/10, trên địa bàn huyện Trạm Tấu đã có mưa lớn, kéo dài. Ngày 14/10, trên tuyến tỉnh lộ 174 (Trạm Tấu – Nghĩa Lộ) xảy ra 3 điểm sạt lở lớn, gây ách tắc giao thông. Đó là các điểm: Km 21, Km 17+500 và Km 11.

Áp thấp nhiệt đới đang suy yếu trước khi đi vào đất liền Bắc Trung bộ.

Lúc 10 giờ trưa nay, 14-10, áp thấp nhiệt đới giảm còn cấp 6-7, giật cấp 9.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục